Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Chương trình môn Sử ở THCS quá nặng'

‘Chương trình môn Sử ở THCS quá nặng’


Một lượng kiến thức Lịch sử lớn, gần như toàn bộ bậc THPT trước đây được dồn vào cấp THCS, khiến chương trình nặng nề, theo GS Sử học Đỗ Thanh Bình.

Tại Hội thảo quốc gia môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới, do trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 26/8, GS Đỗ Thanh Bình, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cho rằng chương trình môn Sử còn nhiều hạn chế, cần khắc phục.

Thứ nhất, môn Lịch sử (thuộc môn tích hợp Lịch sử và Địa lý) cấp THCS còn khá nặng nề so với lứa tuổi học sinh. Theo ông Bình, học sinh THCS chưa phát triển ổn định, chưa vững vàng tâm – sinh lý, nhận thức còn non nớt, cảm tính, việc tiếp nhận kiến thức cũng chưa lý tính, có chiều sâu. Tuy nhiên, một khối lượng kiến thức Lịch sử lớn, gần như toàn bộ bậc THPT trước đây được dồn vào cấp THCS, khiến chương trình nặng nề, nhất ở ở lớp 9.

Hai là nhiều nội dung trùng lặp giữa các lớp. Ông Bình dẫn chứng: chương trình lớp 7 đề cập đến các cuộc phát kiến địa lý, sau đó nhắc lại trong phần chủ đề. Nhưng “đáng bàn nhất” là phần chủ đề chung lớp 8 và 9 về bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông. Ông Bình cho rằng yêu cầu cần đạt ở hai bài học không cho thấy sự khác biệt.

Thứ ba, một số yêu cầu cần đạt quá khó với học sinh THCS, gây tranh cãi. Ví dụ, học sinh lớp 6 được yêu cầu mô tả và giải thích sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông.

Chưa kể, có những điều “quá khó, không thực hiện được” như “đánh giá vai trò” của các nhân vật lịch sử, “nêu được diễn biến chính trị, kinh tế, văn hóa ở vùng đất phía Nam”…

Một số yêu cầu khiến cả tác giả viết sách lúng túng, mỗi người lại hiểu khác nhau. Ông Bình dẫn chứng bằng việc chương trình yêu cầu nêu phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc, Phù Nam trên bản đồ hoặc lược đồ; nói “châu Á từ năm 1918 tới năm 1945” nhưng không có gợi ý cần đề cập đến nước nào, khiến mỗi bộ sách nhắc một nước.





GS Đỗ Thanh Bình (đứng) đang chia sẻ quan điểm về chương trình, sách giáo khoa mới về môn Lịch sử, sáng 26/8. Ảnh: HNUE

GS Đỗ Thanh Bình (đứng) chia sẻ quan điểm về chương trình, sách giáo khoa mới về môn Lịch sử, sáng 26/8. Ảnh: HNUE

Ngoài những bất cập trên, GS Bình đánh giá chương trình môn Sử có nhiều điểm tích cực.

Đầu tiên là nội dung toàn diện, đề cập cả lịch sử văn minh, văn hóa, lịch sử chính trị, chiến tranh, quân sự, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, không chỉ nặng về lịch sử chính trị, chiến tranh như trước đây. Các bài học đi từ lịch sử thế giới rồi tới khu vực, dân tộc, không tách biệt như chương trình 2006. Theo GS Bình, điều này cho thấy chương trình mới xem lịch sử thế giới, khu vực như bối cảnh để nghiên cứu, học tập lịch sử dân tộc và ngược lại, diễn biến lịch sử dân tộc là mảnh ghép của khu vực, thế giới.

Ở từng cấp học, chương trình cũng được thiết kế tương đối phù hợp. Ở tiểu học, chương trình hướng tới thể hiện nội dung bằng các câu chuyện lịch sử, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh. Tới THCS, chương trình trang bị cho các em kiến thức cơ bản, làm nền tảng để học lên cao hơn. Môn Sử ở bậc THPT thiết kế theo chủ đề và chuyên đề vì học sinh đã có nền tảng và khả năng nhận thức các vấn đề bản chất của môn học.

“Có thể khẳng định hướng đi của chương trình là đúng, là đổi mới, đã khắc phục được những hạn chế của chương trình trước đó, giúp học sinh bớt cảm thấy nhàm chán khi học”, ông Bình nói.





Một nữ sinh đọc cuốn sách lịch sử về nhân vật Nam Phương Hoàng hậu tại đường sách Nguyễn Văn Bình, năm 2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Một nữ sinh đọc sách về Nam Phương Hoàng hậu tại đường sách Nguyễn Văn Bình, năm 2022. Ảnh: Quỳnh Trần

GS Đỗ Thanh Bình kiến nghị việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn song song với triển khai chương trình để có những điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, giáo viên cần được tăng cường bồi dưỡng và tập huấn về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp và kỹ thuật dạy học Lịch sử; cách kiểm tra, đánh giá.

“Xây dựng và triển khai chương trình giáo dục là hành trình lâu dài, đòi hỏi phải có sự cập nhật, bám sát thực tiễn để tối ưu hóa hiệu quả dạy học”, ông Bình chia sẻ trong báo cáo tham luận.

Thanh Hằng




Source link

Cùng chủ đề

Tái hiện Đắk Nông xưa và nay qua gần 268 hình ảnh, hiện vật

Ngày 22/3, UBND tỉnh Đắk Nông phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II tổ chức khai mạc triển lãm “Lịch sử hình thành, các thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của Đắk Nông trong 20 năm”. Triển lãm trưng bày gần 268 hình ảnh, tài liệu, bản đồ, phiên bản mộc nhằm tái hiện về tỉnh Đắk Nông xưa và nay. Đây là dịp giúp nhân dân...

Từ đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2024, ôn thi thế nào?

Ở phần làm văn, câu 1 là phần yêu cầu học sinh viết đoạn văn 200 chữ trình bày về suy nghĩ và ý nghĩa của thái độ sống tích cực. Yêu cầu này không đánh đố học sinh mà vẫn liên kết được với phần đọc hiểu ở trên, lại có tính giáo dục và rất phù hợp với học sinh trong...

Lịch sử luôn là đề tài hấp dẫn công chúng

Không phải là vậy. Đề tài nào cũng hấp dẫn công chúng, nếu bộ phim làm đâu ra đó, có tấm, có miếng, chứ không phải là những thước phim “minh họa” cho lịch sử”, nhà thơ Lê...

‘Tiếng nói tuổi trẻ – Hành động của Đoàn’: Chia sẻ lịch sử, truyền cảm hứng theo cách của người trẻ

Trả lời câu hỏi này, Bí thư Trung ương Đoàn, anh Nguyễn Tường Lâm cho hay nâng cao năng lực ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cho đoàn viên, thanh thiếu niên là nhiệm vụ rất quan trọng. Vì vậy, năm 2018, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ban hành "Đề án nâng cao năng lực tiếng Anh...

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của di tích lịch sử Phố Hiến

Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến diễn ra từ ngày 29/2-2/3 là một trong những hoạt động góp phần bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử thuộc Quần thể khu Di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến của tỉnh Hưng Yên.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Indonesia được khuyên giảm nhuệ khí của Việt Nam

Theo chuyên gia bóng đá Indonesia Aris Budi Sulistyo, HLV Shin Tae-yong nên cho các học trò đá chặt chẽ để giảm tính chiến đấu của Việt Nam ở lượt bốn, vòng loại hai World Cup 2026. "Chơi trên sân Mỹ Đình, Indonesia sẽ chịu áp lực lớn từ khán giả Việt Nam", Sulistyo nói với Bola. "Thầy trò Shin Tae-yong phải nhận thức được tinh thần chiến đấu của cầu thủ Việt Nam. Vì thế, Indonesia phải giảm...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa sáng...

Bí quyết giúp ‘người sắt’ 10 lần vô địch giải thể hình

Hà NộiKết thúc buổi dạy, huấn luyện viên Tạ Đình Thái, 43 tuổi, dành cho bản thân nửa tiếng để tập luyện, vừa ngắm nghía từng nét cơ bắp trong gương. Căn phòng khoảng 30 mét vuông nhưng gương có ở mọi nơi, giúp người tập dễ quan sát và theo dõi quá trình tập luyện của bản thân. Soi gương cũng là thói quen hàng ngày của anh Thái, "vừa để nhận ra khuyết điểm vừa uốn nắn...

Bài đọc nhiều

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Thiết bị bay không người lái của nhóm sinh viên có thể tìm kiếm người trên diện tích hàng nghìn m2, trong mưa gió cấp 6, có tính mới ở Việt Nam. Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện. Trong đó, Đinh Hữu Hoàng, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Quang Huy đang theo học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Nguyễn Đoàn Nguyên Linh là...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Mới nhất

Hà Nội mùa cây thay lá mới

Hà Nội sau những ngày mưa phùn và ẩm ướt, những hàng cây bàng, cây lộc vừng đồng loạt nảy chồi non. Vẫn những góc phố và con đường thân quen, nhưng cảnh sắc thiên nhiên giờ đây thật lạ. Mùa cây thay lá mới, Hà Nội như dịu dàng hơn, có chút trầm lắng trong những ngày lạnh...

Hương sắc hoa lê, hoa gạo rực rỡ tô sáng bức tranh vùng cao Đông Bắc

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 3, vẻ đẹp của vùng núi cao Hà Giang lại được tô điểm thêm bởi màu sắc của các loài hoa như hoa lê, hoa gạo... tạo nên bức tranh rực rỡ, trữ tình. Mỗi dịp tháng 3 đến, tại Bắc Hà (Lào Cai), hoa lê phủ trắng khắp các thung lũng, trên đồi...

Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa sưa nở trắng trời

Những ngày giữa tháng 3, hoa sưa bung nở trắng xóa khắp nhiều tuyến phố ở Hà Nội, thu hút ánh nhìn của nhiều người. Laodong.vn Nguồn

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

Mới nhất