Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐại học đau đầu vì đất, khó tìm cho đủ để đạt...

Đại học đau đầu vì đất, khó tìm cho đủ để đạt chuẩn


Trụ sở chính của Trường ĐH Mở Hà Nội khá chật chội - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Trụ sở chính của Trường ĐH Mở Hà Nội khá chật chội – Ảnh: NGUYÊN BẢO

Năm 2023, tròn 30 năm Trường ĐH Mở Hà Nội được thành lập. Thế nhưng, khoảng 50% diện tích sàn phục vụ đào tạo của trường phải liên kết hoặc thuê mướn. Hiện trường này có nhiều cơ sở đào tạo nằm rải rác ở Hà Nội.

30 năm vẫn thuê mướn cơ sở đào tạo

Theo báo cáo ba công khai năm học 2023-2024 (lần 1) của Trường ĐH Mở Hà Nội, trường có tổng diện tích đất hơn 55.000m2, trong đó sở hữu chỉ chưa tới 1.500m2. Đây là diện tích thuộc trụ sở chính của trường, phần còn lại là thuê hơn 53.000m2.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đỗ Ngọc Anh – giám đốc Trung tâm truyền thông và tuyển sinh Trường ĐH Mở Hà Nội – cho biết do có sự hiểu chưa đúng về sở hữu nên báo cáo của trường gây hiểu lầm. Trường đã đính chính thông tin công khai cơ sở vật chất. Trong đó, trường sở hữu toàn bộ hơn 55.000m2 này bao gồm trụ sở chính và cơ sở tại Hưng Yên.

Mặc dù vậy, trường này vẫn phải thuê mướn nhiều cơ sở khác nhau để đào tạo. Trong tổng số hơn 45.000m2 diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, chỉ có hơn 21.000m2 thuộc sở hữu của trường, hơn 50% diện tích sàn còn lại là liên kết hoặc thuê.

Ở phía Nam, Trường ĐH Mở TP.HCM cũng trong tình cảnh tương tự. 30 năm thành lập, trường chỉ sở hữu 9.034m2 diện tích sàn phục vụ đào tạo trong tổng diện tích 57.695m2. Số diện tích còn lại là liên kết (gần 33.000m2) và thuê (hơn 15.500m2).

Đáng chú ý là diện tích đất của trường rất nhỏ. Tính đến năm học 2023-2024, tổng diện tích đất của trường là 454.029m2 nhưng phần đất trường sở hữu chỉ có 2.484m2. Như vậy, phần đất sở hữu chỉ chiếm trên 0,5% trong tổng diện tích đất hiện có mà trường kê khai, phần còn lại là đất trường liên kết và thuê.

Việc thuê địa điểm đào tạo khiến trường bị động khi chủ khu đất có sự thay đổi. Điều này dẫn đến hệ lụy trường phải dời địa điểm thuê từ quận Gò Vấp về huyện Nhà Bè năm 2023 khiến sinh viên phản ứng dữ dội.

Nhiều trường đại học khác tuy cũng có đất nhưng diện tích nhỏ, phải thuê mướn thêm nhiều cơ sở bên ngoài để tổ chức đào tạo. Trong đó, Trường ĐH Công Thương TP.HCM phải thuê nhiều địa điểm quanh trường để đào tạo. Trường có tổng diện tích đất 188.106m2. Đáng chú ý trong số này đã bao gồm 153.529m2 đất tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Địa điểm này cách trụ sở trường khoảng 150km.

Đây là khu đất được Bộ Công Thương cấp cho trường nhưng do khoảng cách quá xa nên hầu như trường không có hoạt động đào tạo nào ở đây. Để đáp ứng đủ nơi đào tạo, trường thuê ba địa điểm tại quận Tân Phú và huyện Bình Chánh làm cơ sở đào tạo. Diện tích đất/sinh viên đạt 12,2m2 và diện tích sàn đạt 3,2m2/sinh viên.

Tương tự, một số trường đại học khác tuy đã xây dựng cơ sở khang trang nhưng vẫn phải thuê mướn địa điểm bên ngoài làm cơ sở đào tạo. Trong đó, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thuê năm địa điểm, liên kết hai địa điểm. Tuy nhiên, diện tích đất/sinh viên cũng chỉ đạt 9,96m2 và diện tích sàn đạt 3,04m2/sinh viên.

Cơ sở chính Trường ĐH Công Thương TP.HCM khá chật chội. Sinh viên chen chúc chờ gửi xe vì bãi xe quá nhỏ - Ảnh: T.L.

Cơ sở chính Trường ĐH Công Thương TP.HCM khá chật chội. Sinh viên chen chúc chờ gửi xe vì bãi xe quá nhỏ – Ảnh: T.L.

Bài toán khó

Nói về diện tích đất theo chuẩn đại học, ông Thái Doãn Thanh – phó hiệu trưởng Trường ĐH Công Thương TP.HCM – cho biết hiện nay khoảng 90% trường đại học tại Việt Nam không đạt chuẩn tiêu chí này, tuy nhiên vẫn còn thời gian để các trường xoay xở mở rộng cơ sở đào tạo.

Dự kiến một đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương là Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu (trụ sở tại quận 1, TP.HCM) sẽ sáp nhập vào Trường ĐH Công Thương TP.HCM. Trường sẽ có thêm diện tích đất và diện tích sàn phục vụ đào tạo. Dẫu vậy, theo ông Thanh, với quy mô khoảng 20.000 sinh viên, trường cần đến 50 hecta đất nữa mới đáp ứng được chuẩn.

“Cơ sở tại Trà Vinh có diện tích đất lớn nhưng xa, chủ yếu làm trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm chứ trường không tổ chức đào tạo gì ở đây. Trong bối cảnh đó, trường phải thuê địa điểm để đào tạo.

Định hướng của trường là tìm cách chuyển dịch, mở rộng cơ sở đào tạo chứ đâu thể nào thuê mãi được. Với diện tích đất còn thiếu lớn như vậy, đây là bài toán rất khó. Nhà nước và cơ quan quản lý phải có cơ chế hỗ trợ các trường may ra mới đạt được” – ông Thanh nói thêm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Anh – Trường ĐH Mở Hà Nội – cho biết hiện nay TP Hà Nội có chủ trương giao gần 30 hecta cho một số trường đại học tại huyện Chương Mỹ, trong đó có Trường ĐH Mở Hà Nội.

“Cơ sở ở Hưng Yên của trường chủ yếu tổ chức học quốc phòng an ninh. Trường cũng mong muốn có một cơ sở đủ lớn để sinh viên học tập. Trong điều kiện chưa có, trường thuê các địa điểm bên ngoài tổ chức đào tạo. Để thuận lợi cho sinh viên, trường bố trí một số ngành có liên quan học chung tại một địa điểm” – ông Anh cho biết thêm.

Không chỉ các trường đại học thành lập chưa lâu, ngay cả nhiều đại học lâu đời cũng chưa đạt chuẩn về diện tích đất. Hầu hết các trường đại học hiện có diện tích đất/sinh viên đều dưới chuẩn, trường đại học chật chội, tù túng.

Một giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết cảm thấy không gian của trường không đúng tính chất của trường đại học. “Trong khuôn viên chính của nhà trường, đập ngay vào mắt là hai tòa nhà của hai trường THPT chuyên và Nguyễn Tất Thành. Vào trường thì học sinh tập thể dục khắp khuôn viên, nhiều hơn sinh viên. Giảng viên thì chen lấn với học sinh để xe. Điều này diễn ra nhiều năm nhưng càng ngày càng tăng mức độ” – giảng viên này nói.

Để có đất đã khó, đất sạch cho giáo dục với quy mô lớn còn khó hơn. Đó là chưa kể chi phí cho đất đai và xây dựng lớn, các trường khó có thể kham nổi. Vay ngân hàng cũng là giải pháp nhưng các chi phí phát sinh lớn và phần này có thể bị đẩy lên vai người học, tạo thêm gánh nặng khi học phí tăng cao.

Diện tích đất/sinh viên (m2) Nguồn: Báo cáo 3 công khai của các trường - Đồ họa: TUẤN ANH

Diện tích đất/sinh viên (m2) Nguồn: Báo cáo 3 công khai của các trường – Đồ họa: TUẤN ANH

Trường lâu đời cũng đau đầu vì đất

Ngay cả ĐH Bách khoa Hà Nội, trường lâu đời và có khuôn viên lớn nhất nhì Hà Nội, cũng chưa đạt chuẩn về diện tích đất/sinh viên. Các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM như Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Kinh tế – Luật, Trường ĐH Quốc tế vốn có khuôn viên lớn nhưng cũng chưa đạt chuẩn diện tích đất.

Gánh nặng cho sinh viên

Ông Lê Trường Tùng – chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH FPT – nêu ví dụ các khoản chi phí khi các trường thực hiện chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Đất tính rẻ 20 triệu đồng/m2. Tính ra tiền đất cho mỗi sinh viên là 20 triệu đồng x 25m2 (chuẩn diện tích đất mỗi sinh viên) bằng 500 triệu đồng.

Giả sử vay ngân hàng mua đất, với lãi suất 10%/năm, khi đó lãi trả cho ngân hàng mỗi sinh viên là 50 triệu đồng/năm. Học phí nếu thu 50 triệu đồng/năm thì vừa đủ để trả lãi tiền đất cho ngân hàng.

Theo chuẩn, tỉ lệ sinh viên/giảng viên là 40. Lương giảng viên 400 triệu đồng/năm, mỗi sinh viên gánh thêm 10 triệu nữa. Diện tích sàn xây dựng 2,8m2/ sinh viên, chi phí xây dựng khoảng hơn 10 triệu đồng/m2, tổng 30 triệu đồng. Như vậy, chi phí ba khoản (đất, xây dựng và giảng viên) là 63 triệu/năm/sinh viên.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều trường bỏ quy định đuổi học sinh viên hoạt động mại dâm 4 lần

Quy chế công tác sinh viên ở các trường đại học hiện nay được ban hành dựa vào thông tư 10/2026 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế công tác sinh viên chính quy. Trong quy chế này, sinh viên hoạt động mại dâm lần 1 bị khiển trách, lần 2 cảnh cáo, lần 3 đình chỉ có thời hạn...

Nữ sinh GenZ xinh đẹp, xuất sắc và ước mơ làm cầu nối hai nước Việt – Nhật

Nguyễn Minh Anh, cựu học sinh trường THPT chuyên Ngoại ngữ, vừa xuất sắc giành được học bổng toàn phần Chính phủ Nhật Bản (MEXT).Trước đó, cô gái sinh năm 2005 này kịp sở hữu bảng thành tích ấn tượng: Điểm gần tuyệt đối trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật N1 (176/180), 8.0 IELTS, giải Nhất cuộc thi chọn học sinh giỏi cấp Đại học Quốc gia môn tiếng Nhật, giải Nhất cuộc thi hùng biện do Lãnh...

Sinh viên có nên làm thêm ca đêm?

Khi lựa chọn công việc làm thêm vào buổi tối, đa phần sinh viên sẽ tìm đến các quán cafe, cửa hàng tiện lợi, quán game. Theo đặc thù, các dịch vụ này sẽ mở qua đêm để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Vậy sinh viên có nên chọn làm việc ca đêm không? Sinh viên có nên chọn làm việc ca đêm?So với ca ngày thì công việc sắp xếp vào ca đêm sẽ có mức...

Trường đại học Việt Nam quá chật chội

Tuy nhiên vì chuẩn chỉ có 2,8m² nên việc nhiều trường đạt cũng không có gì lạ. Điều lạ là có một số trường chưa đạt chuẩn này. Đáng chú ý cả ba trường mà chúng tôi thống kê có diện tích sàn dưới chuẩn đều là các trường công lập."Yêu cầu chỉ 2,8m² mà nhiều trường kêu tôi thấy cũng lạ....

Nhiều cơ hội cho sinh viên làm việc tại tổ chức phi chính phủ

Ngày 25-3, nhiều tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ (NGO), các đại học trong và ngoài nước đã có mặt tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), đưa ra nhiều góc nhìn xây dựng nguồn nhân lực trẻ ngành công tác xã hội. Từ năm 2016, ngày 25-3 được Thủ tướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tuấn Tú, Duy Hưng vào phim Người một nhà

Đạo diễn Trịnh Lê Phong - từng thực hiện các phim đề tài gia đình gây chú ý như Trở về giữa yêu thương, Thông gia ngõ hẹp, Anh có phải đàn ông không? - lý giải chuyện tại sao Trí và Tuệ là anh em sinh đôi nhưng ngoại hình, khuôn mặt khác nhau: "Ngoài đời cũng có những cặp sinh đôi...

Hà Nội chốt ba môn thi tuyển vào lớp 10

Ông Nguyễn Quang Tuấn cho biết kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của Hà Nội năm học 2024-2025 về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm học trước. Theo đó, Hà Nội sẽ tổ chức một kỳ thi chung với ba môn thi gồm: toán, ngữ văn, ngoại ngữ. Với môn ngoại ngữ học sinh sẽ được chọn...

‘Không phải cứ ngồi im là cơ hội sẽ tới’

Kỳ Duyên và hành trình đi tìm tương lai (Nguồn: BUV) Suốt những năm tháng cấp 3 tới khi trở thành quán quân học bổng tại BUV, Kỳ Duyên luôn chủ động vẽ ra lộ trình tương lai cho mình.Và hiện tại, với cương vị mới - đại sứ sinh viên BUV, Kỳ...

Đến ngày hội áo dài quận 5, may áo dài với giá 650.000 đồng

Còn hội thi trình diễn áo dài tập thể thu hút gần 20 đội thi là nam nữ doanh nhân, thương nhân, người lao động đang kinh doanh và làm việc tại các phường, chợ, trung tâm thương mại quận 5. Trong khuôn viên ngày hội, ban tổ chức bố trí hai gian hàng Áo dài yêu thương phục vụ miễn phí...

Đại học có được đào tạo chất lượng cao để thu học phí cao?

"Đào tạo chất lượng cao là chương trình tinh hoa"Ông Hiển cho biết thêm: "Trong nhiều năm qua, các chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học của Trường đại học Luật TP.HCM đã thể hiện sự ưu việt và đạt được nhiều thành công. Đây là những chương trình tinh hoa mà bản chất là sự nâng cao...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh Việt trúng tuyển thạc sĩ trường Y Harvard

Sinh ra và lớn lên ở thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), Thu Phương từng chọn học đại học tại TP.HCM. Thế nhưng chỉ sau một năm học, cô gái trẻ nhận thấy bản thân không thuộc về nơi này. Nữ sinh xin nghỉ học để thi lại và trúng vào ngành Kinh tế đối ngoại, trường Đại học Ngoại Thương, “khăn gói” ra Bắc.Cùng thời điểm đó, Thu Phương cũng nhận được email thông báo giành được...

Giáo sư Nguyễn Đình Đức vào hội đồng biên tập tạp chí quốc tế uy tín

Hiện tại, giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI thuộc những nhà xuất bản có uy tín, như: tạp chí Aerospace Science and Technology (Nhà xuất bản Elsevier); tạp chí Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất bản SAGE); tạp chí Mechanics of Composite Materials...

Nam Australia dừng nhận học sinh ba tỉnh của Việt Nam

Sở Giáo dục Nam Australia tạm dừng nhận đơn đăng ký của học sinh phổ thông ở ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trả lời VnExpress ngày 5/2, Sở Giáo dục bang này cho biết quyết định được đưa ra sau khi xem xét quê quán của một số học sinh rời nhà trọ mà không được phép."Quyết định này phù hợp với đạo luật về Dịch vụ giáo dục dành cho du học sinh, nhằm...

Thủ tục đăng ký đóng BHXH và cấp sổ BHXH mới nhất 2023

Xin hỏi thủ tục đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, điều chỉnh mức đóng và việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT mới nhất hiện nay được hướng dẫn thế nào? - Độc giả Trần Anh

Lao động kỹ thuật sang Hàn Quốc, vào việc là lương 50-60 triệu đồng/tháng

Thứ trưởng cũng trực tiếp xác minh thông tin người lao động nước ngoài nói chung, trong đó có người Việt tại tập đoàn chuyên làm trong ngành đóng tàu này về việc công ty có chính sách phúc lợi tốt, đời sống người lao động được đảm bảo, đặc biệt là vấn đề an toàn lao động.Nâng hạng visa lao độngỞ nhóm lao động kỹ thuật, diện visa E7 (thị thực dành cho lao động kỹ thuật, có...

Cùng chuyên mục

Hà Nội chốt ba môn thi tuyển vào lớp 10

Ông Nguyễn Quang Tuấn cho biết kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của Hà Nội năm học 2024-2025 về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm học trước. Theo đó, Hà Nội sẽ tổ chức một kỳ thi chung với ba môn thi gồm: toán, ngữ văn, ngoại ngữ. Với môn ngoại ngữ học sinh sẽ được chọn...

‘Không phải cứ ngồi im là cơ hội sẽ tới’

Kỳ Duyên và hành trình đi tìm tương lai (Nguồn: BUV) Suốt những năm tháng cấp 3 tới khi trở thành quán quân học bổng tại BUV, Kỳ Duyên luôn chủ động vẽ ra lộ trình tương lai cho mình.Và hiện tại, với cương vị mới - đại sứ sinh viên BUV, Kỳ...

Đại học có được đào tạo chất lượng cao để thu học phí cao?

"Đào tạo chất lượng cao là chương trình tinh hoa"Ông Hiển cho biết thêm: "Trong nhiều năm qua, các chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học của Trường đại học Luật TP.HCM đã thể hiện sự ưu việt và đạt được nhiều thành công. Đây là những chương trình tinh hoa mà bản chất là sự nâng cao...

Phụ huynh trường Quốc tế Mỹ xin chuyển con học online

Hơn 100 phụ huynh trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) đề xuất cho con học online, chấp nhận đóng thêm 10-15 triệu mỗi tháng. Sáng 28/3, 115 phụ huynh đã gửi đơn kiến nghị tập thể đến trường Quốc tế Mỹ Việt Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM với mong muốn con được chuyển sang học online để hoàn thành năm học.Chị Minh Anh, phụ huynh học sinh lớp 11 của trường, đại diện nhóm,...

Trùng lịch đợt thi và khảo sát lớp 12 của Hà Nội: Học sinh lo lắng

"Mới đây Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội thông báo sẽ tổ chức thi khảo sát với học sinh lớp 12 trên toàn thành phố vào ngày 5 và 6-4. Nhưng hầu hết học sinh lớp 12 đều đăng ký thi đánh giá năng lực trong đợt thi vào ngày 6 và 7-4. Hai lịch thi bị trùng nhau...

Mới nhất

Đẩy mạnh truyền thông để thay đổi nhận thức về an toàn thông tin

(Mic.gov.vn) - Chiều 27/3/2024, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị Giao ban Quản lý nhà nước tháng 3/2024. Thứ trưởng Phạm Đức Long chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Phan Tâm, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cùng đại diện Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.  ...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính và Ngoại giao

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 31, ngày 18/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn đối với các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao. Phiên chất vấn được tổ chức tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội,...

Quản lý quảng cáo trên mạng hướng đến “Tuân thủ – An toàn

(Mic.gov.vn) - Chiều ngày 26/3, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Hội nghị Triển khai các giải pháp quản lý quảng cáo trên mạng với chủ đề “Tuân thủ - An toàn - Trách nhiệm”. Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm chủ trì hội nghị. ...

Tìm hiểu thủ tục kinh doanh và đầu tư tại thị trường Algeria

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa nói chung của Algeria đạt 40 tỷ USD năm 2023. Mặc dù Algeria đang chủ trương đa dạng hóa nền kinh tế song nước này phải nhập khẩu hầu hết các mặt hàng trong đó có 50% là lương thực, thực phẩm. Thị trường Algeria có nhu cầu nhập khẩu các...

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

Ngày 15/3/2024, tại thành phố Komatsu (tỉnh Ishikawa, Nhật Bản), Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Nhật Bản. Theo nội dung biên bản ghi nhớ, trong 2 năm kể từ khi...

Mới nhất