Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhChuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ...

Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm


Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm- Ảnh 1.
Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.

Các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:

a) Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

b) Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

c) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

d) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

đ) Trường hợp cần thiết thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức khác với các phương thức quy định tại các điểm a, b, c và d ở trên, Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Nội dung chủ yếu của Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Mẫu số 02Đ tại Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2024/NĐ-CP. Sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

Nghị định nêu rõ trường hợp áp dụng phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại các điểm b, c và d mà phải thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản thì chi phí thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản được tạm ứng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của cơ quan quản lý tài sản và được trừ vào tiền thu được từ khai thác tài sản. Việc lựa chọn đơn vị thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản thực hiện theo quy định.

Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Trong đó, Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc Nhà nước chuyển giao quyền thu phí sử dụng đường bộ cho tổ chức theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.

Phạm vi tài sản được chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc một phần tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thu phí sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật (trừ phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí).

Việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không áp dụng đối với: Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia; Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định cụ thể trong từng hợp đồng chuyển nhượng nhưng tối đa là 10 năm, phù hợp với từng tài sản (một phần tài sản) kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP phê duyệt tại Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.

Về thẩm quyền phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Nghị định nêu rõ: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Nghị định quy định: Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có quyền tổ chức thực hiện khai thác tài sản theo đúng quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký kết. Quyết định phương thức, biện pháp khai thác tài sản bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và hợp đồng ký kết. Được thu phí sử dụng đường bộ và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật và hợp đồng ký kết.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có nghĩa vụ sử dụng, khai thác tài sản đúng mục đích, nhiệm vụ của tài sản; không được chuyển đổi công năng sử dụng, chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác. Thực hiện bảo trì công trình thuộc tài sản theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Bên nhận chuyển nhượng cũng có nghĩa vụ thanh toán tiền chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản (bao gồm cả khoản tiền nộp bổ sung theo quy định tại điểm 1 khoản 9 Điều này) đầy đủ, đúng hạn theo quy định; trường hợp quá thời hạn thanh toán theo quy định mà Bên nhận chuyển nhượng chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ thì phải nộp phạt hợp đồng; mức phạt tương đương với mức tiền chậm nộp xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Hằng năm, Bên nhận chuyển nhượng phải báo cáo doanh thu từ việc khai thác tài sản nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kèm theo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo quy định, gửi Bên chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội...

Gần 30 câu hỏi về EPR được thảo luận, giải đáp

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Lịch sử thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng về công nghiệp, cùng với sự phát triển không ngừng của...

Thẩm tra Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kết luận phiên họp, trên cơ sở kết quả của Phiên họp này, Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT đề nghị Chính phủ mà trực tiếp là cơ quan chủ trì lập quy hoạch - Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các...

Bộ Tài nguyên và Môi trường tháo gỡ vướng mắc để Đà Nẵng phát triển xanh, bền vững

Tham dự buổi làm việc, về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có các Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên; Thứ trưởng Lê Minh Ngân; Thủ trưởng các đơn vị: Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất; Cục...

Triển khai công tác cập nhật cơ sở dữ liệu cán bộ Tài nguyên và Môi trường

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị tập trung triển khai một số nội dung, yêu cầu: Thủ trưởng các đơn vị cần chỉ đạo, tổ chức phổ biến, quán triệt đến toàn thể CBCCVC, người lao động trong đơn vị khẩn...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

55% nhà bán hàng vừa bán trực tiếp, vừa bán online

29/01/2024 12:45 Vân Hằng In bài ANTD.VN - Kết quả khảo sát 15.000 khách hàng của Sapo- nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh cho biết, 55,4% nhà bán hàng hiện tại lựa chọn hình thức vừa trực tiếp, vừa qua thương mại điện tử. Bán lẻ giảm sút trong năm 2023 Sapo cho biết,...

Hyosung TNC đầu tư nhà máy sản phẩm sinh học tỷ USD

Hyosung TNC – công ty con của tập đoàn Hàn Quốc Hyosung rót gần một tỷ USD vào nhà máy sản xuất sản phẩm sinh học, công suất 200.000 tấn tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Thông tin này được lãnh đạo Hyosung TNC xác nhận tại "Hội nghị triển khai quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", sáng 30/3. Tại sự kiện, Hyosung TNC đã nhận giấy đăng ký đầu tư...

Giá cà phê đã tăng lên mức “không tưởng”, năm 2024 sẽ còn lên đến đâu?

Tổng kết tháng 12/2023, giá cà phê trong nước tăng rất mạnh, chưa từng có, trung bình 8.500 đồng/kg ngay khi vụ thu hoạch đang diễn ra. Sau 1 năm giá tăng tới gần 29.000 đồng/kg, đưa cà phê lên cao mức "không tưởng" ngay cả với giới chuyên gia và người nông dân, doanh nghiệp.

Trương Mỹ Lan – ‘bà trùm’ dựng lên hệ sinh thái khủng vươn vòi hút chục tỷ USD

Hệ sinh thái 'khủng' của Vạn Thịnh Phát Bà Trương Mỹ Lan (1956) thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát từ năm 1992, ban đầu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng - khách sạn. Sau này, công ty mở rộng thành Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản với nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ. Sau nhiều...

Cùng chuyên mục

Cao kỷ lục, hừng hực tăng

Dự báo giá vàngDữ liệu công bố hôm thứ Sáu cho thấy, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ đã tăng 0,3% trong tháng trước, mức tăng phù hợp với dự báo. Các chuyên gia cho rằng, mức tăng này khó có thể thay đổi kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt cho đến tháng 9.Tai Wong - nhà giao dịch...

Mỹ xảy ra vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên trong năm nay

Republic First Bank vừa bị giới chức bang Pennsylvania đóng cửa, trở thành ngân hàng đầu tiên tại Mỹ sụp đổ năm 2024. "Republic First Bank hôm nay bị Cơ quan Tài chính - Chứng khoán bang Pennsylvania đóng cửa. Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) được chỉ định quản lý tài sản. Để bảo vệ người gửi tiền, FDCI đã thỏa thuận bán Republic First Bank cho Fulton Bank, qua đó tiếp quản toàn...

Dòng vốn từ trái phiếu dồn dập đổ về Núi Pháo, Masan Group rót hàng tỉ đô

Những năm sau đó, tài sản trong lĩnh vực khai thác khoáng sản của Masan tăng mạnh qua từng năm, đến năm 2013 đạt mức hơn 20.000 tỉ đồng.Tài sản của toàn bộ lĩnh vực khai thác khoáng sản này đều là tài sản mà Masan đầu tư để phục vụ cho hoạt động khai thác mỏ Núi Pháo, thông qua việc sở hữu 86,4% cổ phần tại Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources).Năm 2015,...

Novaland lỗ vì chênh lệch tỷ giá

Quý đầu năm, doanh thu Novaland tăng 15% nhờ bàn giao các dự án trọng điểm tại TP HCM và vùng ven, nhưng lợi nhuận âm vì chênh lệch tỷ giá. Thông tin trên được nêu trong báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - NVL). Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 697 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với...

Lợi nhuận taxi Vinasun giảm một nửa vì ‘hỗ trợ tài xế’

Vinasun báo lãi hơn 22 tỷ đồng quý đầu năm, giảm 58,5% và là mức thấp nhất gần hai năm vì thực hiện chính sách hỗ trợ cho tài xế. Báo cáo tài chính mới đây cho thấy, Công ty cổ phần Ánh dương Việt Nam (Vinasun - VNS) có doanh thu hơn 278,6 tỷ đồng, giảm gần 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi ảnh hưởng nặng nhất...

Mới nhất

Cao kỷ lục, hừng hực tăng

Dự báo giá vàngDữ liệu công bố hôm thứ Sáu cho thấy, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ đã tăng 0,3% trong tháng trước, mức tăng phù hợp với dự báo. Các chuyên gia cho rằng, mức tăng này khó có thể thay đổi kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang...

Ô tô ra, vào Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 như thế nào tránh ùn tắc?

Cụ thể, phương tiện từ thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía Nam có thể theo các hướng sau:  Từ trung tâm Hà Nội đi nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; Từ trung tâm Hà Nội đi đường  QL1 cũ theo hướng Giải Phóng - Ngọc Hồi - QL1 vào...

Cẩn trọng nguy cơ sốc nhiệt khi dùng điều hòa

Nắng nóng khiến cơ thể mất nước, khi ra vào phòng bật điều hòa liên tục có thể gây co mạch đột ngột, cản trở lưu thông máu, tăng nguy cơ sốc nhiệt, đột quỵ. Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Hậu, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết sử dụng điều hòa...

Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngỡ ngàng, phấn khích, ngưỡng mộ và tự hào là những cảm xúc mà mình khi lần đầu được tận mắt chiêm ngưỡng bức tranh panorama ở bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ. Vào đây tinh thần dân tộc lại càng dâng cao, yêu lịch sử đất nước tôi quá...   Nguồn  

Mới nhất