Trang chủNewsThế giớiChiến lược bầu cử của Thủ tướng Anh Rishi Sunak

Chiến lược bầu cử của Thủ tướng Anh Rishi Sunak



Thủ tướng Anh Rishi Sunak làm nóng chính trường đầu năm nay với thông báo rằng “nửa cuối năm 2024” sẽ là thời điểm tổ chức cuộc tổng tuyển cử.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak dự kiến không tổ chức bầu cử trong nửa đầu năm 2024. (Ảnh: Anadolu/Getty Images)
Thủ tướng Anh Rishi Sunak dự kiến không tổ chức bầu cử trong nửa đầu năm 2024. (Ảnh: Anadolu/Getty Images)

Rishi Sunak là chính trị gia người Anh gốc Ấn Độ, trở thành lãnh đạo Đảng Bảo thủ Anh từ năm 2022 và hiện đương nhiệm Thủ tướng nước này.

Theo luật pháp hiện hành, Thủ tướng có quyền quyết định thời điểm tổ chức tổng tuyển cử. Trong bối cảnh cuộc bầu cử tới gần, người Anh quan tâm về hai chủ đề chính: thời điểm tổ chức tuyển cử và ứng cử viên sáng giá cho vị trí Thủ tướng.

“Cần thêm thời gian”

Hiện Thủ tướng chưa công bố chính xác ngày tổ chức bầu cử. Theo Đạo luật Giải tán và Triệu tập Quốc hội 2022, nhiệm kỳ tối đa của Quốc hội là 5 năm. Nếu Thủ tướng Anh Rishi Sunak không tổ chức bầu cử trước ngày 17/12/2024, Quốc hội sẽ tự động giải tán theo đúng nhiệm kỳ 5 năm kể từ đợt tổng tuyển cử năm 2019.

Sau thời điểm giải tán, Quốc hội sẽ có khoảng 25 ngày để chuẩn bị cho cuộc bầu cử (không tính ngày cuối tuần và ngày lễ hội ngân hàng). Vì vậy, hạn chót của cuộc bầu cử sẽ dời sang đầu năm 2025, cụ thể là trước ngày 28/1/2025.

Trong chuyến thăm vùng Nottinghamshire hôm 3/1, ông Sunak cho biết nước này dự kiến tổ chức tổng tuyển cử vào sáu tháng cuối năm nay. Có nhiều ý kiến xoay quanh lý do ông Sunak lựa chọn khoảng thời gian bầu cử vào nửa cuối năm nay.

Thứ nhất, theo các chuyên gia chính trị, Đảng Bảo thủ sẽ có lợi hơn nếu tổ chức bầu cử vào nửa cuối năm 2024. Khi nhậm chức Thủ tướng Anh vào tháng 10/2022, ông Sunak tuyên bố 5 cam kết quan trọng – giảm lạm phát và nợ công, tăng trưởng kinh tế, cắt giảm danh sách chờ của hệ thống Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) và ngăn dòng người di cư bất hợp pháp bằng tàu nhỏ qua biển.

Các chuyên gia tin rằng, Thủ tướng Anh cần ít nhất nửa đầu năm 2024 để phát huy hiệu quả các cam kết trên. Bên cạnh đó, người dân cũng có thể cảm nhận được lợi ích của chính sách cắt giảm thuế Bảo hiểm quốc gia nếu tổ chức bầu cử muộn hơn.

Thứ hai, nước Anh tổ chức nhiều hội nghị vào cuối năm 2024, đặc biệt từ khoảng cuối tháng 9 và đầu tháng 10. Sự kiện của Đảng Bảo thủ và Công đảng thu hút khoảng 12.000 người tham dự mỗi năm. Do vậy, đây là cơ hội lớn cho các đảng chính trị tăng doanh thu, kết nối cử tri và thu hút sự chú ý của truyền thông đối với các chính sách của mình.

Chính trị gia thuộc Đảng Bảo Thủ Robert Hayward lập luận, tháng 10 là thời điểm phù hợp để tổ chức bầu cử vì Chính phủ cần thời gian giải quyết khủng hoảng chi phí sinh hoạt, đây là vấn đề hàng đầu với cử tri. Tất cả điều này có thể giúp củng cố niềm tin người dân vào chính sách của Đảng Bảo thủ và tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong cuộc bầu cử.

Thách thức chờ Thủ tướng Anh

Theo ABC News, chính trị gia Keir Starmer là người có khả năng trở thành Tân Thủ tướng Anh. Ông là cựu Giám đốc cơ quan công tố và hiện đảm nhiệm lãnh đạo Công đảng. Hiện Công đảng có lợi thế dẫn trước so với đảng Bảo thủ của ông Sunak. Song ông Starmer luôn nhắc nhở Đảng của mình không nên tự mãn và cần tận dụng lợi thế sẵn có để vận động cử tri.

Phát biểu tại thành phố Bristol ngày 4/1, ông cho rằng người dân Anh hiện đã sẵn sàng cho cuộc bầu cử. Bên cạnh đó, ông Starmer đặt câu hỏi về lý do tại sao Thủ tướng không ấn định cụ thể ngày bầu cử mà lại “lưỡng lự” và “trì hoãn” việc công bố ngày chính thức trong nhiều tháng liền.

Theo Politics.co.uk, ông Starmer muốn khai thác việc Thủ tướng Sunak lưỡng lự về thời điểm tổ chức bầu cử làm vấn đề thảo luận cốt lõi trong chiến dịch tranh cử mình.

Ông Starmer cũng cho biết, người dân Anh đồng tình rằng nước này hiện gặp nhiều khó khăn lớn và họ khao khát một sự thay đổi tích cực. Thật vậy, dù nước Anh năm 2023 được đánh giá là một năm “ổn định hơn” so với năm 2022, song quốc gia này vẫn phải “vật lộn” để giải quyết hậu quả của Covid-19 và sự kiện rời Liên minh Châu âu (Brexit), cũng như xung đột tại Đông Âu và Trung Đông.

Lãnh đạo Công đảng Keir Starmer phát biểu tại Trung tâm Vật liệu tổng hợp quốc gia thuộc Công viên Khoa học Bristol&Bath ở Bristol, Vương quốc Anh ngày 4/1. (Ảnh: Stefan Rousseau / The Associated Press)
Lãnh đạo Công đảng Keir Starmer phát biểu tại Trung tâm Vật liệu tổng hợp quốc gia thuộc Công viên Khoa học Bristol&Bath ở Bristol, Vương quốc Anh ngày 4/1. (Ảnh: Stefan Rousseau/The Associated Press)

Hậu quả của các sự kiện trên phản ánh rõ nhất qua tỷ lệ lạm phát cao và mức tăng trưởng kinh tế gần như bằng 0 trong năm 2023 của nước Anh. Do vậy, Công đảng cho biết, họ đang thận trọng trong việc đưa ra các cam kết tài chính. Trái ngược với Đảng Bảo thủ, ông Starmer khẳng định sẽ ưu tiên phát triển kinh tế hơn là giảm thuế ngay lập tức.

Bằng cách này, Công đảng có thể thu hút sự ủng hộ của những cử tri, vốn mong muốn nước Anh thay đổi sau 14 năm do Đảng Bảo thủ dẫn dắt. Đồng thời, các cam kết tài chính cũng giúp cử tri dễ xem xét đảng nào phù hợp với quan điểm và ưu tiên của họ, đặc biệt khi các chính sách của Đảng Bảo thủ dường như chưa mang lại hiệu quả mong đợi.

Ông Starmer và các quan chức cấp cao của Công đảng đã ủng hộ tổ chức bầu cử sớm vào tháng Năm. Đây là động thái tạo áp lực lên Thủ tướng Sunak. Song theo Thủ tướng Sunak, ông không vội vã đưa ra quyết định trước áp lực tổ chức bầu cử sớm, do bởi ông có quyền quyết định thời điểm tổ chức tổng tuyển cử, miễn là diễn ra trước thời hạn.

Như vậy, khả năng cao nước Anh sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào khoảng sáu tháng cuối năm 2024. Điều này bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: Thủ tướng Sunak cần thêm thời gian để các chính sách của ông phát huy tác dụng; những hội nghị cuối năm là cơ hội lớn cho các Đảng thu hút cử tri.

Theo đó, lãnh đạo Công đảng Keir Starmer bày tỏ mong muốn tổ chức bầu cử sớm vào tháng 5/2024 với lý do cử tri đã sẵn sàng bỏ phiếu. Trong bối cảnh nền kinh tế Anh “ảm đạm”, ông Starmer cũng “tận dụng” tình hình để giành ủng hộ của cử tri cho cuộc bầu cử trong tương lai, bằng cách đưa ra các cam kết tài chính và đề xuất chính sách mới thúc đẩy nền kinh tế.





Nguồn

Cùng chủ đề

Anh muốn ngăn UAE sở hữu tờ Telegraph

Anh có kế hoạch cấm chính phủ nước ngoài sở hữu các đơn vị báo chí trong nước, động thái này diễn ra trong bối cảnh London muốn ngăn Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sở hữu Tập đoàn Truyền thông Telegraph (TMG).

“Công thức” bầu cử của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có khả năng giành được nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp trong năm bầu cử 2024, nhờ hai chiến lược chính thu hút sự ủng hộ từ đông đảo cử tri là phát triển kinh tế và tôn vinh đạo Hindu.

Thủ tướng Anh có thể “thở phào” sau màn nổi loạn nội bộ Đảng Bảo thủ?

Thủ tướng Anh Rishi Sunak vừa dập tắt một cuộc nổi loạn của các thành viên cánh hữu trong chính Đảng Bảo thủ của ông sau khi Dự luật An toàn Rwanda gây tranh cãi vượt qua rào cản cuối cùng tại Hạ viện Anh (House of Commons). Hôm 17/1, các nhà lập pháp đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật hàng đầu của Thủ tướng Sunak, được thiết kế để xác nhận rằng Rwanda là quốc gia...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

HĐBA suôn sẻ thông qua nghị quyết về Dải Gaza, Mỹ khiến Israel không vui

Ngày 25/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ không cử phái đoàn tới Washington theo kế hoạch, sau khi Mỹ bỏ phiếu trắng về đề xuất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) kêu gọi ngừng bắn ở Gaza. Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông...

Tin thế giới 25/3: Pháp có thông tin về nhóm đứng sau vụ khủng bố ở Moscow, Trung Quốc

Nga cáo buộc Ukraine sử dụng vũ khí hóa học do Mỹ chế tạo, Trung Quốc, Campuchia gia tăng hợp tác quân sự, Israel tiếp tục tấn công vào bệnh viện Shifa ở Gaza, Nga tấn công Kiev bằng tên lửa siêu thanh, Ireland có thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử, Trung Quốc - Philippines điện đàm giảm căng thẳng…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Nhân dịp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Ấn Độ, Phó Giáo sư Rahul Mishra tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi đã có bài viết bình luận trên Hindustan Times khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về chính sách của chuyến thăm này. TG&VN lược dịch bài phân tích.

Bài đọc nhiều

Các thế hệ AI phát triển thần tốc trong y học

Cuối thế kỷ 20, được lập trình bởi các kỹ sư máy tính, AI ra đời dựa trên một loạt hướng dẫn (quy tắc) do con người tạo ra, cho phép công nghệ giải quyết các vấn đề cơ bản. LTS: Có rất nhiều ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dòng công nghệ mới trong thời đại thông tin. Với tác động của tự động hóa, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo...

Anh nghiên cứu vắc-xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (UCL) đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca để tạo ra LungVax - một loại vắc-xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi. Vắc-xin này hoạt động bằng cách sử dụng một chuỗi ADN để huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện...

Ông Kim Jong-un kêu gọi sư đoàn thiết giáp Triều Tiên sẵn sàng chiến đấu

Lãnh đạo Triều Tiên thị sát một đơn vị xe tăng ở tỉnh miền nam giáp Hàn Quốc và kêu gọi tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un ngày 24/3 thăm sư đoàn thiết giáp đầu tiên của nước này được thành lập năm 1948, có trụ sở tại tỉnh Hwanghae Bắc, phía đông nam thủ đô Bình Nhưỡng và có biên giới giáp Hàn Quốc, theo hãng thông tấn nhà nước...

Sau vụ tấn công khủng bố ở Nga, châu Âu được khuyên cảnh giác cao độ

Trong bối cảnh dư âm gây sốc của vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở gần thủ đô Moscow của Nga cuối tuần qua, các nước châu Âu cần duy trì sự cảnh giác, Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Jeremy Hunt cho biết khi nói với truyền thông địa phương hôm 24/3. Cùng ngày 24/3, tức 2 ngày sau cuộc tấn công ở khu phức hợp Crocus City Hall nằm ở ngoại ô thủ đô,...

Ấn Độ nói về mối quan hệ với Nga, tại sao không chọn Moscow cho nhiệm vụ quốc phòng “tham vọng”?

Ngày 24/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, Nga là quốc gia mà Ấn Độ luôn có mối quan hệ tích cực và cả hai nước đều hết sức quan tâm đến lợi ích của nhau.

Cùng chuyên mục

Nga tấn công tên lửa siêu thanh, sân bay Ukraine bị vô hiệu hóa

Ngày 25/3, AVP đưa tin, lực lượng vũ trang Nga tấn công sân bay quân sự Stryi ở vùng Lviv của Ukraine vào đêm 24/3. Sân bay này là nơi chuẩn bị tiếp nhận tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất. Cuộc tấn công này của Nga là một phần thuộc chiến lược chống lại sự chuẩn bị tích cực của Ukraine trong việc đưa các máy bay F-16 vào sử dụng. Loại tên lửa được Nga sử...

HĐBA suôn sẻ thông qua nghị quyết về Dải Gaza, Mỹ khiến Israel không vui

Ngày 25/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ không cử phái đoàn tới Washington theo kế hoạch, sau khi Mỹ bỏ phiếu trắng về đề xuất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) kêu gọi ngừng bắn ở Gaza. Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông...

Nga: Bắt thêm 3 nghi phạm trong vụ khủng bố ở Crocus City Hall

Theo The Moscow Times, tòa án quận Basmanny của TP Moscow (Nga) đã ban hành lệnh bắt thêm 3 bị cáo trong vụ tấn công khủng bố ở nhà hát Crocus City Hall. Các bị cáo Isroil Islomov, Ainchon Islomov và Dilovar Islomov (cha và 2 con trai), sẽ bị bắt giam cho đến ngày 22-5. Theo điều tra, Dilovar Ismailov, 24 tuổi, sinh ra ở Dushanbe (Tajikistan), sau đó chuyển đến...

13 lính Indonesia bị bắt vì tra tấn một người đàn ông

Quân đội Indonesia thông báo đã bắt 13 binh sĩ tra tấn một người đàn ông Papua, sau khi xuất hiện video về sự việc. Video nhiều người đánh đập một người đàn ông Papua, trong lúc người này bị trói hai tay và nhốt ở trong thùng nước, đã được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội Indonesia vài ngày gần đây. Video khác cho thấy người đàn ông bị một người mặc quân phục cầm dao chém...

Mới nhất

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần 5 cho ý kiến 8 dự án luật

Để việc thảo luận đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu xem xét cơ sở chính trị và các dự thảo luật cho đến nay đã quán triệt, thể chế hóa đầy đủ một cách nghiêm túc, sát đúng các chủ trương của Đảng đối với...

Quảng Ninh: Địa phương đầu tiên đề xuất được mở rộng thí điểm dùng cát biển làm nền đường

Ngay sau chỉ đạo của tỉnh về việc mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông, Sở Giao thông Vận tải tỉnh chủ trì cùng...

Giá nông sản ngày 26/3/2024: Giá tiêu đứng giá neo ở mức cao, cà phê lập đỉnh mới

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 26/3/2024, khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ nhiều địa phương tiếp tục chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu khu vực Tây Nguyên hôm nay tiếp tục dao động từ 92.500 - 96.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) tiếp tục được...

Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Các cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Houthi của Yemen vào các tàu chở hàng đã ảnh hưởng đến sự ổn định của tuyến đường Biển Đỏ và giá cước vận tải container. Rủi ro an ninh của tuyến đường này đã truyền sang các tuyến khác, dẫn đến phản ứng dây chuyền, làm gián...

Luôn hướng về người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn

Dịch vụ chăm sóc cao cấp cho người cao tuổi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ Xu hướng già hóa dân số nhanh và thiếu hụt các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam đang mở ra cơ hội phát triển dịch vụ cho lĩnh vực này, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp....

Mới nhất