Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCủng cố các động lực để thúc đẩy tăng trưởng

Củng cố các động lực để thúc đẩy tăng trưởng


Tại kỳ họp thứ 7 đang diễn ra, Quốc hội đã nghe Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024…

Lưu ý các điểm nghẽn lớn của nền kinh tế

Về triển khai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội những tháng đầu năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, thực hiện Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai Nghị quyết số 01, 02 và các Nghị quyết của Chính phủ, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024.

Sản xuất công nghiệp phục hồi còn chậm
Sản xuất công nghiệp phục hồi còn chậm

Trọng tâm là hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các Chương trình mục tiêu quốc gia, thúc đẩy xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng trong nước; tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước; bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu; phát triển du lịch; xử lý những vấn đề tồn đọng kéo dài; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã làm việc với các địa phương để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; trực tiếp kiểm tra, đôn đốc các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia theo tinh thần “ba ca, bốn kíp”, “vượt nắng, thắng mưa”, “làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, quyết tâm hoàn thành sớm nhất với chất lượng cao nhất. Chính phủ nhận định: Nhìn chung, tình hình kinh tế – xã hội những tháng đầu năm 2024 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên các lĩnh vực; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm…

Về tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định, sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn cao. Tăng trưởng kinh tế mặc dù đạt kết quả khá nhưng còn đối mặt với nhiều thách thức. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân gặp nhiều khó khăn. Sản xuất công nghiệp phục hồi còn chậm. Sản xuất nông nghiệp, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản phục hồi chậm, tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng chưa đạt yêu cầu. Tiến độ một số dự án cao tốc, giao thông trọng điểm, giải phóng mặt bằng còn chậm. Một số cơ chế, chính sách, quy định, thủ tục hành chính còn chồng chéo, rườm rà, chậm được sửa đổi…

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, trong thời gian tới khó khăn, thách thức và thời cơ, thuận lợi đan xen, trong đó khó khăn, thách thức nhiều hơn, đòi hỏi chúng ta phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, đẩy mạnh tăng tốc, bứt phá để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 và Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng nêu 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp triển khai trong thời gian tới. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; Đồng thời, tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý thêm, tăng trưởng kinh tế theo giai đoạn có xu hướng giảm dần, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện. Tăng trưởng kinh tế 2023 không đạt mục tiêu, tạo thách thức rất lớn cho mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2021-2025.

Đối với năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, tình hình thế giới năm 2024 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó dự báo. Trong khi, năm 2024 là năm “nước rút”, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025.

Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu, nhiệm vụ khác theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và các nghị quyết khác của Quốc hội, trong những tháng còn lại của năm 2024, Chính phủ cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh một số trọng tâm ưu tiên trong điều hành kinh tế vĩ mô. Cụ thể, cần tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát lạm phát, tỷ giá không để xảy ra các cú sốc ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; củng cố, giữ vững vai trò và làm mới các động lực tăng trưởng chính, động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp hiệu quả tháo gỡ điểm nghẽn về năng suất lao động; thúc đẩy chuyển đổi, sử dụng năng lượng sạch, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ; triển khai nhanh, hiệu quả Quy hoạch, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là điện, xăng dầu, không để tái diễn tình trạng thiếu điện ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.

Thêm vào đó, cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Duy trì ổn định thanh khoản và giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng; triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém; có giải pháp căn cơ, bền vững hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất kinh doanh, tiếp tục có giải pháp hạ lãi suất cho vay. Tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản cùng với có các giải pháp để ổn định và thúc đẩy các thị trường phát triển, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Phối hợp hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, cần tăng cường quản lý, chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại; tích cực thu hồi nợ thuế; điều hành chi bám sát dự toán, tiết kiệm, hiệu quả, dành nguồn lực cho các dự án trọng điểm quốc gia, cải cách tiền lương, an sinh xã hội; chủ động kiểm soát, ứng phó với các rủi ro, đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước, bội chi, nợ công; tiết kiệm chống lãng phí, tiêu cực trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/cung-co-cac-dong-luc-de-thuc-day-tang-truong-151887.html

Cùng chủ đề

Chuyên gia “điểm danh” 8 cổ phiếu tiềm năng do doanh nghiệp mở rộng công suất

DNVN - Theo các chuyên gia của Agriseco Research, với xu thế phục hồi của hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đã và đang đầu tư mở rộng công suất được kỳ vọng sẽ hưởng lợi để đón đầu xu thế. Do đó, các mã DBC, DHG, DRC, HPG.... là những cổ phiếu...

Điện Biên tận dụng thế mạnh, tạo bứt phá tăng trưởng

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, phóng viên Thời báo Ngân hàng đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Đức Toàn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên về những quyết sách đã giúp tỉnh vượt qua khó khăn và đạt mục tiêu đề ra.2023 là năm bản lề thực hiện mục tiêu nhiệm vụ cả giai đoạn 2021-2025. Xin ông cho biết, những...

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại Chỉ thị số 14 về việc triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo vỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo dõi sát tình hình thế giới, trong nước để dự báo và điều hành chính sách tiền tệ...

Đón hơn 58.000 lượt khách nước ngoài dịp nghỉ lễ

Về công suất sử dụng phòng, bình quân toàn tỉnh đạt từ 85-90%, lượng khách lưu trú trung bình đạt 1,7 ngày/khách. Các đơn vị kinh doanh du lịch chấp hành nghiêm quy định về kinh doanh du...

Mảng kinh doanh tiêu dùng của Masan tăng trưởng gần 70%

Theo báo cáo tài chính chưa kiểm toán của Quý I/2024 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa công bố, doanh thu hợp nhất của Masan tăng trưởng nhẹ ở mức 18.855 tỷ đồng. Đáng chú ý, mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (EBIT hay thu nhập trước lãi vay và thuế) tăng trưởng ở mức 69,7% so với cùng kỳ cho thấy sự phục...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều vướng mắc “cản bước” giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài

Ngày 21/5/2024 Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị với các bộ, ngành trung ương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng đầu năm 2024. Gỡ vướng mắc giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài Tiến độ giải ngân ở mức thấp Dẫn báo cáo của các bộ, ngành trung...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 21/5

Tỷ giá trung tâm tăng 4 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,44 điểm hay lũy kế giải ngân vốn nước ngoài của các địa phương tính đến 15/5/2024 mới chỉ đạt 5,7% kế hoạch vốn được giao... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 21/5. Điểm lại thông tin kinh tế tuần 13-17/5 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/5 ...

EC dời lịch kiểm tra “thẻ vàng” IUU sang tháng 9

EC đã thay đổi lịch đến Việt Nam để kiểm tra về công tác chống khai thác IUU. Theo đó, EC dời lịch sang Việt Nam vào khoảng tháng 9, 10 năm 2024, thay vì tháng 5. Trong đợt kiểm tra lần thứ 4 của Đoàn Thanh tra của EC vào tháng 10/2023, kết quả triển khai công tác chống khai thác IUU...

Gỡ vướng mắc giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài

Ngày 21/5/2024 Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị với các bộ, ngành trung ương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng đầu năm 2024 để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn nhằm thúc đẩy giải ngân. Giải ngân đầu tư công vốn nước ngoài mới đạt 8,58% ...

Liên kết vùng – “chìa khoá” để Ninh Thuận phát triển

Ninh Thuận đã và đang đẩy mạnh liên kết với các địa phương, liên kết vùng… để đánh thức tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển.Nằm trong khu vực Duyên hải miền Trung, Ninh Thuận được mệnh danh là “Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”, bởi sự kết hợp độc đáo giữa cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và di sản văn hóa đa dạng, đặc trưng riêng... Nắm bắt những...

Bài đọc nhiều

Tiềm ẩn rủi ro giảm giá

Nhận định đầu tư Chứng khoán Đông Á (DAS): Xu hướng tăng trung hạn của thị trường vẫn được giữ vững, nhưng hoạt động chốt lời có thể giữ chân thị trường trong vài tuần quanh vùng đỉnh ngắn hạn. Trong sóng tăng vừa qua, chỉ số VN-Index được hỗ trợ luân phiên bởi các cổ phiếu trụ trong nhóm VN30 và nhóm ngân hàng, tâm lý nhà đầu tư đang lạc quan và sẵn sàng tham gia các...

Gỡ vướng mắc giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài

Ngày 21/5/2024 Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị với các bộ, ngành trung ương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng đầu năm 2024 để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn nhằm thúc đẩy giải ngân. Giải ngân đầu tư công vốn nước ngoài mới đạt 8,58% ...

Liên kết vùng – “chìa khoá” để Ninh Thuận phát triển

Ninh Thuận đã và đang đẩy mạnh liên kết với các địa phương, liên kết vùng… để đánh thức tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển.Nằm trong khu vực Duyên hải miền Trung, Ninh Thuận được mệnh danh là “Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”, bởi sự kết hợp độc đáo giữa cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và di sản văn hóa đa dạng, đặc trưng riêng... Nắm bắt những...

Phó Chủ tịch HĐQT SHB chỉ mua được hơn 25,7 triệu cổ phiếu

Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có báo cáo về kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).  Theo đó, ông Đỗ Quang Vinh - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc SHB, con trai ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT SHB mới chỉ mua vào thành công 25,73 triệu cổ...

Hai ngân hàng tăng lãi suất

Thông tin về lãi suất chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi trong từng thời kỳ. Vui lòng liên hệ điểm giao dịch ngân hàng gần nhất hoặc hotline ‎để được tư vấn cụ thể.Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết về lãi suất TẠI ĐÂY. Nguồn: https://laodong.vn/kinh-doanh/lai-suat-ngan-hang-hom-nay-225-hai-ngan-hang-tang-lai-suat-1342994.ldo

Cùng chuyên mục

Ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn qua kênh trái phiếu

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa công bố thông tin kết quả chào bán trái phiếu. Theo đó, MSB vừa phát hành lô trái phiếu MSBL2427003 có kỳ hạn 3 năm, dự kiến đáo hạn ngày 16/5/2027.  Tổng khối lượng phát hành là 1.000 trái phiếu với mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu tương ứng tổng giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng. Lãi suất phát hành là 3,9%/năm. Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch...

Hải Phòng ký kết với Cục cấp thoát nước TP Kitakyushu (Nhật Bản) nâng cao khả năng cấp nước

Ông Mochiyama, Cục trưởng Cục Cấp thoát nước thành phố Kitakyushu khẳng định, thành phố Kitakyushu đã ứng dụng uBCF đầu tiên, đến nay đã vận hành được hơn 20 năm, với những kinh nghiệm đó chắc chắn sẽ giúp ích vận hành hiệu quả cho uBCF tại Nhà máy nước An Dương (Hải Phòng).Theo Biên bản ghi nhớ về đảm bảo vận hành Bể lọc u-BCF nhà máy nước An Dương giữa Công ty Cổ phần Cấp...

Cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành: Động lực thúc đẩy phát triển khu vực vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Động lực thúc đẩy phát triển vùng UBKT nhất trí sự cần thiết đầu tư Dự án với những lý do đã nêu tại Tờ trình số 112, nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030...

Cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành: Động lực thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

Động lực thúc đẩy phát triển vùng UBKT nhất trí sự cần thiết đầu tư Dự án với những lý do đã nêu tại Tờ trình số 112, nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030...

Ngân hàng giúp khách hàng thoát khỏi lừa đảo 350 triệu

Trưa 22/5, trao đổi với Người Đưa Tin, đại diện lãnh đạo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thủy Nguyên, Tp.Hải Phòng, cho biết, nhờ đề cao cảnh giác, đơn vị vừa giúp khách hàng thoát khỏi lừa đảo. Cụ thể, ông B.V.B. ở thôn 2, xã Gia Minh, huyện Thủy Nguyên, đến Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thủy Nguyên yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm 350 triệu đồng để gửi cho...

Mới nhất

Mcredit tìm cơ hội trong thách thức

Thị trường tài chính tiêu dùng đang đối mặt với giai đoạn khó khăn nhất trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các công ty tài chính, trong đó có Mcredit tập trung chuyển đổi số và cải thiện trải nghiệm khách hàng. ...

Ra mắt mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật trên không gian mạng cho sinh viên

Đây là hoạt động do Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an TP Cần Thơ và Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức, trong khuôn khổ lễ ký kết kế hoạch phối hợp xây dựng đơn vị điển hình...

Triển khai hiệu quả công tác tài chính trong Bộ Tổng Tham mưu

(Bqp.vn) - Sáng 21/5, tại Hà Nội, Phòng Tài chính Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm quyết toán ngân sách năm 2023, sơ kết công tác tài chính 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai công tác tài chính 6 tháng cuối năm 2024. Đại tá Phạm Văn Năm, Trưởng phòng Tài...

Tuyên dương, khen thưởng học sinh tiêu biểu Thủ đô năm học 2023-2024

Đây là hoạt động truyền thống, ý nghĩa, được tổ chức hàng năm, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của thành phố Hà Nội đối với học sinh - những mầm non tương lai của đất nước, lực lượng nòng cốt để xây dựng đất nước, Thủ đô giàu mạnh, phát triển. Phó Trưởng ban Dân vận Trung...

LPBank nhận giải ngân hàng triển khai Core Banking nhanh nhất châu Á

Theo LPBank, giải thưởng là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực của ngân hàng trong quá trình thực hiện thành công dự án chuyển đổi sang nền tảng công nghệ mới - Core Banking T24 với thời gian ngắn kỷ lục chỉ trong 7 tháng. Đây được xem là kỳ tích trong chuyển đổi Core...

Mới nhất