Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiCơ hội trải nghiệm văn hóa của người Hồi giáo ở Việt...

Cơ hội trải nghiệm văn hóa của người Hồi giáo ở Việt Nam trong thánh lễ Ramadan



Cộng đồng người Hồi giáo ở Việt Nam và trên khắp thế giới đã bước vào thánh lễ Ramadan.

Lễ Ramadan là thánh lễ linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo (Muslim). Theo quan niệm của người Hồi giáo đây là tháng lễ để tẩy rửa rội lỗi, được tha thứ và giúp con người trở nên trong sạch. Nhờ đó, họ được tiếp thêm sức mạnh của Thượng đế (Alah).

Thánh lễ Ramadan không có thời điểm cố định. Theo cách tính của nười theo đạo Hồi, ngày đầu tiên của tháng lễ Ramadan được tính theo lịch Mặt trăng, bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng thứ hai, khi trăng lưỡi liềm xuất hiện.

Vào những ngày này, người Hồi giáo ở khắp nơi trên thế giới sẽ tập trung ở những lễ đường công cộng: phòng cầu nguyện, thánh đường, thánh địa… để cùng nhau cầu nguyện. Theo họ, việc cùng nhau cầu nguyện sẽ giúp gắn kết cộng đồng và cũng làm cho lời nguyện cầu có sức mạnh hơn, được Thượng đế lắng nghe và ban cho sức mạnh.

Cơ hội trải nghiệm văn hóa của người Hồi giáo ở Việt Nam trong thánh lễ Ramadan
Người Hồi giáo bản địa và du khách Hồi giáo đến Thánh đường Al Noor Hà Nội cùng cầu nguyện và dự tiệc Iftar chiêu đãi. (Ảnh: Hồng Hân)

Trong những ngày của tháng lễ, các tín đồ đạo Hồi sẽ thức dậy từ rất sớm, thanh tẩy cơ thể, ăn bữa sáng trước khi mặt trời mọc. Khi mặt trời mọc, họ sẽ quỳ xuống thảm, cùng hướng về phía Tây (nơi có thánh địa Mecca) để cầu nguyện. Từ khi mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn họ chỉ cầu nguyện và không ăn uống, không đưa bất kì thứ gì vào miệng.

Ý nghĩa của việc nhịn chay trong tháng Ramadan là để mọi người có sự cảm thông với những người nghèo đói chưa đủ ăn đủ mặc. Việc nhịn ăn sẽ rèn luyện cho con người khả năng tiết chế, chống lại những cám dỗ vật chất.

Theo truyền thống, họ sẽ tụ tập với gia đình và bạn bè để ăn hai bữa trong ngày là bữa Suhoor (bữa trước khi mặt trời mọc) và bữa Iftar (bữa ăn sau khi mặt trời lặn).

Khi xả chay người Hồi giáo sẽ ăn một vài thức ăn nhẹ theo nghi thức như quả chà là, nước ép, salad, sữa và nước để bù đắp lại năng lượng cho một ngày dài cấm thực. Sau đó là bữa tiệc Iftar cùng nhau vui vẻ thưởng thức nhiều món ngon từ thịt cừu bò gà và đồ ngọt đến đêm khuya.

Khoảng 3 giờ sáng, mọi tín đồ trưởng thành lại thức dậy để thanh tẩy, nấu ăn và chuẩn bị mọi thứ bắt đầu cho một ngày cầu nguyện mới.

Người già, người ốm, phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ, người đi làm ăn công tác ở các quốc gia không có đạo Hồi có thể không phải thực hiện nghi thức nhịn ăn này.

Ở Việt Nam, tại những địa phương có thánh đường Hồi giáo như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Ninh Thuận… người theo đạo Hồi tại địa phương và du khách là người Hồi giáo đến từ các quốc gia khác đang tập trung tại thánh đường để thực hiện nghi thức cầu nguyện.

Thánh lễ Ramadan năm 2024 tại thánh đường duy nhất ở Hà Nội có tên AI Noor Mosque (12 Hàng Lược), Hoàn Kiếm – hàng ngày có tới hơn 300 tín đồ Hồi giáo là người dân bản địa, người nước ngoài sống và làm việc tại Hà Nội, du khách theo đạo Hồi tới cầu nguyện và dự tiệc Iftar.

Anh Raja Janjua, chủ nhà hàng Halal khá nổi tiếng tại Hà Nội có tên Nan n Kabab cho biết, thường vào ngày đầu tiên của tháng Ramadan, nhà hàng của anh tài trợ tiệc Iftar tại thánh đường để chiêu đãi tín đồ tới dự lễ cầu nguyện. Đại sứ quán các nước Hồi giáo và cộng đồng các tín đồ cũng đăng ký lịch tài trợ tiệc Iftar tại thánh đường suốt tháng Ramadan.

Thức ăn trong bữa tiệc xả chay là thực phẩm Halal được nấu theo phong vị phù hợp với mọi người thuộc các nước Hồi giáo như cơm pulao, cơm gà biryani, gà Korma, bò nướng Kabab, cà ri cừu, bánh nan… Và quả chà là luôn là đồ ăn thông dụng và ưa thích của mọi tín đồ. Năm nay một số bạn bè quan tâm tới lĩnh vực công nghiêp Halal cũng được gia đình anh Raja mời tới dự lễ Iftaf để có trải nghiệm về nét văn hóa đắc sắc này.

Gia đình anh Raja (đã sống tại Việt Nam 19 năm) và vợ là chị Thủy rất nhiệt tình trong công tác phục vụ cộng đồng Hồi giáo cũng như lan tỏa sự hiểu biết cộng đồng về người Hồi giáo và thực phẩm Halal. Theo chị, đó là niềm vui của sự sẻ chia và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Cộng đồng người Hồi giáo ở Hà Nội đã cùng nhau làm thiện nguyện, đóng góp giúp đỡ người nghèo, người gặp khó khăn đột xuất và cống hiến cho xã hội. Những cuộc vận động trong cộng đồng người Hồi giáo và du khách đến du lịch, công tác tại địa phương để làm từ thiện đã giúp đỡ được nhiều người vượt qua khó khăn hiểm cảnh.

Bên cạnh đó, cộng đồng cũng rất tích cực tham gia để kết nối, giúp đỡ các doanh nhân người Việt có thể tiếp cận được với các mối làm ăn, hợp tác với người Hồi giáo tại các Hồi giáo trên thế giới, chủ yếu là Trung Đông. Đây là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ Việt Nam mở rộng thị trường sang Trung Đông và các quốc gia Hồi giáo GCC- khu vực có tiềm năng to lớn cho phát triển kinh tế giao thương.

Cũng theo anh Raja, số người Hồi giáo đến thánh đường tăng lên nhiều so với những năm trước là một tín hiệu mừng. Điều này chứng tỏ sự cởi mở, mến khách của Việt Nam đã gây được sự chú ý đối với người Hồi giáo.

Cơ hội trải nghiệm văn hóa của người Hồi giáo ở Việt Nam trong thánh lễ Ramadan
Khách Việt trải nghiệm ẩm thực Halal tại nhà hàng Nan n Kabab. (Ảnh: Hồng Hân)

“Du khách Hồi giáo đến du lịch ở các tỉnh phía Bắc và Hà Nội đang tăng lên. Chúng ta nên tận dụng cơ hội khai thác thi trường Hồi giáo gần 2 tỷ dân này để thúc đẩy du lịch cũng như xuất khẩu hàng hóa. Bởi người Hồi giáo khi đi du lịch thường chi tiêu ở mức cao (trung bình du khách Malaysia chi tiêu ở mức trên 2,5tr/người/ngày; du khách các nước thuộc GCC chi tiêu nhiều hơn 6,5 lần so với mức bình quân của toàn cầu, với 40% du khách cá nhân chi tiêu nhiều hơn 10.000 USD mỗi chuyến đi….), mua sắm nhiều, có xu hướng ở lâu và đi thành đoàn (từ 5-7 người đến vài chục người trở lên bao gồm gia đình, bạn bè). Và nơi nào có dịch vụ phù hợp với người giáo – theo tiêu chuẩn Halal thì họ có xu hướng ở lâu hơn, thường xuyên quay trở lại và giới thiệu cho bạn bè người thân cùng đến”, anh Raja chia sẻ.

Để tăng cường sự giao lưu hiểu biết về văn hóa và ẩm thực người Hồi giáo cho các bạn bè Việt Nam, anh Raja cho biết thêm, nhà hàng đồ nướng Trung Đông Nan n Kabab tại 34 phố Lò rèn (Hoàn Kiếm) và 49 Xuân Diệu (Tây Hồ) sẽ vẫn phục vụ suốt cả tháng lễ để khách có thể trải nghiệm món ăn và văn hóa Hồi giáo.

Một số món ăn Iftar set theo nghi thức Ramadan cũng được phục vụ tại cửa hàng. Những món ăn này được nấu bởi các đầu bếp bản xứ giàu kinh nghiệm đến từ chính các quốc gia hồi giáo nên chuẩn Halal có chất lượng rất cao, hấp dẫn, và được gia giảm một chút cho phù hợp với khẩu vị của người Việt, do đó rất dễ thương thức và rất đáng để trải nghiệm.





Nguồn

Cùng chủ đề

Dự đám cưới Hoàng gia, cảm nhận về văn hóa Brunei

Đám cưới của Hoàng tử Abdul Mateen, con trai thứ tư của Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah và công nương Anisha Rosnah, cháu gái Cố vấn đặc biệt của Quốc vương, diễn ra từ ngày 7-16/1 tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei Darussalam.

Nghi phạm bị bắt giữ, có thể là người Hồi giáo

Một kẻ tấn công đã đâm chết một người và làm bị thương một người khác tại thủ đô Paris, đồng thời hô "Allahu Akbar" (Thánh Allah vĩ đại).

Hành trình ẩm thực Halal trên đất Quảng Ninh

Lần đầu tiên cả du khách và chủ nhà cùng hoan hỉ chia sẻ, thưởng thức món cà ri gà Tiên Yên, cà ri cá Đầm Hà, mực ống Quảng Ninh tẩm bột cà ri chiên giòn, tomyum Hạ Long... trong bữa tiệc Halal được tổ chức để chào đón đoàn khách Ấn Độ đến Hạ Long theo xu hướng du lịch Halal.

Khai phá thị trường du lịch Halal tại Việt Nam

Thị trường du lịch Halal của người Hồi giáo là một thị trường đầy tiềm năng và sôi động, với nhu cầu ngày càng tăng của 2,1 tỷ người Hồi giáo (chiếm 23% dân số) trên thế giới, dự kiến đạt 2,5 tỷ vào năm 2023 (29%).

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Bài đọc nhiều

Ý Nhi thi Miss World lần thứ 72

Miss World Vietnam 2023 Huỳnh Trần Ý Nhi cho biết hạnh phúc khi được trao cơ hội tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới ở mùa 72. Tối 22/3, đại diện đơn vị nắm bản quyền cử thí sinh trong nước đến với Miss World cho biết việc chọn Ý Nhi dựa trên quá trình quan sát, ghi nhận nỗ lực của cô."Sau ồn ào về phát ngôn Ý Nhi gặp phải sau đăng quang, chúng tôi luôn...

Lễ hội mừng năm mới cổ xưa của người Ba Tư

Kha Ninh 23:46 | 22/03/2024 Khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới đã tham gia lễ hội Nowruz, lễ mừng năm mới của người Ba Tư, được ghi vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. Mới đây, người dân các quốc gia có ảnh hưởng văn hóa Ba Tư như Afghanistan, Azerbaijan, Iran,...

Diện mạo thành phố thứ 5 của Bình Dương

Thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương được thành lập trên cơ sở nguyên trạng 234,35 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 364.578 người của thị xã Bến Cát. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình...

Hồ Quỳnh Hương: ‘Tôi đang yêu’

Hồ Quỳnh Hương cho biết hạnh phúc với bạn trai hơn cô hai tuổi, được anh ủng hộ tái xuất ca hát. Trong buổi ra mắt MV hôm 22/3 tại TP HCM, nhận được câu hỏi về chuyện tình cảm, ca sĩ cho biết đang trong giai đoạn tìm hiểu một người, được anh đồng cảm trong cuộc sống lẫn công việc. Dù không hoạt động ở làng giải trí, anh yêu âm nhạc, thích ăn chay giống cô....

Cùng chuyên mục

Kim Soo Hyun bất ngờ lộ ảnh tình cảm với nữ diễn viên từng gây tai nạn khi say rượu

Dù hình ảnh thân mật của Kim Sae Ron và Kim Soo Hyun đã bị xóa, nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng đến nam diễn viên. Đặc biệt là khi bộ phim của anh với Kim Ji Won đang rất được yêu thích.Sự chênh lệch tuổi tác giữa hai người cũng gây bất ngờ. Kim Soo Hyun sinh năm 1988, năm nay 36 tuổi, trong khi Kim Sae Ron sinh năm 2000, kém anh 12 tuổi.window.fbAsyncInit=function(){FB.init({appId:'194889717576327',cookie:true,xfbml:true,version:'v13.0'});FB.AppEvents.logPageView();};(function(d,s,id){var js,fjs=d.getElementsByTagName(s);if(d.getElementById(id)){return;} js=d.createElement(s);js.id=id;js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js";fjs.parentNode.insertBefore(js,fjs);}(document,'script','facebook-jssdk')); Source link...

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Chương trình biểu diễn nghệ thuật: Vở chèo “Chuyện ngoài chính sử

Tại khu vực Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, các nghệ sĩ, diễn viên nhà hát chèo Ninh Bình đã có buổi biểu diễn vở chèo “Chuyện ngoài chính sử - Làm Vua”. Đây là một trong chuỗi các hoạt...

Làm sao để rút được BHXH một lần khi đã đi nước ngoài làm việc?

Chị Nguyễn Thị Hiền (32 tuổi, TPHCM) chia sẻ, sau 8 năm làm giáo viên mầm non nhưng lương thấp không đủ để trang trải ở thành phố nên gia đình khuyên chị nghỉ việc đi nước ngoài làm việc để có thu nhập cao hơn."Hết tháng 3 này, tôi nộp đơn xin nghỉ dạy để làm hồ sơ đi lao động ở nước ngoài. Vậy, tôi có thể ủy quyền cho người khác nhận BHXH một lần...

Super Junior L.S.S yêu Việt Nam, sẽ tiếp tục cùng mọi người già đi

Còn với Siwon, ngoài cảm kích ra, anh còn muốn đáp trả lại lại những tình cảm đáng trân quý ấy như một sứ mệnh cần phải làm."Mỗi năm tình cảm của tôi và các bạn fan ngày càng lớn và càng sâu đậm hơn. Một mối quan hệ gần 20 năm quả thực không dễ để bắt gặp ngoài đời, vậy...

Mới nhất

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Thiếu điện là trở ngại lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tại Việt Nam trong hiện tại, nhưng quan ngại khi nhắc đến câu chuyện tương lai khi Việt Nam đi qua thời điểm dân số vàng và vấn đề thiếu điện không được xử lý sớm. ...

Chương trình biểu diễn nghệ thuật: Vở chèo “Chuyện ngoài chính sử

Tại khu vực Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, các nghệ sĩ, diễn viên nhà hát chèo Ninh Bình đã có buổi biểu diễn vở chèo “Chuyện...

Dư địa đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Quảng Nam

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Mặc dù thị trường chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia nhận định, bất động sản Quảng Nam sẽ sớm hồi phục trở lại nhờ các dư địa lớn của tỉnh. ...

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự...

Mới nhất