Trang chủDestinationsTuyên QuangĐể Tam Cốc-Bích Động thật sự trở thành điểm sáng về văn...

Để Tam Cốc-Bích Động thật sự trở thành điểm sáng về văn minh, văn hóa và an toàn trong phát triển du lịch


Lao động chèo đò tuyến Đình Các-Tam Cốc chủ yếu là người dân xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình).

Mới đây, Ban quản lý Khu Du lịch Tam Cốc-Bích Động đã có Thông báo và quyết định tạm dừng đón khách (với tuyến Đình Các-Tam Cốc ) kể từ ngày 9/7 cho đến khi có thông báo mở cửa đón khách trở lại. Du khách có thể lựa chọn các điểm khác trong Khu du lịch để xây dựng lịch trình tham quan.

Được biết, năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu quyền thu phí tại 2 tuyến du lịch: Đình Các-Tam Cốc và Bích Động-Động Tiên-Xuyên Thủy Động, thuộc Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động cho doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường (DN Xuân Trường); thời gian thực hiện 70 năm.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch (Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 23/3/2017) với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại, phấn đấu xây dựng khu du lịch Tam Cốc – Bích Động trở thành điểm sáng về văn minh, văn hóa và an toàn, nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Kế hoạch nêu trên của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình cũng giao nhiệm vụ cho DN Xuân Trường chủ trì, nghiên cứu, sắp xếp lại hệ thống dịch vụ phục vụ khách trong từng điểm du lịch, bảo đảm mỹ quan và thuận tiện; rà soát, điều chỉnh, bổ sung nội quy, quy định cụ thể cho những người tham gia chở đò, chụp ảnh và phục vụ khách du lịch.



Vẻ đẹp Tam Cốc-Bích Động nhìn từ trên cao (Ảnh: Sở Du lịch Ninh Bình)

Đại diện DN Xuân Trường cho biết, trong thời gian này, doanh nghiệp quyết tâm thực hiện việc sắp xếp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ đón, tiếp khách cho bà con lái đò tại khu du lịch. Đồng thời, để bảo đảm an toàn lao động, sức khỏe, quyền lợi cho người chèo đò, sự an toàn của du khách, doanh nghiệp đã có công văn gửi các sở, ban, ngành liên quan và người lao động tại khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, về việc sẽ tiến hành triển khai ký hợp đồng lao động với lái đò theo quy định. Về phía doanh nghiệp sẽ có những hỗ trợ cụ thể đối với cả người đủ điều kiện ký hợp đồng lao động và người không đủ điều kiện, nhằm bảo đảm sinh kế và hài hòa lợi ích của các bên.

Tuy nhiên, việc ký kết hợp đồng lao động giữa đơn vị này với người chèo đò đang “vấp” phải nhiều ý kiến không đồng tình từ phía người lao động.

Bà Đinh Thị Vân, thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải thì lo lắng: Nếu ký hợp đồng lao động, người quá tuổi không được tiếp tục chèo đò thì như tôi lấy gì mà làm ăn. Chúng tôi lần lượt chèo đò theo số đò được cấp, ai không đi được thì bán, nhượng lại số đò, lượt chèo đò cho người khác. Lần lượt đến ai thì đi, không ai tranh nhau. Chúng tôi đề nghị tăng công đò từ 150 nghìn đồng lên 200 nghìn đồng mỗi chuyến từ lâu, nhưng vẫn chưa được đáp ứng.

Ông Nguyễn Văn Kính, thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải cho biết, tôi rất băn khoăn về nội dung của hợp đồng, còn nhiều điều khoản chung chung; ràng buộc trách nhiệm của người dân thì nhiều, mà trách nhiệm của doanh nghiệp thì ít; quy định người dân vi phạm hợp đồng thì bị phạt, vậy doanh nghiệp vi phạm hợp đồng thì người dân bắt đền ai.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện DN Xuân Trường cho biết, người chèo đò ở các tuyến khác đã ký hợp đồng lao động từ lâu, họ được hưởng đầy đủ các chế độ lao động hiện hành theo quy định của pháp luật. Những hợp đồng lao động này họ phục vụ khách rất tốt, không có hiện tượng chèo kéo, xin tiền tuýp gây mất văn minh trong du lịch, nhất là đối với vùng Di sản thiên nhiên thế giới như ở Ninh Bình. Riêng một bộ phận người lao động tuyến Đình Các-Tam Cốc bà con vẫn do dự từ nhiều năm nay, mặc dù doanh nghiệp đã thuyết phục nhiều lần. Doanh nghiệp sẵn sàng tăng mức thù lao từ 150 nghìn đồng/chuyến đò lên 200 nghìn đồng mỗi chuyến đò, bảo đảm người lao động có khung lương từ 3,8 đến 4 triệu đồng/tháng đủ mức để doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động. Tuy nhiên cho đến nay người dân vẫn chưa ký.

Qua tìm hiểu được biết, việc cấp phát số đò, lao động chèo đò theo số đò đã nảy sinh ra tình trạng người không có số đò thì đóng thuyền để chở thuê cho người có số đò nhưng không có thuyền; một thuyền mang nhiều số đò, hoặc một người sở hữu nhiều số đò, dẫn đến khó khăn trong việc quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ; không gắn được trách nhiệm của chủ đò hoặc người sở hữu số đò với hoạt động du lịch, với du khách. Không hiếm trường hợp vi phạm quy định của khu du lịch, du khách phản ánh tình trạng bị người chèo đò xin tiền “bồi dưỡng”; mới đây, chính quyền xã và ngành chức năng đã phải xử phạt một trường hợp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư Vũ Huy Toàn cho biết, xã đã chỉ đạo thôn Văn Lâm tổ chức sinh hoạt chi bộ, cán bộ thôn, cán bộ xã phụ trách lĩnh vực, địa bàn để nghe đại diện doanh nghiệp thảo luận các nội dung cụ thể của hợp đồng lao động, giải đáp những vấn đề thắc mắc liên quan. Người dân chưa hiểu thì xã có trách nhiệm tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân cùng doanh nghiệp thống nhất thực hiện ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Tại tuyến du lịch này, tổng số số đò có khoảng hơn 1.300 số, với tổng số lao động tham gia chèo đò từ 500-600 người; trong đó 70-80% là người quá tuổi lao động, ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải. Đặc biệt, việc xét, cấp, cắt, tạm dừng số đò được người dân thực hiện theo hương ước của thôn.

Với sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả của Nhà nước, Doanh nghiệp và cộng đồng cư dân địa phương, Khu Du lịch Tam Cốc-Bích Động đang từng bước trở thành điểm sáng về văn hóa, văn minh, được du khách trong nước và quốc tế. Việc sử dụng lao động chèo đò cần được doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định hiện hành, trong đó có Luật Lao động, để bảo đảm quyền lợi cho cả doanh nghiệp và cho chính người lao động địa phương.

Như vậy, cùng với những nỗ lực bảo vệ môi trường sinh thái Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, chính quyền, doanh nghiệp khai thác du lịch trên địa bàn và người dân cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ vướng mắc trong cơ chế quản lý nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; nhận thức về an toàn lao động… để Tam Cốc-Bích Động luôn là điểm đến hấp dẫn, trở thành điểm sáng về văn minh, văn hoá và an toàn trong phát triển du lịch ở địa phương.



Source link

Cùng chủ đề

Báo Hải Dương, Báo Tuyên Quang phối hợp tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Tại xã Vạn Phúc, 2 đơn vị đã trao tặng 20 suất quà (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho 20 hộ có hoàn cảnh khó khăn, động viên người dân vươn lên trong cuộc sống. Những năm gần đây, Chi đoàn...

Cắm trại, ngủ võng trên cây cao giữa rừng sâu

TUYÊN QUANG-Cắm trại hoang dã là thú chơi ít thấy ở Việt Nam, người chơi còn có thể mắc võng ngủ trên cây rừng, đối mặt với nhiều nguy hiểm nhưng tăng trải nghiệm và kỹ năng sinh tồn. Khác với glamping - cắm trại với những tiện nghi giúp người chơi thư giãn, tận hưởng - bushcraft camping (cắm trại hoang dã) là hoạt động cắm trại sinh tồn trong môi trường tự nhiên. Bushcraft camping thường diễn ra...

Hội thi Dê – Nét đẹp văn hoá đầu Xuân ở Tuyên Quang

Ngày 16/3, tại xã Thiện Kế, UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Tổ chức Good Neighbors International (GNI) tổ chức Hội thi Dê đẹp-Dê khỏe lần thứ II năm 2024.

Dồn sức cứu chữa các nạn nhân vụ TNGT nghiêm trọng ở Tuyên Quang

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang, sau khi vụ tai nạn xảy ra, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang đã tiếp nhận 10 nạn nhân, trong đó 5 người tử vong ngoại viện. Đối với 5 người bị thương có 1 trường hợp bị thương nhẹ đã cho ra viện, trong 4 bệnh nhân còn lại có 1 trường hợp bị đa chấn thương, tiên lượng nặng. Ngày 5-3, liên quan...

Đưa du thuyền gần 50 tỷ phục vụ du lịch hồ Na Hang

Du thuyền cao cấp Phượng Hoàng của Công ty cổ phần Du lịch Na...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quách Beem và ca khúc gây sốt Tuyên Quang ơi!

Ca khúc Tuyên Quang ơi do ca sỹ Quách Beem sáng tác và trình bày là một sản phẩm quảng bá du lịch Tuyên Quang của Ban Quản lý các khu du lịch tỉnh phối hợp thực hiện. Bài hát "gây sốt" trên mạng xã hội trong một thời gian dài với lời ca trong veo, bình an, đẹp như một bài thơ; giai điệu uyển chuyển, trữ tình, tha thiết. Một cảnh quay trong MV Tuyên Quang ơi của...

Nắm bắt cơ hội làm “đòn bẩy” phát triển du lịch

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và  Du lịch (VHTTDL) Đoàn Văn Việt cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6,6 triệu lượt, lượng khách du lịch nội địa vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, ước đạt khoảng 76,5 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 416,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 7-2023, Việt Nam đã...

112 hội viên phụ nữ huyện Yên Sơn được tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Các đại biểu đã được báo cáo viên của Công an huyện Yên Sơn tuyên truyền một số nội dung cơ bản về Năm an toàn giao thông 2023 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ CP, ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Na Hang hồ vinh xanh giữa đại ngàn

Nằm cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 108km về phía Bắc, Na Hang là một huyện miền núi nằm giáp ranh giữa 3 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn. Na Hang thực sự là miền đất cổ tích của xứ thành Tuyên. Bên lòng hồ Na Hang, những bản làng người Dao, Tày, Nùng còn nguyên sơ đậm nét bản địa đang đợi chờ được du khách khai mở...  

Quách Beem và ca khúc gây sốt Tuyên Quang ơi!

Ca khúc Tuyên Quang ơi do ca sỹ Quách Beem sáng tác và trình bày là một sản phẩm quảng bá du lịch Tuyên Quang của Ban Quản lý các khu du lịch tỉnh phối hợp thực hiện. Bài hát "gây sốt" trên mạng xã hội trong một thời gian dài với lời ca trong veo, bình an, đẹp như một bài thơ; giai điệu uyển chuyển, trữ tình, tha thiết. Một cảnh quay trong MV Tuyên Quang ơi của...

Nắm bắt cơ hội làm “đòn bẩy” phát triển du lịch

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và  Du lịch (VHTTDL) Đoàn Văn Việt cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6,6 triệu lượt, lượng khách du lịch nội địa vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, ước đạt khoảng 76,5 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 416,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 7-2023, Việt Nam đã...

112 hội viên phụ nữ huyện Yên Sơn được tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Các đại biểu đã được báo cáo viên của Công an huyện Yên Sơn tuyên truyền một số nội dung cơ bản về Năm an toàn giao thông 2023 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ CP, ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao...

Chịu sức ép bán mạnh, giá nông sản tiếp tục giảm

(Ảnh: Reuters) Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa hôm qua 15/08, lực bán hoàn toàn áp đảo trên cả 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu thế giới đã kéo chỉ số MXV-Index nối dài đà giảm sang ngày thứ tư liên tiếp, sau khi giảm 1,52% xuống 2.221 điểm, mức thấp nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, giá trị giao dịch toàn Sở đã ghi nhận...

Mới nhất

Hà Nội mùa cây thay lá mới

Hà Nội sau những ngày mưa phùn và ẩm ướt, những hàng cây bàng, cây lộc vừng đồng loạt nảy chồi non. Vẫn những góc phố và con đường thân quen, nhưng cảnh sắc thiên nhiên giờ đây thật lạ. Mùa cây thay lá mới, Hà Nội như dịu dàng hơn, có chút trầm lắng trong những ngày lạnh...

Hương sắc hoa lê, hoa gạo rực rỡ tô sáng bức tranh vùng cao Đông Bắc

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 3, vẻ đẹp của vùng núi cao Hà Giang lại được tô điểm thêm bởi màu sắc của các loài hoa như hoa lê, hoa gạo... tạo nên bức tranh rực rỡ, trữ tình. Mỗi dịp tháng 3 đến, tại Bắc Hà (Lào Cai), hoa lê phủ trắng khắp các thung lũng, trên đồi...

Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa sưa nở trắng trời

Những ngày giữa tháng 3, hoa sưa bung nở trắng xóa khắp nhiều tuyến phố ở Hà Nội, thu hút ánh nhìn của nhiều người. Laodong.vn Nguồn

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

Mới nhất