Trang chủ70 năm chiến thắng Điện Biên PhủĐiện Biên 1954Cựu chiến binh kể trận đánh đồi A1 Điện Biên Phủ

Cựu chiến binh kể trận đánh đồi A1 Điện Biên Phủ

TPO – “Hàng trăm khẩu pháo của ta và địch cùng bắn vào đồi A1 nên tai chúng tôi bị ‘điếc đặc’, không còn nghe thấy gì nữa. Hiệp đồng và chỉ huy chiến đấu chỉ bằng quan sát ánh lửa đầu nòng súng của người chỉ huy”, ông Nguyễn Thụ – nguyên Trung Đội trưởng Trung đội 269 kể lại.

Giành giật từng tấc đất

Nhớ lại những ngày tháng diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Nguyễn Thụ (sinh năm 1933, quê ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) – nguyên Trung đội trưởng Trung đội 269 (Tiểu đoàn 54, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308) không khỏi bồi hồi.

Chia sẻ với phóng viên báo Tiền Phong, ông Nguyễn Thụ kể: Năm 1949, ông xung phong nhập ngũ và được biên chế vào Đại đội 42 (Tiểu đoàn 84, Trung đoàn 36, Đại đoàn 308) và tham gia nhiều chiến dịch.

Năm 1952, ông được chọn đi học sĩ quan khóa 7 tại Trường Lục quân Việt Nam (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1). Tốt nghiệp khóa học 1952 – 1953, ông được điều về công tác tại Đại đội 269 (Tiểu đoàn 54, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308) với chức vụ quyền Trung đội trưởng.

Ngày 26/1/1954, Đại đoàn 308 được lệnh lập tức sang Lào thực hiện Chiến dịch Thượng Lào (từ 29/1 đến 13/2/1954) nhằm giúp bạn mở rộng vùng giải phóng và thực hiện nghi binh thu hút địch. Đồng thời, cô lập không cho địch chi viện từ Lào sang Điện Biên Phủ, buộc chúng chỉ còn một con đường là chi viện cho Điện Biên Phủ bằng đường không. Sau khi giải phóng Thượng Lào, ngày 18/2/1954, đơn vị của ông được lệnh trở về Điện Biên Phủ cùng tham gia chiến dịch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của địch.

Cựu chiến binh kể trận đánh đồi A1 Điện Biên Phủ ảnh 1
 

Lực lượng thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… vận chuyển lương thực, thực phẩm hỗ trợ cho chiến trường Điện Biên Phủ.

Trong đợt tấn công thứ nhất, quân ta thắng lợi giòn giã. Bước sang đợt 2, ngay trong đêm 30/3/1954, quân ta đồng loạt đánh vào 5 ngọn đồi ở phía đông Mường Thanh là A1, C1, C2, D, E. Đêm ấy, ta diệt gọn 3 cứ điểm C2, D, E, còn đồi C1, A1 hai bên giằng co, mỗi bên giữ một nửa, riêng đồi A1 kéo dài 36 ngày đêm. Đánh đồi A1 chủ yếu là Đại đoàn 316 và Đại đoàn 308. Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt.

Cũng theo ông Thụ, Trung đội do ông chỉ huy được điều lên thay quân chiến đấu trên đồi A1 một ngày và gần hai đêm. Quân số 16 người, được trang bị 2 trung liên, 4 tiểu liên, còn lại là súng trường.

“Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt. Hàng trăm khẩu pháo của ta và địch cùng bắn vào đồi A1 nên tai chúng tôi bị ‘điếc đặc’, không còn nghe thấy gì nữa. Hiệp đồng và chỉ huy chiến đấu chỉ bằng quan sát ánh lửa đầu nòng súng của người chỉ huy. Qua chiến đấu, Trung đội tôi cũng cho nhiều đồng chí bị thương và hy sinh. Sau mỗi trận đánh, chúng tôi lại củng cố công sự, công sự nào tốt nhất thì dành cho thương binh”, ông kể lại.

Cựu chiến binh kể trận đánh đồi A1 Điện Biên Phủ ảnh 2
 

Chiều 7/5/1954, lá cờ quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát.

Đến 17h, đợt phản kích bắt đầu. Do chỉ còn 5 người nên các đồng chí thương binh có thể còn chiến đấu được cũng cầm súng chiến đấu. Pháo binh ta bắn dồn dập vào trận địa địch, quân địch kêu la inh ỏi và tháo chạy. Sau đợt chiến đấu này, 1 khẩu trung liên của Trung đội bị hỏng, đạn và lựu đạn cũng gần hết, chiến sĩ thông tin hy sinh, máy thông tin 2W bị hỏng, Trung đội mất liên lạc với Sở Chỉ huy Trung đoàn và pháo binh. Nước uống và lương khô cũng hết, khát đến cháy cổ, tuy nhiên các chiến sỹ động viên nhau chiến đấu đến cùng và sẵn sàng đánh giáp lá cà với địch, quyết tâm bảo vệ trận địa.

Trong lúc ở vào thời điểm gay go, chỉ khoảng 30 phút sau, 10 đồng chí cán bộ, chiến sĩ do chính Trung đoàn trưởng Hùng Sinh dẫn đầu mang theo cả vũ khí, máy thông tin lên trận địa. Ông báo cáo nhanh tình hình ta, địch. Lúc này, địch lại tiếp tục phản kích. Do có máy thông tin liên lạc nên pháo binh ta bắn phá mãnh liệt và khá chính xác vào trận địa của địch nên chúng phải tháo chạy.

Đến khoảng 19h, Trung đoàn trưởng giao nhiệm vụ cho các đồng chí mới lên thay giữ vững trận địa và dặn dò tỷ mỉ cách xử trí một số tình huống, rồi cùng chúng tôi rời khỏi trận địa.

Những ngày sau đó là những giây phút quyết chiến và quân đội ta đã giành chiến thắng. Sau trận đánh này, ông và một đồng chí nữa được thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.

Sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông được điều về Trường Sĩ quan Lục quân 1 làm giảng viên. Sau 43 năm công tác phục vụ Quân đội, ông được tặng thưởng 8 huân chương các loại.

Cựu chiến binh kể trận đánh đồi A1 Điện Biên Phủ ảnh 3
 

Ông Nguyễn Thụ – nguyên Trung Đội trưởng Trung đội 269 (Tiểu đoàn 54, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308).

Quân và dân Thủ đô chia lửa với chiến trường Điện Biên Phủ

Thiếu tướng Lê Như Đức – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP. Hà Nội, cho biết, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, là kỳ tích vẻ vang trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, mở ra trang mới cho cách mạng Việt Nam.

Thiếu tướng Lê Như Đức cho biết, cùng chia lửa với chiến trường Điện Biên Phủ, quân và dân Thủ đô đã tổ chức hàng nghìn trận đánh lớn nhỏ, ở các huyện ngoại thành nhằm tiêu hao sinh lực địch. Ví như, trận tập kích sân bay Bạch Mai, sân bay Gia Lâm, phá hủy 33 máy bay và nhiều kho nhiên liệu của địch, góp phần làm suy yếu, sự chi viện bằng đường hàng không của địch cho cứ điểm Điện Biên Phủ…

Cựu chiến binh kể trận đánh đồi A1 Điện Biên Phủ ảnh 4
 

Hội Cựu chiến binh Hà Nội tri ân các cựu binh tham gia chiến trường Điện Biên Phủ.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Hà Nội có 1.697 người trực tiếp tham gia, có người đã anh dũng hy sinh, không cùng trong đội ngũ của Đại đoàn quân trở về Giải phóng Thủ đô tháng 10/1954.

Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều người tiếp tục công tác trong quân đội, giữ những cương vị quan trọng của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, nhiều người trở về với cuộc sống đời thường… Dù ở bất cứ cương vị nào, các cựu chiến binh luôn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu đi đầu trong mọi lĩnh vực, Thiếu tướng Lê Như Đức chia sẻ.

Nguồn:https://tienphong.vn/cuu-chien-binh-ke-tran-danh-doi-a1-dien-bien-phu-post1633393.tpo

Cùng chủ đề

Thành phố Điện Biên – điểm đến của văn hóa cội nguồn

Đánh thức tiềm năng, biến lợi thế thành động lực phát triển, với khát vọng lớn, quyết tâm cao và nỗ lực đổi mới sáng tạo, Điện Biên đã và đang trên con đường trở thành trung tâm vùng Tây Bắc. Điện Biên, dấu ấn của những chiến tích với nhiều địa danh đi liền với quá trình dựng nước và giữ nước. Điện Biên Phủ gắn liền với chiến thắng “ lừng lẫy năm châu, chấn động địa...

Những đường hào siết chặt ‘con nhím thép’ ở Điện Biên Phủ

Trong lịch sử quân sự thế giới, các chiến hào xuất hiện từ lâu, nhưng thường được sử dụng làm nơi ẩn nấp và phòng thủ. Lực lượng xung kích theo đường hào tiến sát các vị trí của địch trên đồi Him Lam và tiêu diệt cứ điểm quan trọng này ngay trong ngày mở màn chiến dịch 13/3/1954. Ảnh: TTXVN Chiến hào chưa bao giờ được xem là phương thức tiến công. Cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ,...

‘Vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt’- chiến thuật gây bất ngờ ở Điện Biên Phủ

“Vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt” là phương pháp chiến thuật do quân đội ta sáng tạo ra trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến thuật này giúp tập trung được hỏa lực tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm. Thay đổi phương châm tác chiến là nét đặc sắc, sáng tạo nhất và quyết định trực tiếp đến thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Dưới góc...

Điện Biên Phủ trong ký ức người lính cao xạ đầu tiên (kỳ cuối)

(Dân trí) - Khi biết quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ chỉ có một đường tiếp tế duy nhất là đường hàng không, các tiểu đoàn pháo cao xạ của Việt Minh đã đánh thẳng vào điểm yếu chí tử này.   Cuộc hành quân từ Trung Quốc về đến Tuần Giáo đầy khó khăn, nhưng pháo được kéo bằng ô tô nên không tốn sức binh lính. Từ điểm tập kết Tuần Giáo vào đến trận địa Điện Biên...

Ngày 3/5/1954: Quân Pháp đẩy mạnh tăng viện cứu nguy cho Điện Biên Phủ

* Trong bài viết “Liên khu Việt Bắc phối hợp với mặt trận Điện Biên Phủ” (Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2024, Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, có viết: Trước yêu cầu khẩn trương của nhiệm vụ chi viện cho chiến trường, Liên khu ủy Việt Bắc đã ra Chỉ thị “Tích...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

100 cảnh sát cùng 17 xe cứu hỏa dập lửa vụ cháy dãy nhà kho ở TPHCM

100 cán bộ, chiến sĩ cùng 17 xe cứu hỏa được các đơn vị chữa cháy ở TPHCM điều động, đến hiện trường dập lửa vụ cháy dãy nhà kho trên đường D6, phường Phước Long B, TP Thủ Đức. Ngày 2/5, UBND phường Phước Long B, (TP Thủ Đức) vừa có báo cáo gửi UBND TP Thủ Đức liên quan vụ cháy dãy nhà kho trên đường D6. Theo đó, khoảng 20h40 ngày 1/5, vụ hỏa...

Nắng nóng đỉnh điểm, nông dân vất vả ‘làm mưa’ chống hạn cho cây trồng

30/04/2024 | 12:32 TPO - Nắng nóng đỉnh điểm kéo dài trong nhiều ngày qua, để chống hạn cho cam, bưởi, nông dân Hà Tĩnh chủ động tìm cách tưới nước cứu cây trồng. Tại Hà Tĩnh, những...

Cô văn công ở chiến dịch Điện Biên Phủ: ‘Tôi chứng kiến xe chở tướng Đờ Cát phút bại trận’

TPO - Trung tá Ngô Thị Ngọc Diệp - văn công của Đoàn văn công Đại đoàn 308 - nổi tiếng với điệu múa xòe "bật lửa". Điệu múa được khai sinh trong thời điểm gian khó của chiến dịch Điện Biên Phủ. Bà cũng ôn lại thời gian khó nhưng được vỡ òa trong phút giây nhận tin thắng trận, chứng kiến xe chở tướng Đờ Cát rút khỏi Điện Biên Phủ. Tienphong.vn Nguồn: https://tienphong.vn/co-van-cong-o-chien-dich-dien-bien-phu-toi-chung-kien-xe-cho-tuong-do-cat-phut-bai-tran-post1632756.tpo  

Mở rộng kết nối, khép kín vành đai

TP - Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam là cửa ngõ kết nối với nhiều vùng kinh tế trong nước và quốc tế. Loạt dự án đường vành đai, cảng hàng không, cảng biển trung chuyển,… đã, đang và sẽ được triển khai cho thấy sự ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, từ đó tạo động lực phát triển cho khu vực. Tăng kết nối cảng TP Thủ Đức hiện có nhiều...

Hà Nội dịu nhẹ, người dân nô nức check-in trong ngày 30/4

30/04/2024 | 13:22 TPO - Ngày 30/4, tại Thủ đô Hà Nội tuy thời tiết vẫn không quá thuận lợi cho các hoạt động ngoài trời, nhưng tại nhiều địa điểm trong thành phố, người dân và du khách vẫn nô nức chụp ảnh check-in trong kì...

Bài đọc nhiều

‘Vòng vây lửa’ trên chiến hào Điện Biên Phủ

"Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm bất khả xâm phạm, các bạn đừng nghe lời tướng Giáp mà đánh vào. Đánh vào không còn đường về với bố mẹ". Tiếng loa dụ hàng từ cứ điểm Him Lam của quân đội viễn chinh Pháp vang vọng suốt ngày đêm giữa núi rừng Mường Thanh, lặp đi lặp lại. Nhưng các chiến sĩ của Đại đoàn 312 bao vây bên ngoài căn cứ Pháp không hề bị lung lay. "Chúng...

Có một hôn trường diệu kỳ trong hầm Đờ-cát

TP - 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, tiếng súng vừa dứt, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Đại đoàn phó, Đại đoàn Quân Tiên phong 308, Đại tá Cao Văn Khánh được lệnh ở lại tiếp quản trận địa Mường Thanh, trao trả tù binh. Cao Văn Khánh sinh năm 1917, tại Huế trong một gia đình quý tộc trí thức của triều Nguyễn. Ông tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Đông Dương, nhưng ông không hành...

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Chuẩn bị bước vào đợt tiến công thứ 3

Nhandan.vn Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=1a04BgqAhLk

Chiến dịch Điện Biên Phủ – Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam

Báo QĐND - Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã để lại nhiều bài học quý về tư tưởng chiến lược tiến công, tư tưởng nhỏ thắng lớn, thô sơ thắng hiện đại, nghệ thuật tổ chức, chỉ huy và phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, nghệ thuật tổ chức chuẩn bị và điều hành chiến dịch... Những bài học đó sẽ còn tiếp tục được nghiên cứu, kế thừa và vận...

Cùng chuyên mục

Những đường hào siết chặt ‘con nhím thép’ ở Điện Biên Phủ

Trong lịch sử quân sự thế giới, các chiến hào xuất hiện từ lâu, nhưng thường được sử dụng làm nơi ẩn nấp và phòng thủ. Lực lượng xung kích theo đường hào tiến sát các vị trí của địch trên đồi Him Lam và tiêu diệt cứ điểm quan trọng này ngay trong ngày mở màn chiến dịch 13/3/1954. Ảnh: TTXVN Chiến hào chưa bao giờ được xem là phương thức tiến công. Cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ,...

Tình cảnh khốn quẫn của quân Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Khi thất bại ở Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, quân Pháp đã sợ hãi, trốn tránh đạn pháo, chán nản khi liên tiếp thất bại, dìu nhau về lán cứu thương,... Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 diễn ra trong 56 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn. Trong ảnh là quân Pháp sợ hãi, trốn tránh đạn pháo. Giai đoạn 1: Từ ngày 13...

Sống mãi ký ức thời hoa lửa ‘máu trộn bùn non’

70 năm trôi qua, những người chiến sỹ Điện Biên năm xưa nay mái đầu đã bạc, tấm lưng đã còng. Chúng tôi nắm chặt tay các bác, cùng đi dọc chiến hào trên đồi A1, cứ điểm đầu não quan trọng bậc nhất trong Tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ. Dưới bóng cây phượng vĩ hoa nở đỏ rực những ngày đầu Hè, những cựu chiến binh hào sảng kể về những năm...

‘Vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt’- chiến thuật gây bất ngờ ở Điện Biên Phủ

“Vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt” là phương pháp chiến thuật do quân đội ta sáng tạo ra trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến thuật này giúp tập trung được hỏa lực tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm. Thay đổi phương châm tác chiến là nét đặc sắc, sáng tạo nhất và quyết định trực tiếp đến thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Dưới góc...

Điện Biên Phủ trong ký ức người lính cao xạ đầu tiên (kỳ cuối)

(Dân trí) - Khi biết quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ chỉ có một đường tiếp tế duy nhất là đường hàng không, các tiểu đoàn pháo cao xạ của Việt Minh đã đánh thẳng vào điểm yếu chí tử này.   Cuộc hành quân từ Trung Quốc về đến Tuần Giáo đầy khó khăn, nhưng pháo được kéo bằng ô tô nên không tốn sức binh lính. Từ điểm tập kết Tuần Giáo vào đến trận địa Điện Biên...

Mới nhất

Quảng Ngãi đánh thức du lịch nông nghiệp

Trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để tăng cường vai trò và tính kết nối của các chủ thể tham gia phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng... Dành nguồn vốn tín dụng cho phát triển sản phẩm du lịch...

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Bqp.vn) - Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên). Các đại biểu dự...

Nữ sinh Việt tốt nghiệp đại học Mỹ với điểm gần tuyệt đối

Phan Nguyễn Thụy Đan (23 tuổi) tốt nghiệp ngành tài chính - phân tích kinh doanh của Trường Drexel University (Mỹ) với điểm số gần như tuyệt đối 3.99/4.0. Đam mê tiếng Anh từ nhỏ, năm học lớp 9, Thụy Đan đạt giải nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn tiếng Anh. Sau khi hoàn thành chương trình bậc...

Nam sinh Đà Nẵng giành giải nhất quốc gia Viết thư UPU

Hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, Nguyễn Đỗ Quang Minh vượt qua 1,5 triệu bài thi, giành giải nhất cuộc thi Viết thư UPU toàn quốc. Quang Minh hiện là học sinh lớp 9 trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Với đề bài "viết thư gửi các...

Mới nhất