Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCô gái đỗ Harvard từ quyết tâm vực dậy bản thân

Cô gái đỗ Harvard từ quyết tâm vực dậy bản thân


Thu Phương, 23 tuổi, trúng tuyển chương trình thạc sĩ của trường Y Harvard, nhờ vực dậy bản thân sau khi mất tập trung trong học tập.

Nguyễn Đỗ Thu Phương, sinh viên ngành Điều dưỡng của Viện Khoa học sức khỏe VinUniversity, hôm 17/2, thức dậy từ 1h30 để đợi email của trường Y Harvard. Nhìn thấy thư mở đầu bằng dòng chữ “congratulations” (chúc mừng), Phương vỡ òa, gọi cả nhà để báo tin vui.

“Gia đình, bạn bè đều bất ngờ vì chỉ biết mình định du học Mỹ chứ không nghĩ là nộp đơn vào Harvard”, Phương chia sẻ.

GS David Bangsberg, Viện trưởng viện Khoa học sức khỏe, là người viết thư giới thiệu và giúp đỡ Phương luyện phỏng vấn. Thầy nói vô cùng tự hào khi biết tin cô nữ sinh tham vọng và không ngại thử thách được nhận vào ngôi trường hàng đầu thế giới.

“Tôi rất mừng khi Phương được nhận. Bạn ấy là một người nhỏ bé muốn quan sát và thay đổi thế giới”, GS David nói.

Ngành Phân phối y tế toàn cầu ở trường Y Harvard là nguyện vọng duy nhất cựu học sinh trường THPT chuyên Bảo Lộc (Lâm Đồng) khi định du học. Harvard nằm trong nhóm 8 đại học tinh hoa của Mỹ (Ivy League), đều ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng đại học toàn cầu năm 2024 của QS và THE. Ngành học mà Phương trúng tuyển hướng đến chăm sóc y tế cho các cộng đồng người yếu thế.

Sau khi trúng tuyển, Phương gấp rút hoàn thiện hồ sơ để xin hỗ trợ tài chính và học bổng. Theo thông báo của trường, cô sẽ bắt đầu học kỳ mùa thu vào ngày 29/8.





Nguyễn Đỗ Thu Phương, sinh viên Điều dưỡng, Viện Khoa học sức khỏe VinUniversity. Ảnh: Phương Anh

Nguyễn Đỗ Thu Phương. Ảnh: Phương Anh

Học lực tốt, luôn hoàn thành bài tập sớm, Thu Phương trải qua năm thứ nhất ở đại học với kết quả xuất sắc, nằm trong top đầu của lớp. Hai năm tiếp theo, sau nhiều nỗ lực nhưng không đạt kết quả như mong đợi, Phương dần bị áp lực, mất phương hướng. Cô không thể tập trung vào việc học khiến điểm trung bình thấp, thậm chí có lúc bét lớp. Một thời gian dài, nữ sinh thường xuyên nghỉ học.

Thời điểm gần tốt nghiệp, trong khi chưa có định hướng nghề nghiệp, Phương mới nhận ra cần phải làm gì đó để vực dậy bản thân. Cô gửi email đến thầy giám đốc chương trình điều dưỡng để chia sẻ vấn đề mình gặp phải.

“Nếu em tiếp tục để bản thân như vậy, sẽ rất đáng tiếc cho tương lai một học sinh có tiềm năng như em”, câu nói của thầy khiến Phương thức tình. Cô nhận ra dù bỏ bê bản thân đã lâu nhưng vẫn có người quan tâm, tin tưởng. Vì thế, trong thư trả lời, Phương nói sẽ tập trung học trở lại và du học thạc sĩ. Khi đó là tháng 7/2023, chỉ cách thời điểm bắt đầu mở đơn hai tháng.

Câu chuyện này cũng được cô đưa vào bài luận chính trong hồ sơ ứng tuyển Harvard. Trong 500 chữ, Thu Phương còn viết về động lực tìm lại chính mình từ lời phát biểu khai giảng năm đầu tiên: “Nếu em nghỉ ngơi dù chỉ một ngày, thời gian những người đợi em giúp đỡ sẽ kéo dài thêm một ngày”.

Bản thảo đầu tiên của Phương lên tới 1.300 chữ, dù đã có dàn bài từ trước. Vì thế, cô phải chắt lọc từ ngữ nhiều lần để viết đúng dung lượng yêu cầu.

Tuy nhiên, khi chuyển sang 4 bài luận phụ, cũng với 500 chữ, hỏi kỹ hơn về chuyên ngành và định hướng nghề nghiệp, Thu Phương lại cảm thấy áp lực. Khi đó, hạn nộp hồ sơ chỉ còn khoảng một tuần. Cô định bỏ cuộc vì lịch học ở trường dày, điểm trung bình học tập ở mức 3.49/4, trong khi theo nhiều thống kê, điểm số này của các tân sinh viên Harvard lên tới 3.91. Được sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, Phương quyết tâm quay lại, tập trung viết để nộp cho kịp chứ không chỉnh sửa nhiều.

Trong câu hỏi về kinh nghiệm làm việc với người yếu thế, cô chia sẻ câu chuyện làm thiện nguyện ở một bản làng tại Sapa và nhận thấy ảnh hưởng tâm lý của việc kết hôn sớm với những người phụ nữ H’mông. Cuộc sống khép kín trong bản làng, coi kết hôn sớm là chuyện tất yếu khiến họ chịu nhiều áp lực, không nhận ra cơ hội học tập để cải thiện cuộc sống. Từ đó, cô bày tỏ mong muốn những gì học được tại Harvard có thể giúp kết hợp tri thức y tế và giáo dục để trở lại Việt Nam tham gia các dự án về sức khỏe tâm thần, dùng tiếng nói của mình để kêu gọi các nguồn lực giúp đỡ cộng đồng.

Ngoài ra, hồ sơ còn yêu cầu sơ yếu lý lịch, bảng điểm đại học, bản trình bày kinh nghiệm làm việc, ba thư giới thiệu và điểm bài thi chuẩn hóa. Ban đầu, Phương định thi GRE, bài thi tương tự SAT dành cho bậc sau đại học, nhưng gặp vướng mắc ở phần tư duy ngôn ngữ.

“Có một dạng bài chọn từ điền vào chỗ trống. Các từ đó mình ít gặp, lại có nghĩa tương đối giống nhau nên khó phân biệt. Dù đã in ra hàng nghìn từ để học, đến khi làm bài, mình vẫn không hiểu nổi”, Phương kể, thừa nhận tiếng Anh chưa bao giờ là thế mạnh dù học chuyên Anh từ cấp 3. Khi tìm hiểu kỹ, Phương thấy đây là yêu cầu không bắt buộc nên bỏ ôn thi, chuyển sang luyện tập phỏng vấn.

Từng làm ở phòng tuyển sinh của trường, Phương đã phỏng vấn thử và nhận xét cho các em học sinh cấp 3 muốn vào trường nên cô đặt mình vào vị trí người tuyển để chuẩn bị câu hỏi và trả lời.

“Đó cũng là lý do mình không quá căng thẳng khi phỏng vấn với hội đồng tuyển sinh của Harvard”, cô chia sẻ.





Thu Phương thực tập ở bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thu Phương thực tập ở bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phương đang dồn sức hoàn thành những môn học cuối cùng trước khi sang Mỹ. Theo Phương, điều dưỡng là ngành vất vả, lịch học dày đặc mà phải di chuyển giữa trường và bệnh viện liên tục, mỗi nơi cách nhau hàng chục km, chưa kể thuật ngữ y học nhiều chỗ khó hiểu. Cô nhớ một lần suýt trượt môn Dược học bởi khó nắm bắt về cơ chế hay lý do sử dụng một loại thuốc nào đó.

“Tuy khó nhưng mình không hối hận khi học điều dưỡng”, Phương nói, chia sẻ chọn ngành này để biết cách chăm sóc những người mình yêu thương.

Ngoài ra, Phương tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại, trường Đại học Ngoại thương, với điểm 8,7/10. Cô cho hay bản thân luôn đặt ra mục tiêu cao, thậm chí bị mọi người cho là phi thực tế, để âm thầm phấn đấu.

“Mỗi khi mình bắt đầu làm gì, nhiều người hoài nghi liệu con bé này có thật sự đang cố gắng không. Hành trình học bằng kép đại học và trúng tuyển Harvard là minh chứng cho thấy mình đã nỗ lực thế nào”, cô nói.

Phương Anh




Source link

Cùng chủ đề

Nam sinh đỗ học bổng Đại học Quốc gia Singapore nhờ học thêm Toán

Học về Tài chính nhưng Trọng Nghĩa học thêm bốn môn về Toán ở khoa khác để ứng tuyển, rồi giành học bổng toàn phần khóa thạc sĩ Kinh tế của Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Suất học bổng của Phùng Trọng Nghĩa, sinh viên VinUniversity, trị giá 67.000 SGD (hơn 1,2 tỷ đồng), gồm học phí và chi phí sinh hoạt cho một năm tại NUS. Ngôi trường này hiện ở vị trí thứ 8 thế giới, theo...

Nam sinh vào top 22 trúng tuyển ngành Y của Đại học Cambridge

Minh Quân là một trong 22 sinh viên quốc tế được nhận vào ngành Y của Đại học Cambridge, sau khi vượt qua bài kiểm tra đầu vào và bốn vòng phỏng vấn. Nguyễn Lê Minh Quân, cựu học sinh Anderson Serangoon Junior College, Singapore, trúng tuyển ngành y của bốn trường ở Anh, trong đó có Đại học Cambridge.Trường hiện xếp thứ 2 thế giới, theo xếp hạng đại học QS 2024. Với ngành Y, mỗi năm Cambridge...

​Nữ sinh nhận thư mời nhập học từ 7 đại học Mỹ

TP HCMDương Tuệ Mẫn (sinh năm 2005) nhận thư mời nhập học từ 7 trường đại học Mỹ và quyết định theo học ngành Hệ thống Thông tin (Information Systems) tại Đại học Utah. Sau khi nhận kết quả trúng tuyển nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ như Đại học San Francisco, Đại học Binghamton, Đại học Buffalo, Đại học Indiana, Đại học Stony Brook, Đại học Utah và Đại học Penn State Behrend, Tuệ Mẫn cân...

Đóng học phí trễ bị trừ điểm rèn luyện, có kỳ quặc không?

Điểm rèn luyện là nội dung khiến nhiều sinh viên đau đầu. Một sinh viên Trường đại học Luật TP.HCM cho biết mỗi khi trường có sự kiện, sinh viên phải xếp hàng dài từ ngoài sân lên cầu thang để vào hội trường điểm danh. Có bạn chạy 10km lên trường chỉ để điểm danh nhằm được chấm điểm rèn luyện,...

Bốn học sinh một lớp đỗ học bổng chính phủ Singapore

Hà NộiBốn học sinh lớp 12 Lý 1, trường chuyên Hà Nội-Amsterdam, cùng trúng tuyển Đại học Công nghệ Nanyang với học bổng ASEAN của chính phủ Singapore. Thầy Lê Mạnh Cường, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 Lý 1, ngày 20/3 cho biết bốn học sinh gồm Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn An Lộc, Phạm Thế Minh và Vũ Hoàng Quốc Bảo. Ngoài học phí, học bổng còn gồm chi phí sinh hoạt và nhà ở 8.800 SGD (hơn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Indonesia được khuyên giảm nhuệ khí của Việt Nam

Theo chuyên gia bóng đá Indonesia Aris Budi Sulistyo, HLV Shin Tae-yong nên cho các học trò đá chặt chẽ để giảm tính chiến đấu của Việt Nam ở lượt bốn, vòng loại hai World Cup 2026. "Chơi trên sân Mỹ Đình, Indonesia sẽ chịu áp lực lớn từ khán giả Việt Nam", Sulistyo nói với Bola. "Thầy trò Shin Tae-yong phải nhận thức được tinh thần chiến đấu của cầu thủ Việt Nam. Vì thế, Indonesia phải giảm...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa sáng...

Bí quyết giúp ‘người sắt’ 10 lần vô địch giải thể hình

Hà NộiKết thúc buổi dạy, huấn luyện viên Tạ Đình Thái, 43 tuổi, dành cho bản thân nửa tiếng để tập luyện, vừa ngắm nghía từng nét cơ bắp trong gương. Căn phòng khoảng 30 mét vuông nhưng gương có ở mọi nơi, giúp người tập dễ quan sát và theo dõi quá trình tập luyện của bản thân. Soi gương cũng là thói quen hàng ngày của anh Thái, "vừa để nhận ra khuyết điểm vừa uốn nắn...

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

TP.HCM đồng ý tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Phương án tách trường được UBND TP.HCM chấp thuận sau buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP về công tác tuyển sinh đầu cấp năm 2024 - 2025. UBND TP.HCM giao Sở GD&ĐT chủ trì, khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề án tổ chức lại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trên cơ sở tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành Trường THPT chuyên...

Cùng chuyên mục

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.Đảm bảo bằng cấpCác trường đại...

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Thiết bị bay không người lái của nhóm sinh viên có thể tìm kiếm người trên diện tích hàng nghìn m2, trong mưa gió cấp 6, có tính mới ở Việt Nam. Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện. Trong đó, Đinh Hữu Hoàng, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Quang Huy đang theo học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Nguyễn Đoàn Nguyên Linh là...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

Mới nhất

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc,...

Indonesia được khuyên giảm nhuệ khí của Việt Nam

Theo chuyên gia bóng đá Indonesia Aris Budi Sulistyo, HLV Shin Tae-yong nên cho các học trò đá chặt chẽ để giảm tính chiến đấu của Việt Nam ở lượt bốn, vòng loại hai World Cup 2026. "Chơi trên sân Mỹ Đình, Indonesia sẽ chịu áp lực lớn từ khán giả Việt Nam", Sulistyo nói với Bola. "Thầy trò...

Xem những tay đua mô tô nước giỏi nhất thế giới tranh tài trên đầm Thị Nại

Hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng ở xã vùng cao An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) xem hội đua ngựa, nhiều du khách quyết định đu lên cây để tiện cho việc theo dõi những màn tranh tài của các "kỵ sĩ". Tuoitre.vn Nguồn

Mới nhất

Hết rồi con ơi!