Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCùng xây những "ngôi trường hạnh phúc" cho con trẻ

Cùng xây những “ngôi trường hạnh phúc” cho con trẻ



Tháng hành động vì trẻ em, chúng ta muốn hướng đến là xây nên những “ngôi trường hạnh phúc’ cho con trẻ. Muốn vậy, trẻ cần được thừa hưởng một môi trường lành mạnh, không có áp lực học hành, không cần quan tâm điểm số…

Giáo dục
Tháng hành động vì trẻ em, chúng ta muốn hướng đến là ‘xây’ nên những đứa trẻ hạnh phúc. (Nguồn: Tuổi Trẻ)

Những năm gần đây, dư luận đề cập nhiều việc học sinh gặp những áp lực học tập, áp lực thành tích bởi lịch học dày đặc, kiến thức nhiều. Đó là chưa kể không ít trẻ phải học thêm, học hè, học cả lễ tết, cuối tuần khiến các em không còn thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Như nhiều chuyên gia tâm lý đã chỉ ra, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm sinh lý của các em.

Biết rằng, các em phải học thì mới có kiến thức, mới trưởng thành. Tuy nhiên, nếu áp lực việc học thành trở ngại, biến các em thành những chiếc “máy học”, mệt mỏi, có lẽ cần thiết phải xem lại để điều chỉnh hợp lý.

Thật buồn mỗi khi đâu đó lại có vụ học sinh tự tử. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành động dại dột, tiêu cực ở trẻ em. Nhưng trong đó, hẳn là không thể loại trừ nguyên nhân đến từ việc học. Những ganh đua về vị trí trong lớp, lịch học dày đặc, kín mít khiến nhiều trẻ trở thành “gà nòi”, “ngựa chiến”…

“Cha mẹ cũng cần thay đổi tư duy, điều chỉnh về việc đặt ra các kỳ vọng, mục tiêu đối với con em. Đừng nghĩ trẻ em chỉ cần học, bởi ngoài kia có nhiều điều con cần khám phá, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách bên cạnh kỹ năng”.

Đó là chưa kể, những kỳ vọng quá lớn mà phụ huynh áp đặt lên con. Sự xa cách giữa cha mẹ và con cái khiến trẻ trở nên cô đơn. Những lúc gặp khó khăn, trẻ không được lắng nghe, không được quan tâm, chia sẻ, khích lệ, để có thể tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống mà mình gặp phải như bị bắt nạt học đường, bị cô lập trong đám đông. Các em trở nên “nghèo nàn” kỹ năng mềm, kỹ năng sống.

Thử hỏi, học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay, có bao nhiêu em có thể tự nấu bữa cơm, có thể tự lập khi không có bố mẹ kề cận ở bên? Vì chạy đua với các kỳ thi, để vào trường chuyên, lớp chọn nên nhiều em không có nhiều thời gian để học và trải nghiệm kỹ năng sống, kỹ năng mềm. Đó là lý do tại sao, một bộ phận học sinh trở nên thiếu kiến thức thực tế và lúng túng không biết giải quyết vấn đề, dễ rơi vào thất vọng, trầm cảm.

Không phải chỉ thời nay mà thời nào, đứa trẻ đều cần được dạy kỹ năng, giáo dục về nhân cách từ những việc nhỏ. Làm sao để trẻ cảm thấy an toàn trong chính ngôi nhà của mình và có niềm tin vào cha mẹ mình. Cha mẹ hãy lắng lòng để thấu hiểu con. Hãy lắng nghe, hãy tôn trọng ý kiến, hãy cùng con giải quyết các vấn đề. Chỉ khi trở thành những “người bạn” với con, cha mẹ mới xóa được hàng rào ngăn cách.

Tháng hành động vì trẻ em, có lẽ điều chúng ta muốn hướng đến là “xây” nên những đứa trẻ hạnh phúc. Muốn vậy thì trẻ cần được thừa hưởng một môi trường hạnh phúc, lành mạnh. Cha mẹ cũng cần thay đổi tư duy, điều chỉnh về việc đặt ra các kỳ vọng, mục tiêu đối với con em. Đừng nghĩ trẻ em chỉ cần học, bởi ngoài kia có nhiều điều con cần khám phá, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách bên cạnh kỹ năng.

Là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Quyền trẻ em (CRC) vào năm 1990, đến nay, với những cam kết chính trị và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cuộc sống của trẻ em Việt Nam trên mọi miền của đất nước không ngừng được bảo đảm. Ngày càng có nhiều trẻ em được bảo vệ, được sống, được chăm sóc sức khỏe, được học tập và được ưu tiên trong các chính sách phúc lợi.

Điều 100 Luật Trẻ em năm 2016 nêu rõ: Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trau dồi kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại.

Chúng ta có thể nói rất nhiều về Quyền trẻ em. Nhưng thật buồn khi đâu đó những vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ vẫn xảy ra và không có dấu hiệu giảm. Vẫn còn những quan điểm “thương cho roi cho vọt” và vẫn còn những ông bố, bà mẹ “sính” thành tích, “sính” điểm 10…

Hơn hết, phụ huynh hãy chủ động trong việc giáo dục con, không để bệnh thành tích chi phối. Chỉ khi phụ huynh không đo lường giá trị của trẻ qua điểm số, danh hiệu, khi đó áp lực của trẻ phần nào mới được cởi bỏ.

Tại phiên họp thứ 10 vào tháng 4/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu ra một hình thức bạo lực gia đình trước nay chưa nhiều người nghĩ tới. Bạo lực gia đình không chỉ là hành hạ, đánh đập, chửi bới, khủng bố tinh thần, mà còn có cả hành vi ép buộc con cái học nhiều.

“Chúng ta có thể nói rất nhiều về Quyền trẻ em. Nhưng thật buồn khi đâu đó những vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ vẫn xảy ra và không có dấu hiệu giảm. Vẫn còn những quan điểm ‘thương cho roi cho vọt’ và vẫn còn những ông bố, bà mẹ ‘sính’ thành tích, ‘sính’ điểm 10…”.

Theo quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, cha mẹ kỳ vọng quá lớn vào con cái nên ép buộc các cháu phải học đến 2-3h sáng, đòi hỏi con cái cứ phải được điểm 10 chính là tạo ra áp lực, vượt quá năng lực, khả năng của trẻ em.

Trẻ em – lẽ ra đó là lứa tuổi mà các em cần được vui chơi, được trải nghiệm nhiều thì lại bị “bó chân” vào bàn học. Hiện nay, người ta nói nhiều đến cụm từ “trường học hạnh phúc”, dạy kỹ năng sống cho trẻ, giáo dục để trẻ trở thành người tử tế… Nhưng câu chuyện cân bằng giữa học lý thuyết với trải nghiệm thực tế, vui chơi ở trẻ hiện nay vẫn còn là bài toán. Và còn một thức tế khác, cải cách giáo dục là vậy nhưng áp lực học tập của trẻ vẫn chưa giảm.

Có lẽ, để cởi bỏ những áp lực cho con, chính cha mẹ hãy học cách chấp nhận những thiếu sót của con, chấp nhận những bảng điểm chưa đẹp, để trẻ được học, được trải nghiệm, được vui chơi đúng nghĩa.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

Nữ sinh lớp 9 bị bạn đánh hội đồng

Gia LaiNữ sinh lớp 9 bị bạn cùng trường đánh hội đồng ở bãi đất trống, trước sự hò reo của bạn học. Ngày 19/3, ông Phan Tân Quang, Hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn (xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang) cho biết đã làm việc với các học sinh, phụ huynh về sự việc và chờ kết quả từ công an để có hướng xử lý, răn đe từng em vi phạm."Tâm lý nữ sinh bị đánh...

Cô giáo Trung Quốc bạo lực học sinh

Địa chỉ tòa soạn Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Địa chỉ liên...

Việt Nam – Australia ký ghi nhớ hợp tác giáo dục

AustraliaBộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng người đồng cấp Australia trao ghi nhớ hợp tác giáo dục, với sự chứng kiến của Thủ tướng hai nước, sáng 7/3. Các lĩnh vực hợp tác gồm giáo dục mầm non, tiểu học, trung học và đại học, bao gồm cả giáo dục khuyết tật; phát triển đội ngũ giáo viên; công nghệ thông tin trong giáo dục; quản lý và lãnh đạo giáo dục; giáo dục...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ấn Độ nói về mối quan hệ với Nga, tại sao không chọn Moscow cho nhiệm vụ quốc phòng “tham vọng”?

Ngày 24/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, Nga là quốc gia mà Ấn Độ luôn có mối quan hệ tích cực và cả hai nước đều hết sức quan tâm đến lợi ích của nhau.

Hé lộ thân phận một nghi phạm; Pháp “trông người lại ngẫm đến ta”, ra quyết định khẩn

Ngày 24/3, Ủy ban Điều tra Nga (IC) xác nhận trên kênh Telegram rằng, số nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3 đã tăng lên 137 người, trong đó có 3 trẻ em.

Italy cảnh báo IS có thể thực hiện các cuộc ấn công tương tự vụ ở Moscow

Ngày 24/3, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cảnh báo một cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ xả súng tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc gần thủ đô Moscow (Nga) có thể xảy ra ở những quốc gia mà nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện diện.

Bài đọc nhiều

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp.Dưới đây là...

Ăn nước dùng hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

1. Những chất dinh dưỡng quan trọng có trong nước hầm xương Nước dùng xương hay ...

Mắc viêm khớp dạng thấp có được uống rượu bia?

Mức độ ảnh hưởng của rượu bia đến viêm khớp dạng thấp tùy thuộc nhiều yếu tố, người bệnh tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ với sức khỏe. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các khớp, gây viêm.Một số nghiên cứu cho rằng một lượng nhỏ đồ uống có cồn mỗi tuần có thể có lợi cho người bệnh...

Cùng chuyên mục

Ăn trứng liên tục có tốt?

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện dinh dưỡng quốc gia, trứng là thực phẩm lành mạnh, giàu protein và chứa nhiều acid amin thiết yếu. Trong trứng còn chứa nhiều lecithin - chất béo tốt có khả năng điều hòa lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, những người khỏe mạnh, không có bệnh có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày.Lòng trắng trứng không chứa chất béo, giàu khoáng chất dinh dưỡng như niacin, kali, riboflavin...

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hen

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh hen Hen ...

Trắc nghiệm để tập thể dục đúng cách phòng ung thư

Họ tên không được để trống Ngày sinh không đúng định dạng Email không đúng định dạng Số điện thoại không đúng định dạng Địa chỉ không được để trống Ngày khám không đúng định dạng Chọn địa điểm khám tại BVĐK TÂM ANH Hà Nội 108 Phố Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, HN Hotline - 1800 6858 BVĐK TÂM ANH TP.HCM 2B Phổ Quang, Phường 2, Q.Tân Bình, TP.HCMHotline - 0287 102 6789 * Vấn đề sức khỏe cần khám Nội dung không được để...

Trong ‘bóng nổ’ có gì mà khiến các học sinh bị ngộ độc?

Theo ghi nhận của nhà trường, các học sinh mua 11 gói "bóng nổ" đem vào lớp chơi. Các em dùng tay tác động mạnh quả bóng, làm cho gói đồ chơi phình to, phát nổ. Những em xung quanh hít phải khí thoát ra từ gói bóng có biểu hiện ngộ độc khí thở.Về chuyên môn, trong gói "bóng nổ" có...

Tranh cãi có nên cho dầu mỡ vào đồ ăn của trẻ

Nhiều ý kiến cho rằng dầu mỡ là chất béo rất quan trọng cho trẻ nên cần bổ sung vào bữa ăn. Một số khác lại cho rằng việc thêm dầu mỡ vào đồ ăn giặm cho trẻ không phù hợp và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.Sợ cho dầu mỡ khiến trẻ biếng ăn?Anh Hải Vũ (tỉnh Quảng Trị)...

Mới nhất

Thượng tướng Lê Huy Vịnh chủ trì hội nghị về quy hoạch các trung tâm dữ liệu trong Bộ Quốc phòng

(Bqp.vn) - Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và chuyển đổi số Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị báo cáo dự thảo quy hoạch các trung tâm dữ liệu trong Bộ Quốc...

Nỗ lực phấn đấu, hoàn thành trọng trách của cơ quan tham mưu chiến lược, giúp việc đắc lực, tin cậy của Quân ủy...

(Bqp.vn) - Ngày 25/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 34/SL quy định tổ chức của Bộ Quốc phòng, gồm có Văn phòng và các cục chuyên môn. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên xác định tổ chức, biên chế của Bộ Quốc phòng và ngày 25/3 hàng năm trở thành Ngày...

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ chủ trì Kỳ họp Quý I năm 2024 của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương

Sáng 22/3/2024, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Kỳ họp Quý I năm 2024 của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2024 để cho ý kiến vào 3 dự án luật, 1 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 1 đề nghị xây dựng luật. Thủ...

Thủ tướng dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang

(Chinhphu.vn) - Thông cáo báo chí của VPCP cho biết: Sáng 24/3, tại thành phố Mỹ Tho, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ '1 trọng tâm, 2 tăng...

Mới nhất