Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCó nên quy định dạy thêm là ngành, nghề kinh doanh có...

Có nên quy định dạy thêm là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện?


Tôi tìm hiểu để biết kinh doanh có điều kiện là như thế nào? Luật Đầu tư năm 2020 quy định 227 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. 

Vậy dạy thêm là như thế nào? Ai dạy và dạy cái gì? Ai học và vì sao phải học thêm? Đó là những câu hỏi cần làm rõ.

Theo hiểu biết hạn hẹp của tôi, dạy thêm là sử dụng thời gian “rảnh việc chính” để dạy, có thể dạy lại hoặc dạy sâu hơn, rộng hơn những gì có trong chương trình hoặc không có trong chương trình.

Người dạy phần lớn là giáo viên của một trường nào đó, phổ thông hoặc đại học, cũng có thể là sinh viên có năng lực khá, giỏi. Họ dạy những gì thiên hạ có nhu cầu: toán, lý, hóa, văn, sử, địa, ngoại ngữ…

Nhất là ngoại ngữ, trường học (phổ thông, đại học) không đáp ứng được yêu cầu nên họ tìm các trung tâm để học thêm, vào buổi đêm hoặc ngày nghỉ cuối tuần. Thể thao cũng có nhu cầu học thêm: học bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, học bơi lặn, học thể hình… Nghệ thuật cũng có nhu cầu học thêm: học nhảy, học múa, học đàn, học thanh nhạc, học vẽ… Học thêm kỹ năng sống cũng khá phổ biến.

Người học có già, có trẻ, có nam, có nữ, không những học thêm lúc đang học (phổ thông, đại học) mà học thêm cả lúc đi làm hoặc về hưu. Cuộc sống muôn màu sắc, đa dạng nhu cầu phát triển năng lực bản thân. Cái gì cuộc sống cần, nói chung là chính đáng, nên ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để ai cũng cảm thấy hạnh phúc.

Trong giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông, nhiều năm nay có hiện tượng dạy thêm tràn lan, gây bức xúc trong dư luận. Học sinh tiểu học, 6 – 10 tuổi, học yếu phải học thêm đã đành, học giỏi cũng phải học thêm, học đến mức các con mụ mị, mất cả thời gian nghỉ ngơi cần thiết.

Học sinh THCS, THPT cũng học thêm nhiều buổi trong tuần. Học sinh trường chuyên còn đi học nhiều hơn trường không chuyên. Các con muốn đi học thêm cũng có. Bố mẹ bắt đi học thêm cũng có. Tệ hại nhất là giáo viên ép học trò của mình đến lớp của cô để học thêm.

Học thêm tràn lan, tức là quá mức cần thiết hoặc bị (bố mẹ, thầy cô) ép buộc là mặt trái của việc dạy học nói chung và dạy thêm, học thêm nói riêng.

Xã hội không đồng tình với việc dạy thêm tràn lan. Tôi phản đối kịch liệt việc dạy thêm tràn lan, nhưng ngược lại, hoan nghênh việc dạy thêm hợp lý và học thêm hợp lý.

Trở lại với câu hỏi có nên đưa việc dạy thêm vào ngành, nghề kinh doanh có điều kiện hay không? Tôi đã 74 tuổi, 50 năm sống trong nghề giáo và còn tiếp tục nhiều năm nữa, xin chân thành trả lời: không nên!

Cho dù dạy thêm tràn lan là một điều nhức nhối, nhưng không ảnh hưởng quốc phòng, an ninh; không ảnh hưởng trật tự, an toàn xã hội… Vì thế, không cần thiết thêm một ngành kinh doanh có điều kiện (ngành thứ 228) trong luật Đầu tư 2020.



Source link

Cùng chủ đề

Mở rộng hợp tác giữa Việt Nam-Philippines trong lĩnh vực giáo dục

Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Philippines, mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh cũng như văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân, đồng thời, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới trên kênh nghị viện. Phó Chủ...

Vì sao Phần Lan được xếp vị trí số 1 về chỉ số hạnh phúc?

Địa chỉ tòa soạn Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Địa chỉ liên...

Chiến lược giáo dục: Tạo lập thế hệ người Việt Nam mới sống lương thiện, giàu khát vọng

Giáo dục là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tếĐánh giá chiến lược có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Phó thủ tướng lưu ý cần kiên trì thực hiện quan điểm, mục tiêu trong Nghị quyết 29 về cơ sở giáo dục, đào tạo, người dạy, người học... Từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Bất ngờ ‘tiết học’ liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Vì sao là Dấu ấn rồng bay?"Dấu ấn rồng bay" là một dự án học tập liên môn (toán -...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất