Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCó nên bỏ kỳ thi '2 trong 1', khôi phục thi đại...

Có nên bỏ kỳ thi ‘2 trong 1’, khôi phục thi đại học?


Những cơn mưa điểm 10 của kỳ thi 3 chung khiến điểm chuẩn vào đại học trở nên khó lường. Những đề thi trắc nghiệm gây nhiều tranh cãi? Tình trạng gian lận thi cử tại một số địa phương khó kiểm soát…

Đó có phải là những bất cập đã, đang và sẽ tiếp tục nảy sinh sau 8 năm tổ chức kỳ thi “2 trong 1”, xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng?

Nhiều câu hỏi đang được đặt ra đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia? Đâu là phương án phù hợp, có thể mang lại sự thỏa đáng và khách quan nhất?

Có nên bỏ kỳ thi '2 trong 1', khôi phục thi đại học? - 1

Những bất cập trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Từ năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức quyết định gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đại học vào làm một với kỳ vọng, giúp các trường đại học có thể sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ để xét tuyển đại học.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng mục tiêu của kỳ thi THPT không đạt được như kỳ vọng: “Kỳ vọng về việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT cho việc xét tuyển đại học… mục tiêu không cao lắm, nhất là khi sự phân hóa không cao lắm, đặc biệt ít sự phân hóa trong kỳ thi THPT hàng năm”.

Bên cạnh đó, việc chuyển từ thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm từ năm 2017 đã tạo thành cơn mưa điểm 10 với trên 4.200 bài thi, gấp 70 lần so với năm 2016. Điểm thi cao khiến điểm chuẩn của các trường tăng cao đột biến, thậm chí vượt qua mức 30 điểm, khiến không ít thí sinh và các phụ huynh không kịp trở tay.

Đặc biệt, việc chuyển đổi môn Toán thi trắc nghiệm cũng đã gây ra nhiều tranh cãi, bởi không phát huy được kỹ năng tư duy logic, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của học sinh và chưa tạo sự công bằng trong học tập và thi cử. Nhiều học sinh trông vào sự may rủi hơn là tập trung tự ôn tập.

Em Lê Đức Trí, sinh viên năm thứ nhất, Học viện Ngân hàng, Hà Nội bày tỏ: “Với cách thi tốt nghiệp THPT như hiện nay, các môn đều thi bằng hình thức trắc nghiệm, ngay cả môn Toán, nên điểm thi không phản ánh đúng thực chất năng lực học tập của học sinh và không phát huy tư duy logic.

Nhiều bạn trong lớp học bình thường nhưng khi thi điểm đứng đầu lớp. Hoặc điểm thi tốt nghiệp các môn quá cao dẫn đến điểm chuẩn đầu vào của nhiều trường đại học rất cao, 27, 28 điểm mới đỗ đại học, thậm chí, nhiều trường hợp thủ khoa thi Tốt nghiệp vẫn trượt đại học”.

Theo một số chuyên gia, kỳ thi THPT thực chất là để xem xét chất lượng dạy và học có đạt được những yêu cầu do Nhà nước đề ra trong chương trình giáo dục phổ thông. Thực tế cho thấy, hiện nay, có trên 90% học sinh đỗ tốt nghiệp, thậm chí tại nhiều địa phương con số này lên tới trên 100%.

Trong khi, Việt Nam đang hướng tới phổ cập THPT, theo một thính giả, chất lượng tốt nghiệp THPT chỉ cần yêu cầu ở mức trung bình, không nhất thiết đầu tư quá lớn cho một kỳ thi hay thúc đẩy sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường.

Một thính giả nêu ý kiến: “Hàng năm, dù là thi theo kiểu nào tập trung hay không tập trung… đều bộc lộ những bất cập như tốn tiền, tức là chúng ta sẽ mất quá nhiều tiền, hàng nghìn tỷ rồi. Thứ hai, việc tuyển sinh đại học dựa trên điểm thi THPT cũng không khoa học chút nào, do đó nó không đạt được yêu cầu. Việc tuyển sinh đại học không ăn nhập với kỳ thi THPT. Theo tôi, không nên thi theo kiểu bây giờ tốn kém, làm sao thi được phải để đỡ tiền. Thi đại học nên tách riêng ra”.

Một số ý kiến cho rằng, cần xem xét lại cách thức tổ chức thi THPT hiện nay, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đửa giải pháp tháo gỡ, đề xuất Chính phủ, Quốc hội điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Cần sự đổi mới trong kỳ thi THPT

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng, mặc dù, thời gian qua, kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa đạt được kỳ vọng về việc sử dụng kết quả của kỳ thi THPT cho việc xét tuyển vào đại học do thiếu sự phân hóa, nhưng nó vẫn rất cần thiết.

Kỳ thi THPT quốc gia rất quan trọng để xếp hạng các trường THPT, các cơ sở giáo dục và đào tạo, đồng thời đánh giá tình hình học tập của các học sinh. Những môn nào học sinh yếu để chúng ta có những chính sách phù hợp trong những năm tiếp theo. Do vậy, đây là một kỳ thi cần thiết. Tuy nhiên, cần có cách tổ chức như thế nào cho đỡ mệt mỏi thí sinh dự thi, không tạo sự tốn kém trong xã hội.

Thay vì tổ chức thi trong một ngày, học sinh tốn quá nhiều công sức, thời gian đi lại, thì có thể chia kỳ thi đó thành nhiều giai đoạn để các trường có thể thực hiện. Nếu áp dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, các nhà trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm, đặc biệt phải trung thực thì chúng ta hoàn toàn có thể tổ chức kỳ thi ở từng trường phổ thông dựa trên nền tảng ngân hàng đề thi quốc gia. Nếu làm được việc đó, Hiệu trưởng các trường THPT có thể cấp Giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp THPT cho học sinh trong tương lai”, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng nói.

Có nên bỏ kỳ thi '2 trong 1', khôi phục thi đại học? - 2

Hiện nay, đang áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, đại biểu Quốc hội, GS.TS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho rằng, sau năm 2025 việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia cần có sự cải cách cho phù hợp với tình hình thực tế:

“Còn 1 năm nữa chúng ta vẫn tiếp tục giữ kỳ thi này. Còn từ năm 2025 trở đi, theo chúng tôi vẫn tổ chức kỳ thi 2 trong 1 nhưng số môn thi tối đa chỉ 4 môn thi, trong đó 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn. Như vậy sẽ giảm áp lực cho học sinh. Hai môn tự chọn trong 9 môn còn lại phù hợp với chương trình, đúng với tinh thần chương trình là phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. Hiện tại chúng ta đang thi 6 môn”, ông Thành nêu quan điểm.

Thầy Đinh Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh cho rằng, về lâu dài, ngành giáo dục cần phải có lộ trình, chuẩn bị về nguồn nhân lực, lựa chọn các chuyên gia, từng bước xây dựng được ngân hàng đề thi để tạo sự chủ động trong việc tổ chức kỳ thi THPT: “Khi mà chúng ta đã xây dựng được một ngân hàng đủ để đáp ứng, một năm chúng ta có thể tổ chức kỳ thi từ 1- 2 lần. Trong tương lai vẫn là kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng  theo từng khu vực, theo từng địa bàn tỉnh thành phố, hướng tới lâu dài. Các trường ĐH với sự tự chủ có thể có nhiều hình thức để xét tuyển phù hợp”.

Từ thực tế quá trình đi xin việc làm, theo Đinh Thế Hùng ở Hà Nội, bằng tốt nghiệp THPT chưa phải là tấm vé để xin vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp nên khâu tổ chức có thể đơn giản hóa.

“Nếu như các trường đại học có thể tự tổ chức một kỳ thi mang phong cách, yêu cầu riêng, thì họ có thể tự tổ chức mà không nhất thiết phải dựa trên kết quả theo kỳ thi THPT quốc gia. Theo quan điểm của em, cái bằng cấp 3 không còn quá là đủ để có thể xin việc đi làm phục vụ cho việc đi làm nữa. Nếu như có thể tối giản, chỉ cần cấp bằng chứng nhận tốt nghiệp cho các bạn không có nhu cầu thi đại học”, Hùng chia sẻ.

PV(VOV Giao thông)



Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều thí sinh học thêm kín tuần, chạy đua các kỳ thi riêng giành vé vào đại học

Đặt mục tiêu trên 25 điểm với kỳ thi tốt nghiệp THPT và trên 100 điểm với kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, em Nguyễn Quang Vinh, trường THPT Lê Quý Đôn (Thái Bình) “quay cuồng” với lịch học trải kín tuần.“Ngoài thời gian trên lớp, các tối trong tuần em học thêm Toán, Lý, Hóa, Sinh. Riêng tiếng Anh, em học ở trung tâm vào hai ngày cuối tuần. Thời...

Trường đại học đồng loạt tăng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông vừa công bố phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2024. Theo nhà trường, năm nay, chính sách tuyển sinh của Học viện có một số điểm mới...

Ngày hội tư vấn tuyển sinh tại TP.HCM: Nhiều kỷ lục, thí sinh vui vì được giải đáp kỹ càng

Bạn Hoàng Bin, Trường TH-THCS-THPT Tân Phú (TP.HCM), hồ hởi khoe mình được tư vấn tại gian của Trường đại học Văn Lang đến tận 30 phút. Bin xác định ngành sẽ theo đuổi là kinh doanh quốc tế, nên đã hỏi kỹ về các phương thức xét tuyển, phương pháp học tập, học phí, học bổng... Hỏi xong ngành này, Bin sẵn...

Nhiều kỳ thi đầu vào đại học, thí sinh có thêm cơ hội?

Ngày 26-2, sáu cơ sở giáo dục đại học gồm Trường đại học Cần Thơ, Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, Trường đại học Sài Gòn, Trường đại học Tài chính - Marketing, Học viện Ngân hàng và Đại học Thái Nguyên phối hợp cùng Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục tổ chức hội nghị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháy, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Video: Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháyTối 23/3, lực lượng Công an thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước) thông tin đang phong toả hiện trường để điều tra vụ cháy xảy ra tại nhà sách Tuấn Minh ở thị xã Phước Long.Thông tin ban đầu, khoảng 19h30, một số người dân thấy khói bốc lên bên trong nhà sách Tuấn Minh (phường Long Phước, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước). Sau đó,...

Pacific Airlines trả slot không khai thác

Trong báo cáo mới nhất gửi đến Cục Hàng không Việt Nam, Pacific Airlines cho biết, phương án mới nhất về slot (lượt cất hạ cánh) sẽ được hãng phối hợp với Vietnam Airlines hoàn trả trong quá trình tạm ngừng khai thác.Trả lời PV VTC News, đại diện hãng Pacific Airlines thông tin, việc trả các slot khi quá thời hạn 2 tháng bị thu hồi chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (AOC), hoặc các chặng...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Bài đọc nhiều

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Cùng chuyên mục

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Bất ngờ ‘tiết học’ liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Vì sao là Dấu ấn rồng bay?"Dấu ấn rồng bay" là một dự án học tập liên môn (toán -...

Mới nhất

Trên 2.200 vận động viên tranh tài Giải siêu Marathon Việt Nam 2024

Ngày 23/3, Giải siêu Marathon Việt Nam 2024 (Vietnam Ultra Marathon 2024) đã diễn ra tại Bản Lác, xã Chiềng Châu (huyện Mai Châu, Hòa Bình). Đây là giải mới nhất trong chuỗi giải chạy Topas Vietnam Trail Series, gồm giải chạy siêu marathon đầu tiên tại Việt Nam – Vietnam Mountain Marathon tại Sapa (Lào Cai), cùng...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...

Mới nhất