Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐể không còn cảnh 'tố' nhau trên mạng xã hội khi làm...

Để không còn cảnh ‘tố’ nhau trên mạng xã hội khi làm việc nhóm


Hạ điểm người khác để nâng điểm mình

Gặp bất đồng khi làm việc nhóm, thay vì cùng nhau giải quyết, một số sinh viên lại “tố” nhau lên mạng xã hội để thỏa cơn giận.

Theo lời kể của Nguyễn Hoàng Mỹ (sinh viên năm 4, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM), học kỳ II năm 3, do môn học khá nặng nên giảng viên yêu cầu lập nhóm lớn, vì vậy, nhóm của nữ sinh viên buộc phải ghép với 1 nhóm khác. Tuy nhiên, nhóm phải họp đổi ý tưởng sản phẩm đến 3 lần vì trưởng nhóm đưa ra ý tưởng không cụ thể và quá sức thực hiện. Tệ hơn, sau khi chốt thực hiện, trưởng nhóm từ chức rồi cùng một số thành viên khác đột ngột bỏ học phần.

Ngay sau đó, một tài khoản ẩn danh lên mạng xã hội ‘tố’ một thành viên khác trong nhóm rằng người này ức hiếp bạn học phải hủy môn, chèn ép nhóm trưởng từ chức…

Trường hợp khác, Lâm Hiểu Lam (sinh viên năm 2, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) gặp bất công về điểm nhóm. Hiểu Lam cho biết, sau khi hoàn thành bài thuyết trình, giảng viên sẽ chấm điểm cả nhóm và điểm được chia cho các thành viên sao cho trung bình tổng điểm bằng điểm giảng viên đã chấm. Ví dụ, nếu điểm nhóm là 8 thì nhóm sẽ tự chia điểm sao cho trung bình tổng điểm vẫn được 8. Do đó, một số thành viên tìm lỗi trừ điểm lẫn nhau nhằm nâng điểm mình lên.

Để không còn cảnh 'tố' nhau trên mạng xã hội khi làm việc nhóm- Ảnh 1.

Nhiều sinh viên chọn ra quán cà phê để họp nhóm và cùng làm việc

Nên “cố định” hay “linh động” trong làm việc nhóm?

Để hạn chế bất đồng và nâng cao hiệu quả, nhiều sinh viên chọn làm việc cùng một nhóm cố định ở tất cả các môn trong suốt thời gian học.

Nguyễn Mai Thiện Hào (sinh viên năm 3, Trường ĐH FPT Cần Thơ) cho rằng, làm việc lâu dài cùng một nhóm sẽ ít có khả năng xảy ra xích mích và mang đến hiệu quả làm việc cao hơn. “Các bài luận, bài nghiên cứu của nhóm tôi đều đạt điểm cao bởi nhóm trưởng hiểu rõ từng thành viên, phân chia nhiệm vụ theo thế mạnh từng người”, Thiện Hào chia sẻ.

Tuy nhiên, trường hợp sinh viên buộc phải làm việc với nhóm mới thì đây lại trở thành một thử thách, thậm chí có thể xảy ra xung đột ảnh hưởng đến những học phần khác. “Tranh cãi của môn này chưa giải quyết xong lại đến bất đồng của môn khác khiến tôi mệt mỏi. Do đó, tôi quyết định xin chuyển lớp để tiếp tục việc học một cách tốt nhất”, Thiện Hào cho hay.

Tuy nhiên, vẫn có sinh viên chủ động chọn làm việc ở các nhóm khác nhau để tập thích nghi với môi trường làm việc. Dương Ngọc Tú (sinh viên năm 4, Trường ĐH Hà Tĩnh) nhận thấy, làm việc đa dạng nhóm giúp nâng cao khả năng học hỏi lẫn nhau, tăng tính chủ động, giúp sinh viên luôn trong tâm thế “đặt đâu sống đó”. Nữ sinh quan niệm: “Mỗi cá nhân là một viên ngọc sáng, ai cũng có thế mạnh riêng, biết cách học hỏi những điểm tích cực sẽ giúp sinh viên tiến bộ mỗi ngày”.

Để không còn cảnh 'tố' nhau trên mạng xã hội khi làm việc nhóm- Ảnh 2.

Một số nhóm chọn cách họp trực tuyến

Làm việc nhóm sao cho hiệu quả?

Kết quả khảo sát với 258 sinh viên năm 3 ĐH Quốc gia Hà Nội cho thấy, nhân tố kiến thức, kỹ năng và thái độ sẵn sàng học hỏi ảnh hưởng lớn tới quá trình làm việc nhóm. Do đó, để đạt hiệu suất cao, sinh viên không chỉ nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn rèn luyện cả thái độ khi làm việc.

Nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả của nhóm, Nguyễn Thị Bảo Trân (sinh viên năm 4, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho rằng, cần lên thời gian biểu và danh sách công việc chi tiết, phân chia nhiệm vụ rõ ràng để các thành viên chủ động nhận trách nhiệm. Khi xảy ra bất đồng, sinh viên nên chia nhỏ từng việc để giải quyết, trao đổi trực tiếp và thống nhất không chia sẻ mâu thuẫn nội bộ ra ngoài.

“Về điểm nhóm, cần để các thành viên tự đánh giá trước, sau đó nhóm trưởng sẽ chấm lại dựa trên cái nhìn khách quan. Trước khi nộp bảng điểm, nhóm trưởng phải gửi cho thành viên nhóm kiểm tra lần cuối, sau đó mới nộp cho giảng viên”, Bảo Trân chia sẻ.

Để không còn cảnh 'tố' nhau trên mạng xã hội khi làm việc nhóm- Ảnh 3.

Sinh viên thuyết trình nhóm trên lớp học.

Trao đổi với Báo Thanh Niên, tiến sĩ Bùi Việt Thành, giảng viên khoa Văn hóa học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, khẳng định, làm việc nhóm là hoạt động giúp sinh viên tăng cường khả năng học tập mang tính toàn diện vì các thành viên có thể trực tiếp hỗ trợ nhau. Tuy nhiên, nhiều sinh viên không hiểu được bản chất nên chỉ thích an toàn trong vài gương mặt quen thuộc, mất đi khả năng cọ xát thực tế, gây ra nhiều khó khăn khi tiếp xúc với môi trường làm việc thực tiễn.

Để làm việc nhóm tốt hơn, sinh viên phải có ý thức làm việc, chủ động hợp tác với bạn bè dù thân hay không. “Mọi cá nhân phải làm việc để đáp ứng nhu cầu của mỗi giảng viên, tạo ra giá trị thực sự cho môn học thay vì làm qua loa. Tinh thần đại học khác tinh thần học trung học nên tự học là yếu tố then chốt tạo nên kết quả khác biệt cho mỗi người”, thầy Thành kết luận.



Source link

Cùng chủ đề

F88 nằm trong top nơi làm việc xuất sắc năm 2024

Trong thông báo mới nhất của Great Place To Work, Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 - chủ sở hữu chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích F88 - được ghi nhận là một trong những Nơi làm việc xuất sắc năm 2024. Công bố của Great Place To Work (GPTW) dựa trên kết quả khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên...

AB InBev giữ vững sức hút nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Ngày 23/11 vừa qua, AB InBev Việt Nam lần thứ tư liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Tại hội nghị, AB InBev Việt Nam vinh dự xếp thứ 37 toàn ngành và đứng thứ 10 trong ngành hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, AB InBev Việt Nam lần đầu tiên được xướng tên trong tốp 15 doanh nghiệp có Nguồn Nhân lực Hạnh phúc trong khối doanh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?- Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

Cùng chuyên mục

Trường đại học Việt Nam quá chật chội

Tuy nhiên vì chuẩn chỉ có 2,8m² nên việc nhiều trường đạt cũng không có gì lạ. Điều lạ là có một số trường chưa đạt chuẩn này. Đáng chú ý cả ba trường mà chúng tôi thống kê có diện tích sàn dưới chuẩn đều là các trường công lập."Yêu cầu chỉ 2,8m² mà nhiều trường kêu tôi thấy cũng lạ....

Sở thích và năng khiếu không cùng ’hệ’, chọn ngành thế nào?

Chia sẻ thêm về ngành thiết kế đồ họa, ThS Nguyễn Trần Ngọc Phương, giám đốc marketing và phát triển thương hiệu Trường đại học Công nghệ TP.HCM, cho hay ngành này thuộc lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng, là sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các thủ pháp đồ họa,...

Nhiều cơ hội cho sinh viên làm việc tại tổ chức phi chính phủ

Ngày 25-3, nhiều tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ (NGO), các đại học trong và ngoài nước đã có mặt tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), đưa ra nhiều góc nhìn xây dựng nguồn nhân lực trẻ ngành công tác xã hội. Từ năm 2016, ngày 25-3 được Thủ tướng...

Đề thi văn học sinh giỏi ở Quảng Nam bị cộng đồng mạng chê ‘rối rắm’, Sở Giáo dục nói gì?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Thái Viết Tường - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam - cho hay sẽ cho kiểm tra rồi trao đổi lại.Trong khi đó ông Lê Văn Hiệp - chuyên viên phòng giáo dục trung học, cán bộ phụ trách môn văn của Sở Giáo dục và Đào tạo - nói...

Hà Nội khảo sát thi tốt nghiệp THPT 101.000 học sinh lớp 12

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 toàn thành phố trong hai ngày 5 và 6-4.Có khoảng 101.000 học sinh lớp 12 năm học 2023 - 2024 đang học tập tại các trường THPT, trung tâm giáo...

Mới nhất

10:43:46

Flycam vẻ đẹp bất tận của rừng dừa Cẩm Thanh, Hội An

Được ví như lồng ấp tôm cá nằm trong vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, rừng dừa Cẩm Thanh không chỉ có giá trị về sinh thái mà còn là không gian sinh kế rộng lớn cho người dân Hội An. Một lạch sông nước được dùng làm lối di chuyển cho thuyền thúng...

Hàn Quốc thông báo tái kiểm tra ớt cay nhập khẩu từ Việt Nam

(HQ Online) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Thương vụ đã nhận được thư của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) thông báo về việc tái chỉ định các thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra khi vào Hàn Quốc. Ớt tươi Việt Nam...

Ăn nhanh, nhai nuốt vội ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, vì vậy thức...

Trường đại học Việt Nam quá chật chội

Tuy nhiên vì chuẩn chỉ có 2,8m² nên việc nhiều trường đạt cũng không có gì lạ. Điều lạ là có một số trường chưa đạt chuẩn này. Đáng chú ý cả ba trường mà chúng tôi thống kê có diện tích...

Đinh Y Nhung và dàn diễn viên nữ trong Lật mặt 7 của Lý Hải

Đạo diễn Lý Hải từng tuyên bố phim của anh không cần đến các ngôi sao phòng vé nên có rất nhiều cơ hội cho những gương mặt mới.Lật mặt 7: Một điều ước do Lý Hải giữ các vai trò đạo...

Mới nhất