Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhChuyên gia chia sẻ bài học xây dựng thương hiệu từ văn...

Chuyên gia chia sẻ bài học xây dựng thương hiệu từ văn hóa doanh nghiệp


Theo các chuyên gia, văn hoá doanh nghiệp là giá trị cốt lõi của mọi doanh nghiệp, là nền tảng, giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt trong các hoạt động kinh doanh. Vì lẽ đó, văn hóa doanh nghiệp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

Chuyên gia Lê Quốc Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNABC) khẳng định, trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp hiện nay, những nền tảng cơ bản nhất tạo dựng nên thế mạnh cho một thương hiệu chính là bản sắc văn hóa của họ.

“Chúng ta có thể bắt chước các mô hình kinh doanh, có thể bắt chước những phương thức xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp nhưng văn hóa là thứ mà chúng ta không bao giờ có thể bắt chước được. Đó là đặc trưng vốn có của mỗi doanh nghiệp từ khi hình thành”, ông Vinh nhấn mạnh.

Sứ mệnh xã hội làm nên thành công của thương hiệu

Theo ông Vinh, có 3 tiêu chí để phát triển văn hóa doanh nghiệp: Thứ nhất, văn hóa doanh nghiệp là tất cả những giá trị mà doanh nghiêp cùng thống nhất để cùng nhau phát triển. Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp không phải là những quy tắc văn bản, yêu cầu cụ thể mà gồm tất cả những hành vi, phương thức ứng xử, mối quan hệ mà mỗi thành viên trong doanh nghiệp cùng nhau tạo dựng. Thứ ba, văn hóa doanh nghiệp gắn với sứ mệnh, lý do mà doanh nghiệp tồn tại.

Ông Lê Quốc Vinh cho rằng, khái niệm cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp: Brand Purpose – Mục đích thương hiệu, ý nghĩa của thương hiệu chính là lý do tồn tại của thương hiệu, vượt lên trên mục đích kiếm tiền.

Khi văn hóa kinh doanh được xây dựng từ sứ mệnh xã hội
Chuyên gia về xây dựng thương hiệu Lê Quốc Vinh chia sẻ về câu chuyện thành công của Tokyo Life. (Ảnh: Vi Vi)

Là một trong những chuyên gia hàng đầu về thương hiệu và có nhiều năm tư vấn về xây dựng thương hiệu, ông Lê Quốc Vinh cho rằng, các thương hiệu rất nổi tiếng trên thế giới hiện nay phần lớn đều xây dựng thành công những sứ mệnh xã hội của riêng họ.

“Mục đích thương hiệu không phải là lời hứa thương hiệu. Lời hứa thương hiệu làm cho khách hàng có ý niệm về những gì có thể mong đợi từ sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng mục đích thương hiệu còn vượt xa hơn thế, cho chúng ta hiểu ý nghĩa về lợi ích cho xã hội mà sản phẩm hay dịch vụ sẽ mang lại. Mục đích thương hiệu kết nối với người tiêu dùng ở cấp độ cảm xúc nhiều hơn”, ông Vinh nói.

Ông Vinh phân tích, mục đích thương hiệu thực ra là sứ mệnh của mỗi doanh nghiệp đặt ra cho thương hiệu của mình nhằm tạo ra các giá trị cho xã hội, cho cộng đồng. Ở góc nhìn này, sứ mệnh xã hội là mục tiêu bất biến, là những giá trị bền vững mà các doanh nghiệp luôn hướng tới.

“Sứ mệnh đó khác với tầm nhìn mà các doanh nghiệp đặt ra, ví như trở thành Công ty hàng đầu Việt Nam trong 10, 15, 20 năm nữa. Sứ mệnh xã hội là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp mà ở đó có cả sự đam mê, truyền lửa và hết mình vì sứ mệnh đó. Doanh nghiệp từ sứ mệnh xã hội sẽ truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh, từ đó, chính họ có thể đạt được vị thế trong tương lai”, ông Vinh dẫn chứng.

Lấy câu chuyện xây dựng thương hiệu của hệ thống chuỗi cửa hàng đồ tiêu dùng và thời trang nổi tiếng Tokyo Life để minh họa, chuyên gia Lê Quốc Vinh chia sẻ, sự thành công của thương hiệu này được hình thành trên tinh thần sứ mệnh trở thành một “hồ câu vui vẻ”, một môi trường tràn ngập tính nhân văn, nơi những người khuyết tật có thể tìm thấy niềm vui trong lao động, tự tin trở thành người hữu ích trong xã hội.

Hay hành trình khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp xã hội Tò he được thành lập năm 2006 với sứ mệnh tạo ra sân chơi sáng tạo dành cho trẻ em thiệt thòi. Doanh nghiệp hướng tới mục tiêu không chỉ là bán các sản phẩm thủ công mà để mỗi khách hàng khi tiếp cận, sử dụng sản phẩm của họ sẽ như tìm lại tuổi thơ, tìm lại sự hồn nhiên của chính mình… “Có rất nhiều ví dụ như thế. Để thấy rằng con đường phát triển một thương hiệu bền vững là trở thành một thương hiệu được yêu thương”, ông Vinh khẳng định.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu quốc gia

Đề cao vai trò của đạo đức doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, PGS.TS Lê Văn Lợi – Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, đây là những yếu tố giúp doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn và tạo nên thương hiệu riêng, sức mạnh vô hình. “Đạo đức và văn hoá kinh doanh được xem như yếu tố di truyền văn hóa nhưng không thể là bắt chước, sao chép. Yếu tố này được xây dựng từ nội lực bên trong, mang lại lợi thế cạnh tranh, lợi thế thương mại và phát triển bền vững của doanh nghiệp”, ông Lợi nhận định.

Để xây dựng đạo đức doanh nhân và phát triển văn hóa kinh doanh, truyền thống văn hóa dân tộc là cơ sở, là điểm tựa quan trọng. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa trọng đạo đức, nhân nghĩa, đề cao công lý, lẽ phải và gắn với gắn chặt thân thiện môi trường, luôn luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Những truyền thống văn hóa này đã thẩm thấu, lan tỏa trong các hệ doanh nhân Việt Nam và ngày càng được nhận diện rõ hơn để kế thừa, phát huy trong xây dựng các thế hệ doanh nhân Việt Nam hiện nay.

Chuyên gia chia sẻ bài học xây dựng thương hiệu từ văn hóa doanh nghiệp
PGS.TS Lê Văn Lợi – Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. (Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp)

Về chữ tín trong sản xuất kinh doanh và vai trò của đạo đức, văn hóa doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia, ông Lợi đánh giá, xây dựng chữ tín của doanh nghiệp khó hơn nhiều xây dựng chữ tín của một con người. Xây dựng, gìn giữ lâu dài chữ tín, liêm chính trong sản xuất kinh doanh là một quá trình thay đổi tư duy, nhận thức và hiện thực hóa trong sự đóng góp bền bỉ, kiên trì, nhất quán từ người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp cho tới mỗi nhân viên.

“Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp nên được thực hiện ngay từ đầu, trong đó người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quyết định. Xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp góp phần vào xây dựng thương hiệu quốc gia.

Hiện nay, thương hiệu quốc gia của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và phát huy. Việt Nam trở thành thành viên có trách nhiệm và uy tín trong cộng đồng quốc tế, góp phần quan trọng vào việc giữ giữ môi trường hòa bình, ổn định của khu vực ở thế giới”, PGS. TS Lê Văn Lợi nhấn mạnh.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc

Thương hiệu quốc gia: Tập trung cho nhận diện thương hiệu địa điểm, chỉ dẫn địa lý Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Xây dựng hình ảnh, vị thế hàng hoá quốc gia Nhiều năm nay, Việt Nam không chỉ được thế giới đánh giá là điểm sáng trong bức tranh phục hồi, phát triển kinh tế, mà còn trong xây dựng, phát...

Nha Trang hướng đến đô thị phồn vinh và hạnh phúc

Hội thảo khoa học "Thành phố biển Nha Trang - Khánh Hòa phồn vinh hạnh phúc" có 18 tham luận của các chuyên gia về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, xây dựng, quy hoạch...Phát triển theo mô hình TODTại hội thảo, TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn cho biết chiến lược phát triển Nha Trang bền vững cần đi theo quy...

80% chưa xây dựng được thương hiệu

Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn ASEAN là thị trường rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang khối thị trường này vẫn còn khá khiêm tốn. Trước sức ép hàng vụ mới của Brazil, giá cà phê Arabica suy yếu Sức ép bán hàng ngày càng tăng khi Brazil sắp bước vào thu hoạch niên vụ mới đè nặng lên giá...

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Nhu cầu tiêu dùng gạo tại thị trường Trung Quốc là rất lớn Ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại tại Trung Quốc - cho biết, Trung Quốc là quốc gia đông dân và người dân có thói quen ăn cơm hàng ngày. Thói quen này đã đi vào văn hóa ẩm thực của người Trung Hoa, do đó, nhu cầu tiêu dùng đối với gạo tại thị trường này là rất lớn. Song Trung...

Trung Quốc là đối tác nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam

Trung Quốc chiếm khoảng 11% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam Theo công bố của Hải quan Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 2,63 triệu tấn gạo, giảm 57,5% so với năm 2022. Tính riêng trong tháng 12, Trung Quốc nhập khẩu 230.000 tấn, tăng 100.000 tấn so với cùng kỳ. Thái Lan vẫn là đối tác cung ứng gạo lớn nhất của Trung Quốc trong tháng 12/2023. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Nhân dịp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Ấn Độ, Phó Giáo sư Rahul Mishra tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi đã có bài viết bình luận trên Hindustan Times khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về chính sách của chuyến thăm này. TG&VN lược dịch bài phân tích.

Ra mắt nhiều tác phẩm văn học mới viết cho thiếu nhi

Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất (2023-2025) là giải thưởng do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức với mong muốn phát hiện thêm những cây bút viết cho thiếu nhi, có thêm các tác phẩm văn học mới, có chất lượng, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về con người, đất nước Việt Nam.

Ấn Độ nói về mối quan hệ với Nga, tại sao không chọn Moscow cho nhiệm vụ quốc phòng “tham vọng”?

Ngày 24/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, Nga là quốc gia mà Ấn Độ luôn có mối quan hệ tích cực và cả hai nước đều hết sức quan tâm đến lợi ích của nhau.

Bài đọc nhiều

CEO IPPG nhận giải ‘Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024’

Bà Lê Hồng Thủy Tiên - CEO IPPG - cùng bảy nhân vật được vinh danh "Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024", ngày 22/3 Lễ vinh danh chủ đề "Khi hoa hồng hóa kim cương" diễn ra tại TP HCM, với sự góp mặt của Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP HCM, bà Hà Thị Nga -...

Cảng hơn 14.200 tỉ đồng tại Quảng Trị chính thức thi công sau 5 năm khởi công

Theo kế hoạch và phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 từ năm 2018-2025 sẽ xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác 4 bến cảng, diện tích 133,67 ha, đến năm 2031 đưa vào khai thác 7 bến và đến năm 2036 là 10 bến.Tại lễ triển khai thi công, nhà đầu tư đưa ra cam kết, quyết tâm đến cuối năm 2025 hoàn thành từ 2 đến 4 bến cho tàu có trọng tải đến 100.000...

Đường tìm động lực tăng trưởng mới của Trung Quốc

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Trung Quốc muốn ổn định bất động sản, cơ sở hạ tầng, đồng thời đầu tư vào sản xuất, công nghệ. Từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc trên 8% mỗi năm, mở ra thời kỳ mức sống cải thiện đáng kể, nghèo cùng cực gần như không còn. Nhờ mở cửa thị trường và cải cách thương mại, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn...

Tuần trái chiều đầu tiên của giá dầu thế giới trong năm

Theo nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB Research, giá dầu Brent có thể sẽ giao dịch ở mức 80 - 90 USD/thùng trong năm nay.Quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5% của Fed đã đẩy giá dầu trượt dốc ở phiên giao dịch ngày 21.3 (giờ Việt Nam).Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên ngày 22.3 (giờ Việt Nam) bởi nhu cầu xăng dầu yếu hơn. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ...

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam ...

Cùng chuyên mục

CEO Boeing từ chức – VnExpress Kinh doanh

Dave Calhoun sẽ rời vị trí CEO Boeing trong bối cảnh hãng sản xuất máy bay quay cuồng với cuộc khủng hoảng an toàn của dòng 737 Max. Hãng sản xuất máy bay Boeing hôm 25/3 thông báo thay đổi hàng loạt nhân sự cấp cao. Theo đó, CEO Dave Calhoun sẽ rời đi cuối năm nay.Calhoun chịu sức ép từ các sự cố gần đây của máy bay Boeing. Hôm 5/1, chiếc 737 MAX 9 của Alaska Airlines...

Phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đa giá trị

Định hướng phát triển ngành nuôi biển của nước ta thời gian tới là phát triển nuôi biển công nghiệp với công nghệ tiên tiến, quy hoạch chặt chẽ, phương thức quản lý hiện đại.Phát triển nuôi biển cả trong vùng ven bờ, trên vùng biển xa bờ, ngoài khơi xa và cả trên bờ, phát huy đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới. Tích hợp nguồn lực kinh tế kỹ thuật các ngành dầu khí, đóng...

Quảng Trị triển khai thi công Khu bến cảng Mỹ Thủy hơn 14 nghìn tỷ đồng

Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2019, do Công ty CP Liên doanh Cảng quốc tế Mỹ Thủy làm nhà đầu tư. Dự án triển khai tại xã Hải An, huyện Hải Lăng...

CEO IPPG nhận giải ‘Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024’

Bà Lê Hồng Thủy Tiên - CEO IPPG - cùng bảy nhân vật được vinh danh "Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024", ngày 22/3 Lễ vinh danh chủ đề "Khi hoa hồng hóa kim cương" diễn ra tại TP HCM, với sự góp mặt của Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP HCM, bà Hà Thị Nga -...

Cảng hơn 14.200 tỉ đồng tại Quảng Trị chính thức thi công sau 5 năm khởi công

Theo kế hoạch và phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 từ năm 2018-2025 sẽ xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác 4 bến cảng, diện tích 133,67 ha, đến năm 2031 đưa vào khai thác 7 bến và đến năm 2036 là 10 bến.Tại lễ triển khai thi công, nhà đầu tư đưa ra cam kết, quyết tâm đến cuối năm 2025 hoàn thành từ 2 đến 4 bến cho tàu có trọng tải đến 100.000...

Mới nhất

Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Nhân dịp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Ấn Độ, Phó Giáo sư Rahul Mishra tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi đã có bài viết bình luận trên Hindustan Times khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về chính sách của chuyến thăm này. TG&VN lược dịch bài phân tích.

Ông Macron: Nhóm khủng bố ở Nga từng nhắm vào Pháp

Tổng thống Macron cho biết Pháp kết luận IS là thủ phạm tấn công nhà hát ở Nga và nhóm khủng bố này từng một số lần nhắm vào Pháp. Pháp nhận được tin tình báo rằng "một thực thể thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã lên kế hoạch và thực hiện vụ tấn...

Mới nhất