Trang chủNewsKinh tếChờ dự án công nghệ của tương lai đổ bộ vào Việt...

Chờ dự án công nghệ của tương lai đổ bộ vào Việt Nam


Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn trong xu hướng tích cực, nhưng cần hơn nữa các dự án trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ của tương lai.





Chế biến – chế tạo vẫn là lĩnh vực dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài. Ảnh: Đức Thanh

Tăng lượng, tăng cả chất

Tiếp tục xu hướng tăng điểm, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn khá tích cực. Quý đầu năm, theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, đã có hơn 6,17 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong số này, vốn đăng ký mới đạt hơn 4,77 tỷ USD, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, vốn tăng thêm đạt 934,6 triệu USD, giảm 22,6%; còn vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt hơn 466 triệu USD, giảm 61,7% so với cùng kỳ.

Như vậy, ngoài vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần giảm, thì vốn đầu tư đăng ký mới vẫn duy trì mức tăng so với cùng kỳ và tăng khá cao. Tương tự, vốn giải ngân đạt 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Không chỉ tăng về lượng, một thông tin được ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhấn mạnh, là trong quý đầu năm, nhiều dự án lớn trong các lĩnh vực năng lượng, bao gồm sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic, các dự án sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng đã được đầu tư mới và mở rộng vốn.

Có thể kể hàng loạt dự án trong các lĩnh vực này được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư trong 3 tháng đầu năm 2024. Chẳng hạn, dự án 120 triệu USD của Boviet Hải Dương, chuyên sản xuất tấm tế bào quang điện năng lượng mặt trời; dự án 454 triệu USD của Trina Solar Cell tại Thái Nguyên; hay dự án 275 triệu USD của Gokin Solar Hải Hà Việt Nam tại Quảng Ninh…

Đó là những thông tin tích cực. Tuy vậy, thực tế, điều mà dư luận đang trông chờ là, các dự án trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ của tương lai sẽ đổ bộ vào Việt Nam, sau khi nhiều “ông lớn” công nghệ nước ngoài không ngại ngần bày tỏ mối quan tâm đến thị trường Việt Nam từ năm ngoái. Có thể, thời gian chưa đủ dài để các “đại gia” này nghiên cứu và “xuống tay” dốc vốn.

Nhìn vào số liệu thống kê về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trong 3 tháng đầu năm, có thể thấy, vẫn vắng bóng các dự án quy mô lớn. Lớn nhất cho đến thời điểm này vẫn là dự án hơn 660 triệu USD ở Hà Nội, nhưng đây lại là dự án trong lĩnh vực bất động sản.

Thậm chí, báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài còn cho thấy, các dự án đầu tư trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, dù vẫn dẫn đầu với 3,93 tỷ USD, nhưng lại giảm nhẹ 1,3% so với cùng kỳ năm trước.

Ở một góc độ khác, Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, quy mô bình quân dự án đầu tư mới trong tháng 3/2024 chỉ đạt hơn 4,9 triệu USD/dự án, thấp hơn so với mức 7,4 triệu USD/dự án trong tháng 2/2024 và mức 10,6 triệu USD/dự án trong tháng 1/2024. Khi bình quân quy mô vốn của dự án còn nhỏ, chưa thể sớm kỳ vọng những dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghệ của tương lai đổ bộ.

Chờ dự án công nghệ của tương lai

Thông tin tích cực trong những ngày gần đây là, Công ty Công nghệ năng lượng mới Hainan Drinda (Trung Quốc) vừa ký biên bản ghi nhớ về việc đầu tư Dự án Nhà máy Sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời tại Khu công nghiệp Hoàng Mai II (Nghệ An), với quy mô vốn đầu tư trong giai đoạn I có thể ở mức 450 triệu USD.

Để thu hút đầu tư, phải nâng cao tiềm lực nội sinh, hiện đại hóa hạ tầng kinh tế – xã hội và tiếp tục cải cách nền hành chính quốc gia.

– GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Trong khi đó, ít ngày trước, Tập đoàn bán dẫn Lam Research (Hoa Kỳ) tới Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Karthik Rammohan, Phó chủ tịch cấp cao Tập đoàn Lam Research cho biết, Lam Research có định hướng mở rộng hoạt động, đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở khu vực châu Á.

Kế hoạch hợp tác với Công ty Seojin (hiện có các nhà máy đặt tại Bắc Ninh và Bắc Giang) để phát triển nhà máy cùng chuỗi cung ứng ngành bán dẫn, với vốn đầu tư 1-2 tỷ USD trong giai đoạn I cũng đã được ông Karthik Rammohan chia sẻ. Thậm chí, sau giai đoạn I, Lam Research còn dự kiến đầu tư trực tiếp và tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Tương tự, Liên doanh Tập đoàn Hoa Điện – Công ty Minh Quang cũng đã chính thức đặt vấn đề đầu tư siêu dự án sản xuất hydro xanh, với vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD tại tỉnh Quảng Trị.

Đây đều là các dự án quy mô lớn và trong các lĩnh vực mà Việt Nam đang khuyến khích đầu tư. Nhiều tập đoàn lớn cũng đang quan tâm đến điểm đến Việt Nam. Thậm chí, GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, khi công bố Báo cáo thường niên FDI 2023 mới đây, còn nhấn mạnh về một “cơ hội chưa từng có” của Việt Nam.

Đánh giá cao việc Việt Nam đặt mục tiêu thu hút đầu tư các dự án công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ của tương lai, như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), hydro xanh…, song GS-TSKH Nguyễn Mại cho rằng, vấn đề lớn nhất là Việt Nam chưa có thể chế, chính sách, cơ chế tương xứng… Thậm chí, môi trường đầu tư, các vấn đề về thủ tục hành chính cũng còn nhiều vấn đề.

Chính vì vậy, để có thể thu hút FDI chất lượng hơn, hiệu quả hơn, GS-TSKH Nguyễn Mại đã nhấn mạnh 4 giải pháp cần thực hiện. Theo đó, ưu tiên hàng đầu vẫn là hoàn thiện thể chế, luật pháp. Đi kèm với đó, là thực thi thể chế, chính sách, gắn liền với phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.

“Để thu hút đầu tư, phải nâng cao tiềm lực nội sinh, hiện đại hóa hạ tầng kinh tế – xã hội và tiếp tục cải cách nền hành chính quốc gia”, GS-TSKH Nguyễn Mại nói và cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm vấn đề cấp điện và những phản ứng chính sách đối với việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu của Việt Nam. Do vậy, cần sớm có đối sách liên quan vấn đề này.

Tại Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024, vừa diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cũng cho biết, sản xuất điện tử, chip bán dẫn, sản xuất thông minh là lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư hàng đầu của Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, cạnh tranh thu hút đầu tư trong các lĩnh vực điện tử, bán dẫn đang rất khốc liệt, nước nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt thì sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới. Việt Nam cũng đang nỗ lực để tận dụng cơ hội này.

“Bên cạnh nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các ngành công nghệ cao, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết giao Chính phủ xây dựng Nghị định về Quỹ hỗ trợ đầu tư, trong đó dự kiến sẽ có những hỗ trợ thích đáng đối với lĩnh vực công nghệ cao, điện tử, bán dẫn”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nói.

Khi những chính sách này được ban hành, cùng với sự chuẩn bị sẵn sàng về đất đai, hạ tầng, năng lượng, nhân lực…, kỳ vọng các dự án trong lĩnh vực công nghệ tương lai sẽ đổ bộ vào Việt Nam.





Nguồn

Cùng chủ đề

Kinh tế quý 1: Việt Nam đang chủ động đón dòng vốn chất lượng cao

Tính đến ngày 20/3 vừa qua, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Với sự phát triển và biến đổi không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam được coi là mắt xích sản xuất mới của châu Á, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong...

Đà Nẵng cần cơ chế, chính sách vượt trội để bứt phá

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, địa phương này có nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội.Theo ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, trong 3 năm gần đây, mỗi năm Đà Nẵng thu hút được từ 2.000 đến 2.700 tỷ đồng từ việc tháo gỡ...

Vốn FDI 3 tháng đầu năm đạt 6,17 tỉ USD, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu

Về địa bàn đầu tư, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 970,8 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 6,1 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu do Hà Nội có dự án đầu tư mới lớn với tổng vốn đầu tư hơn 662 triệu USD với mục tiêu đầu tư dự án khu đô thị mới ở Hà Nội. Bắc Ninh...

Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 3 tháng tăng 7,1% so với cùng kỳ

Theo báo cáo nhanh của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới 20/3/2024, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Đầu tư nước ngoài hai tháng đầu năm 2024 tích cực Tính đến 20/3/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

CenLand nói gì về việc chậm nộp tiền sử dụng đất tại dự án Hoàng Văn Thụ

CenLand nói gì về việc chậm nộp tiền sử dụng đất tại dự án Hoàng Văn ThụKinh doanh lao dốc trong năm 2023, CTCP Bất động sản Thế kỷ (CenLand, mã CRE - sàn HoSE) còn bị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023. Trong Báo cáo kiểm toán năm 2023 của CenLand được kiểm...

các tập đoàn mong muốn sớm triển khai dự án

Công ty TNHH MNK Việt Nam vừa ký bản ghi nhớ đầu tư 5 dự án tại tỉnh Bình Định. Đại diện Tập đoàn Thương mại UB General Trading FZC và Tập đoàn Bangkok Assay Office đều mong muốn sớm xúc tiến, triển khai dự án tại Bình Định. Thêm bản ghi nhớ được ký kết Lãnh đạo tỉnh Bình Định vừa có các buổi tiếp...

Gỗ Trường Thành (TTF) chuyển từ lãi sang lỗ 144 tỷ đồng sau kiểm toán

Gỗ Trường Thành (TTF) chuyển từ lãi sang lỗ 144 tỷ đồng sau kiểm toán Việc tạm ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung của giai đoạn 2012-2022 và các khoản phạt khiến Gỗ Trường Thành báo lỗ 144 tỷ đồng sau kiểm toán, trong khi báo cáo tài chính tự lập lãi 4 tỷ đồng. Công ty cổ phần Tập đoàn...

Lên kịch bản hạ nhiệt “điểm nóng” cao tốc Cam Lộ

Lên kịch bản hạ nhiệt “điểm nóng” cao tốc Cam Lộ - Hòa LiênTuyến Cam Lộ - Hòa Liên dài 163,3 km (trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài 98,35 km, đoạn La Sơn - Hoà Liên dài 64,95 km) hiện là một trong 5 cao tốc bí bách nhất nước do chỉ có 2 làn xe với mặt cắt ngang 12 m. ...

Quảng Nam kiến nghị gỡ khó cho dự án bất động sản

Tỉnh Quảng Nam kiến nghị Đoàn giám sát Quốc hội khóa XV xem xét gỡ khó cho các dự án bất động sản, trong đó có hàng chục dự án đến nay vẫn chưa xác định được giá đất. Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 30 dự án bất động sản triển khai chậm, gặp các vướng mắc với nhiều nguyên nhân. Cụ thể, 9...

Bài đọc nhiều

Thị trường ca cao thế giới đang tạo nên bước ngoặt mới, kỷ nguyên mới

Ngành ca cao: Thiếu chiến lược dài hơi Quy định chống mất rừng của EU: Ngành cà phê ca cao đã tuân thủ Giá ca cao đang giao dịch ở mức cao nhất lịch sử, vượt qua đỉnh của năm 1977. Trước bối cảnh nguồn cung kém tích cực, giá ca cao được kỳ vọng sẽ viết nên trang sử mới và đưa cây trồng này về đúng bản chất “thoát nghèo”....

Mỹ công bố thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ngày 26/3 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố thuế chống trợ cấp sơ bộ với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador. Theo đó, ba trong số bốn nguồn cung tôm nuôi lớn nhất của Mỹ sẽ buộc phải trả thuế chống trợ cấp (CVD) sơ bộ dao động từ 1,69% - 196% ngay từ cuối tuần này....

Gần 1.500 người tham gia chương trình “Đường về hạnh phúc” cùng Học viện Minh Trí Thành

Gần 1.500 người đã cùng trải qua những khoảnh khắc đầy cảm xúc trong chương trình "Kiến tạo cuộc đời mới - Đường về hạnh phúc" cùng chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh. ...

Cùng chuyên mục

CenLand nói gì về việc chậm nộp tiền sử dụng đất tại dự án Hoàng Văn Thụ

CenLand nói gì về việc chậm nộp tiền sử dụng đất tại dự án Hoàng Văn ThụKinh doanh lao dốc trong năm 2023, CTCP Bất động sản Thế kỷ (CenLand, mã CRE - sàn HoSE) còn bị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023. Trong Báo cáo kiểm toán năm 2023 của CenLand được kiểm...

Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tiếp tục duy trì tăng trưởng

Theo Báo cáo, tăng trưởng của các nước đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương (trừ Trung Quốc) dự kiến sẽ tăng lên 4,6% trong năm nay, so với mức 4,4% của năm 2023. Tăng trưởng của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm xuống 4,5% từ mức 5,2% của năm 2023, do nợ cao, bất động sản yếu và căng thẳng thương mại ảnh hưởng đến nền kinh tế. Đối với các quốc đảo Thái...

các tập đoàn mong muốn sớm triển khai dự án

Công ty TNHH MNK Việt Nam vừa ký bản ghi nhớ đầu tư 5 dự án tại tỉnh Bình Định. Đại diện Tập đoàn Thương mại UB General Trading FZC và Tập đoàn Bangkok Assay Office đều mong muốn sớm xúc tiến, triển khai dự án tại Bình Định. Thêm bản ghi nhớ được ký kết Lãnh đạo tỉnh Bình Định vừa có các buổi tiếp...

Gỗ Trường Thành (TTF) chuyển từ lãi sang lỗ 144 tỷ đồng sau kiểm toán

Gỗ Trường Thành (TTF) chuyển từ lãi sang lỗ 144 tỷ đồng sau kiểm toán Việc tạm ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung của giai đoạn 2012-2022 và các khoản phạt khiến Gỗ Trường Thành báo lỗ 144 tỷ đồng sau kiểm toán, trong khi báo cáo tài chính tự lập lãi 4 tỷ đồng. Công ty cổ phần Tập đoàn...

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện cơ chế đặc thù về vật liệu xây dựng

Ngày 1/4, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản về việc khai thác vật liệu san lấp phục vụ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về tình hình triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông, vận tải; sử dụng nguồn đất từ dự án Cảng hàng không...

Mới nhất

Ancelotti: ‘Bellingham đã học được cách nên làm với trọng tài’

Tây Ban NhaHLV Ancelotti khen Bellingham về cách cư xử với trọng tài để tránh thẻ phạt trong trận Real thắng Bilbao 2-0 tối 31/3. Mùa này, Bellingham đã phải nhận một thẻ đỏ và chín thẻ vàng. Tiền vệ tấn công người Anh là một trong hai cầu thủ Real phải nhận nhiều thẻ nhất, bên cạnh Eduardo...

‘Gà đẻ trứng vàng’ khó giúp Trump giải bài toán tiền phạt

Cổ phiếu Truth Social biến ông Trump thành một trong 500 người giàu nhất thế giới, nhưng khó giúp cựu tổng thống giải quyết cuộc khủng hoảng tiền phạt. Tài sản ròng của ông Trump đã tăng gần 4,4 tỷ USD, lên khoảng 7,5 tỷ USD kể từ khi Trump Media, công ty mẹ của mạng xã hội Truth...

Mới nhất