Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐại học Công nghiệp Hà Nội thành lập trường Cơ khí -...

Đại học Công nghiệp Hà Nội thành lập trường Cơ khí – Ôtô


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thành lập trường Cơ khí – Ôtô, tiến tới trở thành đại học vào năm 2025.

Ngày 5/8, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội công bố quyết định thành lập trường Cơ khí – Ôtô, trên cơ sở sáp nhập khoa Cơ khí và Công nghệ Ôtô. Đây là hai khoa có bề dày lịch sử, là đơn vị mũi nhọn trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Đây cũng là trường Cơ khí – Ôtô thuộc trường đại học đầu tiên trong cả nước. PGS.TS Hoàng Tiến Dũng, Trưởng khoa Cơ khí, được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Cơ khí – Ôtô.

Các ngành thuộc trường Cơ khí – Ôtô gồm: Công nghệ kỹ thuật ôtô, Công nghệ kỹ thuật điện tử ôtô, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Robot và trí tuệ nhân tạo, Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp. Tổng chỉ tiêu năm nay của trường này là 1.350.





Lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trao quyết định bổ nhiệm cho hiệu trưởng, hiệu phó trường Cơ khí - Ôtô. Ảnh: HaUI

Lãnh đạo trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trao quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó trường Cơ khí – Ôtô. Ảnh: HaUI

Như vậy đến nay, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có hai trường thành viên, gồm trường Ngoại ngữ – Du lịch (thành lập tháng 12/2021) và trường Cơ khí – Ôtô. Mục tiêu đến năm 2025, trường sẽ phát triển thành Đại học Công nghiệp Hà Nội với 3-5 trường thuộc, trực thuộc.

Hiện, cả nước có 6 đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng và Bách khoa Hà Nội.

Theo Luật Giáo dục đại học năm 2018, trường đại học đào tạo và nghiên cứu nhiều ngành, những ngành này thuộc một hoặc một vài lĩnh vực. Trong khi đó, đại học đào tạo và nghiên cứu đa lĩnh vực, gồm nhiều trường đại học và khoa thành viên. Để chuyển thành đại học, các trường cần đảm bảo ba điều kiện: được tổ chức kiểm định hợp pháp đánh giá đạt chuẩn chất lượng; có ít nhất ba trường và 10 ngành đào tạo tiến sĩ, quy mô sinh viên chính quy trên 15.000; được cơ quan quản lý trực tiếp, các nhà đầu tư chấp thuận.

TS Kiều Xuân Thực, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, cho rằng phát triển thành đại học là cơ hội để đổi mới cấu trúc và hệ thống quản trị, tập trung nguồn lực để phát triển hiệu quả.

“Việc thành lập các trường trong trường đại học giúp đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho từng đơn vị, thúc đẩy quyền tự chủ nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên”, ông Thực nói.

Đại học Công nghiệp Hà Nội hiện đào tạo 32.000 sinh viên, trong nhóm trường dẫn đầu về quy mô đào tạo của cả nước. Mỗi năm, trường tuyển trên 7.000-7.500 sinh viên đại học.


Dương Tâm



Source link

Cùng chủ đề

5 nữ sinh làm than nén không khói từ vỏ cam, bưởi

Thấy bưởi ở quê rụng nhiều, Tú Anh và các bạn nảy ra ý tưởng làm viên than nén từ vỏ để khởi nghiệp, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu. Với dự án "Công nghệ tách chiết tinh dầu và viên than nén từ vỏ cam, bưởi", thực hiện từ tháng 10/2023, nhóm ZestAroma đã lọt vào top 50 trong số 500 dự án tham dự cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" -...

Nhà giáo yêu nghề, yêu khoa học và nhiệt huyết trong các hoạt động phong trào

Cuộc thi Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023 khép lại nhưng những ấn tượng vẫn đậm sâu, những dư âm vẫn mãi nối dài trong trái tim khán giả về lối diễn xuất dung dị, mộc mạc, gần gũi mang đậm thần thái, cốt cách của Bác Hồ trong vai diễn của PGS.TS.Lê Ba Phong.Trên hành trình nghiên cứu khoa học và giảng dạy, thầy luôn tiến về...

Cô gái Sán Dìu mê robot từ tiểu học, vô địch Robocon quốc gia

"Là con gái, sao lại học ngành kỹ thuật?". Đó là câu hỏi mà Diệp Thị Hiền (SN 2002) - sinh viên năm cuối ngành Điện tử - Viễn thông, Đại học Công nghiệp Hà Nội - nhiều lần nhận được từ những người xung quanh khi theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học công nghệ. Nữ sinh Sán Dìu bật khóc khi vô địch Robocon quốc gia (Video: VTV) Chia sẻ với phóng viên Dân trí, Diệp Thị Hiền cho biết,...

Đỗ đại học bằng vé vớt, 10X Phú Thọ tốt nghiệp thủ khoa ĐH Công nghiệp Hà Nội

"Trở thành thủ khoa tốt nghiệp đại học, em không quá bất ngờ nhưng cũng vui vì bản thân đã hoàn thành mục tiêu đặt ra trong 4 năm đại học. Em muốn dành phần thưởng này cho bố mẹ - người luôn tần tảo sớm hôm lo cho con ăn học, trở thành người có ích cho xã hội", Nguyễn Thị Ánh Nguyệt nói.Để đi đến thành công này, ít ai biết Nguyệt từng hụt hẫng, tự...

Ngành Kỹ thuật ôtô sau 5 năm ra trường có thể thu nhập 25-45 triệu

Sinh viên Kỹ thuật ôtô có thể sửa chữa, bảo dưỡng, tham gia thiết kế và lắp ráp ôtô với lương khởi điểm 5-16 triệu đồng, tăng gấp đôi hoặc ba sau 5 năm. Các trường công nghệ, kỹ thuật cho biết các ngành học liên quan đến ôtô được quan tâm trong vài năm qua. Vậy mức điểm chuẩn, học phí và thu nhập sau này ra sao, theo đánh giá của các đại học?Tại trường Đại học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doãn Hải My lần đầu đăng ảnh bầu

Người đẹp Doãn Hải My nói hạnh phúc khi mang thai con đầu lòng năm Rồng, lần đầu đăng ảnh bầu bên chồng - cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Tối 23/3, Doãn Hải My lần đầu xác nhận tin vui sau bốn tháng kết hôn với Đoàn Văn Hậu. "Tôi hạnh phúc xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ trong lần đầu làm mẹ", người đẹp nói. Doãn Hải My và chồng trong bộ ảnh công bố tin vui, tung tối...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Rừng hoa đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Pu Ta Leng

LAI CHÂU-Hoa đỗ quyên nhiều màu sắc đang nở rực rỡ trên đỉnh Pu Ta Leng, tạo nên khung cảnh "như cổ tích", thu hút khách trekking. Đỉnh Pu Ta Leng, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm ở huyện Tam Đường, cách thành phố Lai Châu khoảng 20 km. Pu Ta Leng cao 3.049 m, là đỉnh núi cao thứ ba đã được khám phá ở Việt Nam, sau Fansipan (3.143 m, Lào Cai) và Pu Si Lung (3.083 m, Lai...

Bài đọc nhiều

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Cùng chuyên mục

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Bất ngờ ‘tiết học’ liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Vì sao là Dấu ấn rồng bay?"Dấu ấn rồng bay" là một dự án học tập liên môn (toán -...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất