Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐặt tên làng, xã khi sáp nhập làm sao bảo tồn được...

Đặt tên làng, xã khi sáp nhập làm sao bảo tồn được những giá trị lịch sử văn hóa


Trong những ngày này, câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính đang được dư luận hết sức quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng, tên làng, xã không đơn thuần chỉ là những chữ được ghi trên văn bản hành chính, nó còn là nơi lưu giữ ký ức lịch sử, văn hóa, bản sắc địa phương, là sợi dây gắn kết con người với quê hương.

Việc xóa tên cũ, đặt tên mới có thể làm mất đi cái hay, cái đẹp, mất đi nét đặc trưng của địa phương, thậm chí không mang lại cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào với lịch sử, văn hóa. Liên quan đến vấn đề này, nhà nghiên cứu dân tộc học, PGS.TS Bùi Xuân Đính đã có cuộc trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận.

Làng – nơi lưu giữ ký ức

+ Thưa ông, đã có nhiều ý kiến cho rằng, địa danh, tên làng xã từ xa xưa thường gắn liền với những giá trị văn hóa, đã đi vào văn chương, thi ca, âm nhạc… Ông đánh giá thế nào về điều này?

– Từ xa xưa, làng của người Việt (đặc biệt ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ) thường có tên Nôm, hay còn gọi tên Việt cổ. Đây là loại tên rất khó xác định chính xác về ngữ nghĩa và thường gắn với chữ “Kẻ”. Kẻ ở đây là làng, ví dụ như “kẻ Noi”, “kẻ Vạng”, “kẻ Ải”, “kẻ Cót”, “kẻ Bưởi”… Những danh xưng này gắn với quá trình người Việt khai phá đất đai, lập làng. Về sau, khi tiếp thu chữ Hán, những tên Nôm đó được phiên âm ra từ Hán Việt, ví dụ “kẻ Noi” biến thành Cổ Nhuế, “kẻ Ải” biến thành Di Ái, “kẻ Than” thành Thạch Thán… Trong đó, tên chữ Hán được ghi trong các văn bản hành chính còn tên Nôm vẫn được dùng trong giao tiếp hằng ngày.

dat ten lang xa khi sap nhap lam sao bao ton duoc nhung gia tri lich su  van hoa hinh 1

PGS.TS Bùi Xuân Đính.

Mặc dù vậy, ngay những cái tên Hán Việt cũng thường gắn với điều kiện địa lý tự nhiên của mỗi địa phương, vùng đất; gắn với quá trình tụ cư và phương thức khai hoang lập làng, vì thế ở các vùng quê có rất nhiều cái tên như “Trại”, “Đồng”, “Giáp”. Đa số các tên làng còn chỉ nghề nghiệp như “Vân Canh”, “Xuân Canh” đều gắn với trồng cấy nông nghiệp hay những làng La gắn với nghề canh cửi. Có làng lại đặt tên theo những đặc điểm nổi bật của tính cách con người ở địa phương đó.

Đặc biệt, tên làng còn chỉ ước vọng vươn tới một cuộc sống đầy đủ của cha ông ta như “Kim Sơn” là “núi vàng”, “Tiền Hải” với ý nghĩa “biển tiền”, “Đa Phú” là mong sự giàu có… Tên làng có khi còn in đậm dấu ấn những cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm, những cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc…

Có thể nói, tên làng không chỉ là một địa danh hành chính mà còn là địa danh lịch sử, địa danh văn hóa; nó tạo ra cho con người ý thức gắn bó với quê hương, gìn giữ danh dự cho quê hương mỗi khi đi ra khỏi làng. Và trong rất nhiều trường hợp, tên làng in đậm trong tâm thức của một cộng đồng cư dân nên mỗi khi chuyển cư, người ta “di” theo cả tên làng đến nơi quê mới.

+ Câu chuyện chia tách, sáp nhập, đổi tên làng xã không phải đến giờ mới có. Vậy việc đổi tên trước đây diễn ra như thế nào?

– Do tính chất lịch sử – văn hóa của làng xã, trong chế độ phong kiến ngày xưa chính quyền rất có ý thức giữ gìn, bảo vệ tên làng. Cho đến trước năm 1945, việc đổi tên làng rất ít khi xảy ra. Nhà nước thường không can thiệp sâu mà tôn trọng những đặc điểm chung của làng, miễn là làng đó phải bảo đảm các nghĩa vụ sưu thuế, binh dịch với Nhà nước. Nhà nước chỉ đổi tên, xóa tên làng khi có nổi dậy chống chính quyền. Cho nên, qua hàng ngàn năm, tên làng luôn được giữ ổn định, không xảy ra biến động nhiều.

Sau Cách mạng Tháng Tám, nhà nước ta thay đổi mô hình quản lý, không để mỗi làng là một xã nữa nên có nhiều trường hợp các làng nhập với nhau và đổi tên làng. Tiếp đó, thời kỳ kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, do hoàn cảnh chiến tranh, nhiều làng xã được đặt tên theo tên các nhà cách mạng, anh hùng dân tộc, các chí sĩ yêu nước… Tuy nhiên, sau chiến tranh, việc chia các xã lớn đã nhập trước đó thành các xã nhỏ thì bắt đầu có hiện tượng ghép tên.

Ưu tiên giữ lại những tên cổ, mang ý nghĩa lịch sử

+ Gần đây, dư luận đang rất “nóng” liên quan đến việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính, kèm theo đó là việc đổi tên làng xã ở nhiều địa phương. Ông có nhận xét gì về việc một số cái tên mới, dự kiến sẽ sử dụng sau khi sáp nhập?

– Qua thông tin đại chúng suốt hơn 1 tháng qua, tôi thấy ở một số địa phương xảy ra tình trạng ghép tên theo những con số rất cơ học, vô hồn thậm chí phản cảm, bị dư luận giễu cợt. Chẳng hạn người ta định ghép tên hai xã Quỳnh Hậu và Quỳnh Đôi thành “Đôi Hậu” – đây là một cái tên không mang ý nghĩa gì. Trong khi đó, Quỳnh Đôi, một làng cổ hết sức nổi tiếng, đã được cha ông ta đúc kết “Bắc Hà Hành Thiện, Hoan Diễn Quỳnh Đôi” thì lại mất đi. Hay cái tên “Vạn Nhất” ý nghĩa rất xấu, có thể nói là phản cảm; “Cao Sơn Tiến” cũng là một sự ghép tên thuần tuý cơ học, không tạo ra được xúc cảm gì.

Có nơi, vì không điều hòa được, bí quá người ta muốn quay lại những cái tên mới có hồi thời kỳ chống Pháp, trong khi đó những tên cổ gắn liền với vùng đất đó từ xưa thì lại bỏ. Tôi cho rằng, những việc làm này, nếu được thực hiện sẽ xóa đi những giá trị văn hóa đã được ông cha ta hun đúc, hình thành qua hàng ngàn năm.

dat ten lang xa khi sap nhap lam sao bao ton duoc nhung gia tri lich su  van hoa hinh 2

Cổng làng Ước Lễ (Hà Nội) được đắp nổi ba chữ đại tự “Ước Lễ môn”.

+ Vậy theo ông có một tiêu chí nào đối với việc đổi tên, đặt tên? Liệu có một phương cách nào đó có thể tránh được việc “bỗng dưng” một ngày nào đó làng xã có một cái tên mới “lạ lẫm” ngay với chính người dân địa phương?

– Quan điểm của tôi và nhiều nhà nghiên cứu là những cái tên cổ phải được ưu tiên giữ lại. Việc ghép tên hai xã cũ với nhau thì đương nhiên cả hai xã cùng bị mất tên, vì vậy, chi bằng nên giữ lại những tên xã cũ mang ý nghĩa lịch sử.

Chẳng hạn thay vì nhập xã Hòa Xá, Vạn Thái, Hòa Nam thành xã Thái Hòa thì ta giữ lại tên Hòa Xá vì nó gắn với một sự kiện nổi tiếng “Chiếc gậy Trường Sơn”. Trong trường hợp những làng đó không nổi tiếng về lịch sử, văn hóa nhưng ngày nay nó tạo ra những thương hiệu cho sự phát triển thì cũng cần phải ưu tiên giữ lại.

Cần giảm tối đa việc xóa tên thay bằng những cái tên khác, đặc biệt giảm tối đa việc ghép tên một cách cơ học. Còn những làng không còn tên trong đơn vị hành chính mới cũng cần phải được giữ lại bằng các tên thôn. Ta cũng có thể giữ tên làng trên các cổng làng, cổng xóm nếu điều kiện đất đai cho phép…

Ngoài ra, tôi cho rằng, quyết định hành chính của chính quyền về tên thôn, tên làng sẽ có tác dụng tích cực nhất trong việc giữ gìn những giá trị văn hóa quý giá. Dù tên xã không còn nhưng tên thôn vẫn hiện hữu trong các văn bản hành chính, điều đó khiến ít nhiều những “di sản” của cha ông ta vẫn đang được bảo lưu trong cuộc sống hằng ngày.

+ Xin cảm ơn ông!

Khánh Ngọc (Thực hiện)



Nguồn: https://www.congluan.vn/dat-ten-lang-xa-khi-sap-nhap-lam-sao-bao-ton-duoc-nhung-gia-tri-lich-su–van-hoa-post294740.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Số người chết vì lũ lụt ở Brazil tăng lên 107

Dự báo sẽ có nhiều mưa hơn trong những ngày tới, làm dấy lên lo ngại mực nước sẽ dâng cao hơn nữa ở thủ phủ Porto Alegre của bang Rio Grande do Sul vốn đang bị ngập lụt và thị trấn lân cận đã biến thành sông. ...

CLB Phóng viên thường trú tỉnh Quảng Trị kỷ niệm 10 năm thành lập

Đến dự lễ kỷ niệm có ông Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị; ông Hồ Đại Nam, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện thị trên địa bàn tỉnh và hơn 30 phóng...

Israel tăng cường bắn phá Rafah, cuộc tiến quân sắp diễn ra?

Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Israel cho biết vào cuối ngày thứ Năm rằng các cuộc đàm phán mới nhất ở Cairo (Ai Cập) về việc ngừng bắn ở Gaza đã kết thúc trong bế tắc. Bởi vậy, Israel sẽ tiếp tục hoạt động ở Rafah...

Hà Nội lần đầu tổ chức Lễ hội Sen

Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến được tổ chức trong 5 ngày của tháng 7 tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ. Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các...

Hà Nam phát động hưởng ứng Giải Búa liềm vàng lần thứ IX năm 2024

Ngày 9/5, Ban chỉ đạo Giải Búa liềm vàng lần thứ VIII năm 2023 tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị tổng kết Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh Hà Nam lần thứ VIII năm 2023; phát động hưởng ứng giải Búa liềm vàng...

Bài đọc nhiều

Giải mã trang phục diễn xướng Hầu Đồng

(NADS) - Với khao khát được tìm hiểu các giá trị truyền thống và thể hiện tình yêu văn hóa dân tộc, tối ngày 13/04, tại Trống Đồng Palace (Hà Nội), nhóm sinh viên trẻ Khoa Viết văn, Báo chí - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã nỗ lực tổ chức sự kiện văn hóa nghệ thuật “36 nét Ngài: Giải mã trang phục diễn xướng Hầu Đồng”, với sự góp mặt của nhiều khách mời...

Ninh Dương Lan Ngọc, Trang Pháp thành lập nhóm nhạc 5 thành viên

Sau thành công của Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023, nhà sản xuất chương trình ra mắt nhóm nhạc nữ đặc biệt mang tên LUNAS. Nhóm nhạc nữ thế hệ mới này được lấy cảm hứng từ những mặt trăng tỏa sáng, đại diện cho vẻ đẹp quyến rũ và thu hút của những phụ nữ trưởng thành. Lý do LUNAS lấy cảm hứng từ hình tượng mặt trăng vì đây là hình ảnh đại diện cho sự...

Cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương cùng đón cơn ‘mưa vàng’

Các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương đều đón cơn "mưa vàng" giải nhiệt sau nhiều tháng trời nắng nóng gay gắt Rạng sáng 4-5, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đón cơn mưa đầu tiên, mặc dù lượng mưa nhỏ, thời gian mưa ngắn nhưng đây là cơn "mưa vàng" giúp giảm nhiệt cho Vũng Tàu suốt nhiều tháng qua. Một số tuyến...

Nắng nóng gay gắt ở Bắc Bộ và Trung Bộ, Tây Nguyên khô hạn đến hết tháng 8

Nắng nóng gay gắt hơn so với TBNNThông tin này được ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nêu ra tại Hội nghị toàn quốc về phòng chống thiên tai và tìm kiếm...

Tin đồn hẹn hò của Byeon Woo Seok khiến mạng xã hội dậy sóng

“Cõng anh mà chạy” là bộ phim tình cảm xuyên thời gian, khi nữ chính Im Sol (Kim Hye Yoon) có cơ hội trở về quá khứ để cứu nam thần tượng mà mình yêu thích - Ryu Sun Jae (Byeon Woo Seok) khỏi cái chết bí ẩn.Nhờ tác phẩm này, Byeon Woo Seok có bước ngoặt lớn trong sự nghiệp. Trên bảng xếp hạng diễn viên truyền hình Hàn Quốc hot nhất tháng 5, mỹ nam “Cõng...

3 vở kịch của Hoàng Thái Thanh chuyển thể thành phim Màu tình yêu

Nghệ sĩ Ái Như tâm sự: "Tôi vui vì tác phẩm của sân khấu khi được chuyển thể sang phim sẽ được nhiều khán giả biết đến hơn. Hoàng Thái Thanh giờ chuyển sang diễn theo mùa, tuy nhiên không vì thế mà tôi và anh Hội được rảnh rang.Giữa đợt nghỉ của mùa diễn, chúng tôi hết sức bận rộn khâu...

Truyền thông nâng cao giải pháp phát triển kinh tế số và xã hội số

Trong thời gian 1 ngày, huyện tổ chức 2 lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố và đoàn thanh niên, hội phụ nữ địa phương với tổng số trên 1.000 học viên tham gia. Tại hội nghị, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông đã truyền đạt tới các học viên một số nội dung cơ bản về chuyển đổi số (CĐS), tầm quan trọng của CĐS trong xã...

Mới nhất

Lễ hội Hoa phượng đỏ – Hải Phòng 2024: Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản”, diễn ra từ ngày 10-14/5/2024 tại TP Hải Phòng với nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật đặc sắc. Lễ hội Hoa phượng đỏ là sự kiện chính trị - văn hóa, xã hội, niềm tự hào của người dân...

Chiến lược Xanh đặc biệt tại ngân hàng lớn nhất Việt Nam

Phát triển kinh tế xanh đang là xu hướng phát triển chung của các quốc gia trên thế giới, hướng đi này có thể giải quyết đồng thời vấn đề giữa tăng trưởng và môi trường - xã hội, đảm bảo cho thế hệ tương lai tăng trưởng kinh tế bền vững.  Ngành ngân hàng - vốn là "huyết mạch"...

Lộ cầu thủ được HLV Kim Sang Sik ‘chấm’ cho tuyển Việt Nam

Sau mỗi vòng đấu ở V-League 2023/24, HLV Kim Sang Sik có thêm những đánh giá về các cầu thủ chuẩn bị cho đợt tập trung tuyển Việt Nam sắp tới. Sau khi ra mắt chính thức với bản hợp đồng kéo dài 2 năm, HLV Kim Sang Sik bắt tay vào công việc tuyển quân, chuẩn bị cho hai trận tuyển...

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

2 tháng đầu năm, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn Xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ tăng 178% Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam trong tháng 4/2024 đạt...

Du lịch Điện Biên đạt doanh thu gần 1.900 tỷ đồng

Ông Phạm Văn Thăng, Trưởng phòng Du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên), cho biết: Trong số hơn 1 triệu lượt khách du lịch đến Điện Biên có 4.800 lượt khách quốc tế; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 1.896,9 tỷ đồng. Đợt cao điểm (từ ngày 30/4...

Mới nhất