Trang chủNewsChính trịDấu ấn trong quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác...

Dấu ấn trong quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác châu Âu

Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của WEF tại Davos, Thụy Sĩ, thăm chính thức Hungary và Romania.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu (từ bên trái sang).

Hội nghị WEF Davos năm nay là hội nghị có quy mô lớn nhất từ sau đại dịch Covid-19 với hơn 2.600 đại biểu tham dự, trong đó có lãnh đạo của gần 70 quốc gia cùng các tổ chức quốc tế, đánh dấu mức tham dự còn cao hơn cả trước thời kỳ đại dịch Covid-19. Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị WEF Davos 2024 là dịp quan trọng để giới thiệu với cộng đồng quốc tế về những thành tựu phát triển năng động, tích cực thời gian qua của Việt Nam.

Chuyến thăm chính thức Hungary lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính là hoạt động trao đổi đoàn đầu tiên ở cấp Thủ tướng Chính phủ giữa hai nước trong 7 năm qua, có ý nghĩa quan trọng nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hungary.

Với Romania, chuyến thăm lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính là hoạt động trao đổi đoàn đầu tiên ở cấp Thủ tướng Chính phủ giữa hai nước trong 5 năm qua, giúp tạo động lực thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực thế mạnh của Romania và phù hợp nhu cầu phát triển của Việt Nam.

Thúc đẩy hợp tác trong một thế giới phân mảnh

Là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động theo hình thức hợp tác công-tư, WEF được Giáo sư Klaus Schwab thành lập năm 1971, có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ. WEF hiện có khoảng 700 đối tác là lãnh đạo của các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực khác nhau. WEF cũng là một trong những diễn đàn đầu tiên thảo luận về Cách mạng công nghiệp 4.0 và hiện đang thực thi một số sáng kiến cụ thể liên quan vấn đề này.

Sự kiện quan trọng nhất của WEF là Hội nghị thường niên được tổ chức vào tháng 1 hằng năm tại Davos, Thụy Sĩ. Bên cạnh đó là các diễn đàn khu vực như Hội nghị WEF Thiên Tân (hoặc Đại Liên, Trung Quốc), Hội nghị WEF ASEAN… Các sự kiện của WEF thu hút sự tham gia của các nhà lãnh đạo chính trị, kinh doanh, văn hóa, xã hội, nghiên cứu-học thuật hàng đầu thế giới để định hình các chương trình nghị sự ở cấp độ khu vực và toàn cầu.

Công tác chuẩn bị cho WEF Davos 2024. (Ảnh: REUTERS)

Hội nghị thường niên WEF Davos lần thứ 54 với chủ đề “Tái thiết lòng tin” được tổ chức từ ngày 15 đến 19/1/2024 tại Davos, Thụy Sĩ. Hội nghị sẽ tập trung trao đổi và đề xuất các giải pháp đối với 4 nhóm vấn đề, gồm: (i) Thúc đẩy an ninh và hợp tác cùng có lợi trong một thế giới phân mảnh; (ii) Xây dựng chính sách kinh tế phù hợp với kỷ nguyên mới; (iii) Chiến lược dài hạn đối với khí hậu, tự nhiên và năng lượng; (iv) Trí tuệ nhân tạo là động lực cho phát triển kinh tế và xã hội.

Quan hệ giữa Việt Nam và WEF trên đà phát triển tốt đẹp

Từ khi Việt Nam và WEF thiết lập quan hệ năm 1989, hợp tác giữa Việt Nam và WEF được lãnh đạo hai bên quan tâm thúc đẩy, phát triển trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đã 4 lần tham dự Hội nghị thường niên WEF Davos ở cấp Thủ tướng Chính phủ; 4 lần tham dự Hội nghị WEF ASEAN cấp Thủ tướng Chính phủ.

Lãnh đạo hai bên cũng đẩy mạnh các hoạt động tiếp xúc, trao đổi cấp cao, đặc biệt giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab tại Hội nghị WEF Thiên Tân (tháng 6/2023), Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 41 (tháng 11/2022) và lần thứ 43 (tháng 9/2023).

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan tại Indonesia, chiều 5/9/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF Klaus Schwab. (Ảnh: TTXVN)

Việt Nam và WEF đã phối hợp tổ chức nhiều Hội nghị quan trọng. Đối thoại Chiến lược quốc gia (CSD) giữa Việt Nam và WEF lần thứ nhất (diễn ra tháng 10/2021) được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác công tư: Động lực then chốt của phục hồi toàn diện và phát triển bền vững, bao trùm, đổi mới sáng tạo”. Đối thoại được nhận định là đối thoại chiến lược quốc gia thành công nhất mà WEF phối hợp với một quốc gia tổ chức, cả về cấp tham dự, nội dung, thời điểm và công tác tổ chức. Tại Hội nghị WEF Thiên Tân 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng chủ trì Đối thoại Chiến lược quốc gia lần thứ 2 (diễn ra tháng 6/2023) với chủ đề “Thúc đẩy động lực tăng trưởng mới để kiến tạo tương lai đất nước”.

Ngày 26/6/2023, tại Hội nghị WEF Thiên Tân, Việt Nam và WEF đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác Việt Nam-WEF giai đoạn 2023-2026 dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab, là nền tảng quan trọng thúc đẩy hợp tác hai bên trong giai đoạn mới.

Việc Việt Nam tích cực hợp tác, tham dự các hội nghị và phối hợp tổ chức thành công một số sự kiện của WEF góp phần giúp nước ta đẩy mạnh thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh đất nước, cũng như tăng cường quan hệ với các tập đoàn toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF Klaus Schwab chứng kiến ký kết biên Bản ghi nhớ Việt Nam-WEF giai đoạn 2023-2026. (Ảnh: TTXVN )

 

 

Là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, Hungary có chính sách đối ngoại ưu tiên cao cho hội nhập và gắn kết toàn diện với EU; đồng thời triển khai mạnh mẽ chính sách hướng Đông, thúc đẩy quan hệ với châu Á, nhất là với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Việt Nam và Hungary thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 3/2/1950. Hungary đã dành cho Việt Nam những tình cảm tốt đẹp, sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện nhân chuyến thăm Hungary của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2018 thể hiện quyết tâm của lãnh đạo hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ song phương.

Về hợp tác kinh tế-thương mại, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam-Hungary đã phát huy tốt vai trò thúc đẩy hợp tác song phương, Khóa họp đầu tiên của Ủy ban diễn ra tại Budapest (tháng 12/2005). Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước duy nhất xuất khẩu sang Hungary với sản lượng lớn, đạt mức gần 1 tỷ USD trong năm 2020. Điều này cho thấy thị trường Hungary rất tiềm năng và có nhiều cơ hội phát triển. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta là hàng dệt may, giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng…

Ngày 1/12/2023, nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh COP28 tại UAE, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Hungary Katalin Novak. (Ảnh: VGP)

Tính đến nay, Hungary có 15 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 50,66 triệu USD, đứng thứ 55 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.

Về lĩnh vực đầu tư, trong số 15 dự án của Hungary có 3 dự án thuộc lĩnh vực chế biến chế tạo với tổng vốn đầu tư 41,82 triệu USD. Đứng thứ 2 là lĩnh vực truyền thông với 3 dự án với tổng vốn đầu tư 5,87 triệu USD. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 1 dự án, tổng vốn đầu tư 2 triệu USD. Còn lại là các lĩnh vực khác.

Về hợp tác phát triển, từ năm 2003, Hungary đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên nhận viện trợ phát triển (ODA). Hungary là nước cấp nguồn ODA lớn nhất cho Việt Nam trong khu vực Trung Đông Âu. Năm 2009, Hungary cam kết 60 triệu euro tín dụng ưu đãi cho dự án xây dựng Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ có quy mô 500 giường. Đến tháng 1/2016, hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác tài chính trị giá 60 triệu euro để xây dựng Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ. Tháng 1/2017, hai bên ký Hiệp định khung về Hợp tác tín dụng trị giá 440 triệu euro giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hungary.

Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, Hungary là một trong những nước đầu tiên hỗ trợ Việt Nam hơn 200 nghìn liều vaccine và nhiều trang thiết bị y tế, nhượng lại hơn 400 nghìn liều vaccine, góp phần giúp Việt Nam sớm vượt qua dịch bệnh.

Chiều 15/11/2023, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tư pháp Hungary Tuzson Bence thăm và làm việc tại Việt Nam. (Ảnh: Nhân Dân)

Giáo dục-đào tạo là lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Hungary. Thời gian trước đây Hungary đã giúp Việt Nam đào tạo hàng nghìn chuyên gia, kỹ sư. Hiện nay, Hungary là nước cấp học bổng nhiều nhất cho Việt Nam trong số các nước EU.

Cộng đồng người Việt Nam tại Hungary hiện có khoảng 6.000 người, sống tập trung chủ yếu tại Budapest, có cuộc sống tương đối ổn định, hình ảnh người Việt ở sở tại khá tốt. Bà con luôn đoàn kết và hướng về Tổ quốc.

Trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp, chuyến thăm chính thức Hungary của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân có ý nghĩa quan trọng nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hungary, nhất là về kinh tế, giáo dục-đào tạo, công nghệ dược phẩm. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Hungary đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU trong 6 tháng cuối năm 2024, chuyến thăm là cơ hội để Việt Nam tăng cường phối hợp với EU trong các vấn đề khu vực và toàn cầu, nhất là thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA).

Trong chính sách đối ngoại của mình, Romania đặt ưu tiên nâng cao vị trí và vai trò trong EU và NATO, củng cố liên minh chiến lược với Mỹ, đồng thời chủ trương đẩy mạnh quan hệ với châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Việt Nam và Romania có quan hệ truyền thống và hợp tác tốt đẹp với bề dày lịch sử hơn 70 năm. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Romania ngày 3/2/1950.

Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, gồm cả cấp cao. Lãnh đạo Romania luôn khẳng định Việt Nam là đối tác hàng đầu tại Đông Nam Á. Trên cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU 6 tháng đầu năm 2019, Romania đã tích cực hỗ trợ, thúc đẩy việc ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và là một trong 3 quốc gia thành viên EU đầu tiên phê chuẩn EVFTA.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Romania Klaus Iohannis tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, tháng 9/2023. (Ảnh: TTXVN)

Quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Romania phát triển tốt đẹp. Từ sau năm 1990, hai bên đã ký nhiều văn kiện tạo khung pháp lý cho hợp tác trong giai đoạn mới. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê, hải sản, hồ tiêu, dệt may, giày da, linh kiện máy tính… Từ năm 2010, Romania đã được xếp vào nhóm các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam (khoảng 12.000 tấn/năm).

Về đầu tư, tính đến hết năm 2022, Romania có 5 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 1,56 triệu USD, đứng thứ 42 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Về giáo dục-đào tạo, từ năm 1992, Romania đã khởi động lại việc cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam. Năm 1995, hai nước ký Hiệp định về hợp tác trong các lĩnh vực văn hoá, khoa học, giáo dục và thể thao, theo đó hằng năm, Romania cấp cho Việt Nam 20 học bổng đại học và trên đại học. Hiện hai bên đã ký Chương trình giáo dục giai đoạn mới 2023-2027.

Trong lĩnh vực lao động, hiện nay có khoảng 4.000 lao động Việt Nam tại Romania làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, đóng tàu, may mặc, chế biến thực phẩm… Số lượng lao động Việt Nam sang Romania dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới do Romania cần nguồn lao động. Tháng 12/2018, Việt Nam và Romania đã ký MOU về hợp tác lao động.

Chiều 15/11/2023, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tư pháp Hungary Bence Tuzon thăm và làm việc tại Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Cộng đồng người Việt Nam tại Romania chủ yếu kinh doanh hàng may mặc tại Trung tâm thương mại Dragon ở thủ đô Bucharest. Cộng đồng đã tổ chức được Hội người Việt Nam và Hội Doanh nhân Việt Nam tại Romania. Bà con luôn đoàn kết và hướng về Tổ quốc.

Trên cơ sở những thành quả hợp tác tốt đẹp mà hai nước đã gặt hái được trong thời gian qua, chuyến thăm chính thức Romania của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân có ý nghĩa quan trọng nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Romania, tạo động lực thúc đẩy hợp tác song phương; đồng thời góp phần tạo thuận lợi cho quan hệ giữa Việt Nam và EU.

Chỉ đạo thực hiện: BÍCH HẠNH – TRƯỜNG SƠN
Nội dung: MINH HẰNG – NGUYỄN HÀ
Trình bày: HOÀNG HÀ
Tài liệu: Bộ Ngoại giao Việt Nam

Nhandan.vn

Source link

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Auckland, thăm chính thức New Zealand

(Chinhphu.vn) - Tối 9/3 (giờ địa phương, tức chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Auckland, để thăm chính thức New Zealand từ ngày 10 đến ngày 11/3 theo lời mời của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân, cùng đoàn...

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức New Zealand

(Dân trí) - Sau 5 ngày làm việc và thăm chính thức Australia, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô nước này, lên đường thăm chính thức New Zealand. Trưa 9/3 (giờ địa phương), sau hai hoạt động cuối cùng tại Thủ đô Canberra, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Australia, lên đường thăm chính thức New Zealand theo lời...

Tình cảm, lòng tin và vị thế của ‘ngôi sao đang lên’ trên diễn đàn quốc tế

(Dân trí) - "Không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam là một ngôi sao đang lên, một điểm đến đầu tư tuyệt vời", ông Joo-Ok Lee đánh giá cao hình ảnh Việt Nam qua thông điệp Thủ tướng Phạm Minh Chính mang đến. Ông Joo-Ok Lee (Giám đốc WEF khu vực châu Á - Thái Bình Dương) là người điều phối phiên Đối thoại Chiến lược quốc gia ở Davos, cho biết sự phát triển của Việt Nam là...

Lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh một Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, vị thế mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sáng nay 23.1 đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Davos 2024 tại Thụy Sĩ, thăm chính thức Hungary và Romania. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, trong 2 ngày làm việc liên tục với lịch trình dày đặc với hơn 30 hoạt động, chuyến công...

Thủ tướng: Giải quyết công việc của bà con kiều bào phải ‘như việc của nhà mình’

Chiều ngày 20.1, ngay khi đặt chân tới thủ đô Bucharest, Thủ tướng Phạm Minh Chính, phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt tại Romania. Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Báo cáo với Thủ tướng, Đại sứ Việt Nam tại Romania Đỗ Đức Thành cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Pháp tìm hiểu, hợp tác đầu tư tại Đà Nẵng

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh bày tỏ vui mừng vì mối quan hệ Việt Nam-Pháp ngày càng được củng cố và phát triển. Theo Chủ tịch Lê Trung Chinh, hiện thành phố Đà Nẵng đang tập trung ưu tiên phát triển các lĩnh vực trọng tâm như: du lịch, bất động sản nghĩ dưỡng, công nghệ cao, phát triển chip bán dẫn, logictic. ...

Báo chí Argentina xướng danh Sapa trong số các thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới

Ngày 10/3, tờ Infobae của Argentina đưa tin Sa Pa là một trong 16 thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới cùng với Grindelwald (Thụy Sĩ), Alberobello (Italy) và Esperanza (Australia). Trên chuyên mục Xu hướng Mới, Infobae dẫn kết quả bình chọn của Tạp chí Du lịch Times Out với các điểm đến hấp dẫn năm 2024. Tờ báo miêu tả vẻ đẹp của Sa Pa “mù sương” với “khung cảnh núi non hùng vĩ, thung lũng...

[Ảnh] Động thổ công trình tôn tạo di tích lịch sử Nhà in của Báo Sự Thật

NDO - Ngày 12/3, tại thôn Khuôn Nhà, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Báo Nhân Dân tổ chức lễ động thổ công trình tôn tạo di tích lịch sử Nhà in của Báo Sự Thật - tiền thân của Báo Nhân Dân nhân dịp kỷ niệm 73 năm Báo Nhân Dân ra số đầu ngày 11/3/1951. Ngược dòng lịch sử, vào mùa Xuân năm 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ...

Bài đọc nhiều

Hơn 3.000 người tập diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

HÀ NỘI-Hàng nghìn người thuộc nhiều đơn vị quân đội tham gia hợp luyện diễu binh, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 22/3. Buổi diễn tập tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 4 với hơn 3.000 người, thuộc nhiều lực lượng quân đội như Khối nữ Quân nhạc, khối sĩ quan Lục quân, Hải quân, Phòng không - Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, nữ sĩ quan Quân...

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...
17:20:57

Việt Nam tươi đẹp

Thiên nhiên luôn có sức hút lạ thường. Đi dọc dải đất hình chữ S, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những khung cảnh non nước hữu tình khiến lòng người không khỏi rung động, xuyến xao, và rồi thêm tự hào bởi thiên nhiên phong phú tươi đẹp của đất nước ta. Nguồn

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Thành phố Điện Biên Phủ sau 70 năm chiến thắng lịch sử

NDO - Cùng ngắm thành phố Điện Biên Phủ từ trên cao ngày nay đã phát triển và đổi mới cùng với đó là những địa danh ghi dấu những chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam ta 70 năm về trước. Nhìn từ trên cao "lòng chảo" Điện Biên sau 70 năm giải phóng giờ đây đã khoác lên mình 1 diện mạo mới với những ngôi nhà, những ánh đèn của các khu đô thị sầm uất. Nơi...

Cùng chuyên mục

Khẳng định sự phát triển

Khẳng định sự lớn mạnh sau 20 năm tái lập tỉnh Tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024), có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố và đông đảo các tầng lớp nhân dân đã đến dự. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ...

Số 50 trên biển báo có ý nghĩa gì?

Số 50 trên biển báo giao thông này có ý nghĩa gì?ATốc độ tối đa các xe cơ giới được phép chạy.Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019, biển báo "tốc độ tối đa cho phép" (được ký hiệu là P.127) dùng để báo hiệu tốc độ tối đa cho phép các xe cơ giới chạy. Biển này có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ...

Giao tran quanh bệnh viện Al Shifa ở Gaza, 170 tay súng thiệt mạng

Nhóm vũ trang Hamas cho biết lực lượng của mình đã tham chiến với quân đội Israel tại khu vực lân cận bệnh viện Al Shifa ở Thành phố Gaza, đồng thời khẳng định không triển khai lực lượng bên trong bệnh viện. ...
01:28:24

Xem những tay đua mô tô nước giỏi nhất thế giới tranh tài trên đầm Thị Nại

Hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng ở xã vùng cao An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) xem hội đua ngựa, nhiều du khách quyết định đu lên cây để tiện cho việc theo dõi những màn tranh tài của các "kỵ sĩ". Tuoitre.vn Nguồn

Giáo sư Việt vào ban chủ tịch hội thảo quốc tế hàng đầu về lượng tử

Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú vừa được bổ nhiệm chủ tịch quỹ học bổng dành cho sinh viên của hội thảo quốc tế hàng đầu lĩnh vực lượng tử. Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực lượng tử những năm qua - Ảnh: NVCC Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú được biết đến nhiều trong cộng đồng nghiên cứu lượng tử thế giới, hiện là trưởng nhóm nghiên cứu và giám đốc phòng thí nghiệm NextCNS tại...

Mới nhất

Số 50 trên biển báo có ý nghĩa gì?

Số 50 trên biển báo giao thông này có ý nghĩa gì?ATốc độ tối đa các xe cơ giới được phép chạy.Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019, biển báo "tốc độ tối đa cho phép" (được ký hiệu là P.127) dùng để báo hiệu tốc độ tối đa cho phép...

HLV Shin Tae-yong: Một số cầu thủ Indonesia bị ốm nghiêm trọng

"Tình trạng của các cầu thủ không tốt lắm. Một số người bị ốm nghiêm trọng. Tôi không biết họ dính virus gì", HLV Shin Tae-yong chia sẻ sau khi có mặt ở Hà Nội. Đội tuyển Indonesia đến Việt Nam chiều ngày 23/3 để chuẩn bị cho trận lượt về gặp tuyển Việt Nam tại vòng loại World...

Bé nhỏ tuổi bị nhồi máu não, cha mẹ cần chú ý biểu hiện

Mới đây, các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công một trường hợp bé trai 7 tuổi bị nhồi máu não. Bệnh nhi H.Đ.H. được đưa vào...

Tuần trái chiều đầu tiên của giá dầu thế giới trong năm

Theo nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB Research, giá dầu Brent có thể sẽ giao dịch ở mức 80 - 90 USD/thùng trong năm nay.Quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5% của Fed đã đẩy giá dầu trượt dốc ở phiên giao dịch ngày 21.3 (giờ Việt Nam).Giá dầu tiếp tục giảm trong...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!

01:28:26