Trang chủNewsThời sựDi cảo của nhà văn Sơn Tùng về Bác Hồ

Di cảo của nhà văn Sơn Tùng về Bác Hồ

TP – Hơn ba mươi năm trước, nhà văn Sơn Tùng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành riêng một ngày mời đến nhà riêng để nói chuyện về Bác Hồ. Trước đó, khi biết nội dung cuộc nói chuyện, nhà văn Sơn Tùng đã soạn một đề cương chi tiết để chuẩn bị cho cuộc gặp này. Gần đây, những trang viết về Bác Hồ nói trên lần đầu được đăng trong cuốn sách “Hồ Chí Minh trái tim quả đất” của nhà văn Sơn Tùng vừa được xuất bản.

Cuộc gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Gần đây, khi đến gặp anh Bùi Sơn Định, con trai cố nhà văn Sơn Tùng, tôi được anh cho xem cuốn sách “Hồ Chí Minh trái tim quả đất”, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa xuất bản đầu năm nay. Sách dày hơn ngàn trang, trong đó có ba tác phẩm nổi tiếng về Bác Hồ của nhà văn Sơn Tùng như “Búp sen xanh”, “Bông sen vàng”, “Trái tim quả đất” và kịch bản phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn”… Đặc biệt, có hai di cảo của nhà văn Sơn Tùng gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần đầu được in trong cuốn sách. Trong bài viết này, xin được đề cập tới phần di cảo của nhà văn Sơn Tùng gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nội dung về Bác Hồ.

Di cảo của nhà văn Sơn Tùng về Bác Hồ ảnh 1
 

Phóng viên báo Tiền Phong Sơn Tùng (người cầm sổ ghi chép) được gặp Bác Hồ trong lần tác nghiệp ngày mùng một Tết năm Giáp Thìn 1964 tại làng Lỗ Khê (Đông Anh, Hà Nội). (Ảnh: Gia đình nhà văn Sơn Tùng cung cấp).

Anh Định cho biết, năm 1991, một hôm, đại tá Nguyễn Huyên, thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi điện cho nhà văn Sơn Tùng, nói: “Nếu sức khỏe cho phép, anh thu xếp để đến gặp Đại tướng. Anh Văn muốn hỏi anh một số điều trước khi chuẩn bị tư liệu để viết về Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nghe vậy, nhà văn Sơn Tùng nhận lời ngay và chuẩn bị một đề cương chi tiết về Bác Hồ cho cuộc gặp với Đại tướng. Tới hôm gặp, nhà văn đi từ sớm, chiều muộn mới về nhà. Sau đó ít lâu, trong cuộc trò chuyện với gia đình và một số người bạn tại “Chiếu văn” ở nhà, nhà văn Sơn Tùng cho biết cuộc gặp với Đại tướng hôm đó diễn ra trọn một ngày, buổi trưa ông được Đại tướng mời ở lại ăn cơm. Tại cuộc trao đổi, Đại tướng nói những tác phẩm của nhà văn Sơn Tùng gửi biếu ông đều đọc hết, đặc biệt là cuốn “Búp sen xanh”. Nhưng có nhiều chi tiết Đại tướng muốn hỏi lại nhà văn Sơn Tùng cho rõ, như chuyện của bà Nguyễn Thị Thanh và ông Nguyễn Sinh Khiêm, chị và anh ruột của Bác kể về Người hồi còn nhỏ. Hay chuyện về bài thơ của cậu bé Nguyễn Sinh Côn (tên Bác Hồ thuở nhỏ) ứng khẩu đọc cho cha nghe khi đi qua đèo Ngang, trên đường vào kinh đô Huế, được in trong tiểu thuyết “Búp sen xanh”. Rồi chuyện Bác từ cảng Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước cùng nhiều vấn đề khác hình thành nên tư tưởng, nhân cách Hồ Chí Minh sau này…

Theo di cảo, từ thời đi học, Nguyễn Tất Thành tiếp thu hệ chân Nho, nhưng không bị ảnh hưởng bởi những ngụy Nho qua các triều đại Hán nho, Đường nho, Tống nho, Minh nho, Thanh nho. Đây là nền vững chắc về tư duy, để nhà cách mạng Nguyễn Tất Thành hội nhập văn hóa tư tưởng phương Tây và trở thành nhà tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin.

Trước những điều trên, nhà văn Sơn Tùng đã trả lời đầy đủ những thông tin mình biết, được Đại tướng quan tâm. Những thông tin nhà văn chuẩn bị để báo cáo với Đại tướng hôm đó có nội dung đã được ông viết thành sách, có nội dung chưa. Nhưng những tư liệu này đều được nhà văn thu thập trong nhiều năm, thông qua những nhân chứng cụ thể, xác thực. “Sau đó, năm 1993, ba tôi lại viết thêm phần nữa về Bác để gửi Đại tướng làm tư liệu. Mãi sau này, tôi được ba cho biết thời gian đó, sau Đại hội Đảng lần thứ VII (tháng 6/1991), Đại tướng Võ Nguyên Giáp tập hợp tư liệu để viết đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh”, anh Bùi Sơn Định cho biết. Rồi anh Định chia sẻ thêm, năm 2021, sau khi nhà văn Sơn Tùng mất, anh đã tập hợp những tư liệu nói trên của nhà văn với mong muốn được in thành sách. Và mong muốn đó đã thành hiện thực khi những di cảo của nhà văn viết về Bác đã được in trong cuốn “Hồ Chí Minh trái tim quả đất” nói trên.

Đôi nét về di cảo

Ở phần di cảo trong cuốn “Hồ Chí Minh trái tim quả đất”, nhà văn Sơn Tùng viết ông gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày 23/11/1991 để làm việc về đề tài Hồ Chí Minh. Nội dung được nhà văn chuẩn bị theo hệ thống, có phần được viết chi tiết, có phần khái quát, qua đó đã khắc họa được hình tượng Bác Hồ từ khi còn nhỏ đến khi lên đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài. Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Thanh được nhà văn Sơn Tùng ghi lại, ngay từ nhỏ, Bác Hồ đã bộc lộ thiên tư: “Năm lên bốn, năm tuổi, Côn thuộc nhiều đoạn của các truyện thơ Nôm, do bà ngoại dạy truyền miệng, trong những buổi tối nằm ngủ cạnh bà. Say sưa học theo truyền miệng của bà tới khuya, mẹ đã nghỉ dệt vải đi nằm, chị Thanh, anh Khiêm đều ngủ cả rồi, Côn vẫn thức, bà phải hứa: Cháu ngủ thì tối mai bà dạy cho cháu gấp đôi số câu tối nay… Ngày theo cha mẹ vào Huế, Côn thuộc lòng gần hết quyển Truyện Kiều, thuộc nhiều câu ca dao, bài vè về phong trào Cần Vương, dặm Nghệ Tĩnh, thuộc 96 bài thơ trong Kinh Thi, 50 bài Nhã, 40 bài Phong…”. Còn ông Nguyễn Sinh Khiêm kể: “Trên đường vào Huế (1895), Côn được cha cõng đi. Lúc nghỉ chân trên đèo Ngang bên phía Kỳ Anh, Côn ứng khẩu khi nhìn lên đỉnh đèo thấy con đường mòn màu nâu sẫm vắt vẻo trên núi: “Núi cõng con đường mòn/Cha thì cõng theo con/Núi nằm ì một chỗ/Cha đi cúi lom khom/Đường bám lì lưng núi/Con tập chạy lon ton/Cha siêng hơn hòn núi/Con đường lười hơn con”.

Di cảo của nhà văn Sơn Tùng về Bác Hồ ảnh 2
 

Nhà văn Sơn Tùng ăn cơm trưa tại nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc nói chuyện năm 1991. (Ảnh: Gia đình nhà văn Sơn Tùng cung cấp)

Trước khi trở thành nhà văn, phóng viên Sơn Tùng công tác tại báo Tiền Phong. Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong thời gian làm báo của phóng viên Sơn Tùng là cách đây tròn 60 năm, vào mùng một Tết Nguyên đán năm Giáp Thìn (1964), khi đang tác nghiệp tại làng Lỗ Khê (xã Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội), ông đã vinh dự được gặp Bác Hồ, khi Người đến thăm và chúc tết người dân nơi đây.

Theo di cảo của nhà văn Sơn Tùng, trong thời gian ở Huế, Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ ở thời điểm đó) bắt đầu đến tuổi trưởng thành, được cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đưa đi các nơi, qua đó đã trực tiếp chứng kiến cảnh người dân chịu cảnh lầm than khi nước mất, nhà tan. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành cùng các học sinh trường Quốc học Huế tham gia phong trào chống sưu cao thuế nặng của chính quyền Thực dân. Vì việc này, Nguyễn Tất Thành phải rời trường Quốc học Huế, một thời gian sau đã về trường Dục Thanh (Phan Thiết) để dạy học. Tháng 6/1910, Nguyễn Tất Thành được tin cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, khi đó đang là tri huyện Bình Khê (Bình Định) bị triệu hồi về kinh xử lý vì tội để xổng tù chính trị, bênh vực người dân. Sau khi quyết chí đi tìm đường cứu nước, tháng 10/1910, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn, đổi tên là Văn Ba. Theo di cảo, khi đó, ông Phạm Gia Cần, một người bạn của Bác Hồ từ thời học tại Quốc học Huế đã hỏi vì sao lại đổi tên này, Người đã trả lời: “Đây là cuộc dấn thân. Văn là nghe, là nhìn nhận. Ba là sóng. Dấn thân vào muôn trùng sóng dữ để thấy được điều gì hay mà trở về giúp nhân dân, cứu nước, cứu nòi…”.

Với lý tưởng đó, năm 1911, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã rời Tổ quốc để tìm đường cứu nước. Bôn ba khắp năm châu bốn biển, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu có chọn lọc di sản của các cuộc Cách mạng Pháp 1789, Cách mạng Mỹ 1776, Cách mạng Tân Hợi (1911), Cách mạng Tháng Mười (1917) để sau đó tìm ra con đường đi đúng cho Cách mạng Việt Nam.

Tienphong.vn

Nguồn:https://tienphong.vn/di-cao-cua-nha-van-son-tung-ve-bac-ho-post1631499.tpo

Cùng chủ đề

Quyết định ‘khó nhất đời cầm quân’ của đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đêm trước nổ súng chiến dịch Điện Biên Phủ, 25/1/1954, tổng tư lệnh 43 tuổi không thể chợp mắt, đầu đau nhức, y sĩ phải buộc trên trán ông nắm ngải cứu. Nhiều năm sau này, đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong hồi ký Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử nhớ 26/1/1954 là ngày "thực hiện một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình". Đó là chuyển phương châm tác chiến từ "đánh nhanh giải...

Quyết định ‘khó nhất đời cầm quân’ của đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đêm trước nổ súng chiến dịch Điện Biên Phủ, 25/1/1954, tổng tư lệnh 43 tuổi không thể chợp mắt, đầu đau nhức, y sĩ phải buộc trên trán ông nắm ngải cứu.Nhiều năm sau này, đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong hồi ký Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử nhớ 26/1/1954 là ngày "thực hiện một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình". Đó là chuyển phương châm tác chiến từ...

Nghệ thuật phân tán địch trên chiến trường Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trong đó có nghệ thuật phân tán địch trên các chiến trường, theo Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân. "Tư tưởng chiến lược tiến công và nghệ thuật phân tán địch trên các chiến trường trong chiến dịch Điện Biên Phủ" là nội dung chính trong bài tham luận của Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Hồng Quân (nguyên Phó viện...

Hòa hợp dân tộc – Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta

Sinh thời, Bác Hồ đã từng căn dặn: Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp lại ở nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta… Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đoàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mới nhất thời tiết TPHCM và Nam bộ trong kỳ nghỉ lễ 30/4

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo, thời tiết TPHCM trong 5 ngày nghỉ sẽ tiếp tục có nắng nóng. Riêng ngày 27, 28 và 29/4 có nơi nắng nóng từ 38-39 độ C. Dự báo thời tiết TPHCM dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 (từ 27/4 đến 1/5), Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho biết hiện nay xu hướng vùng áp thấp nóng mở rộng hơn về phía nam do tác động của...

Nóng như đổ lửa, các điểm vui chơi ở Hà Nội vắng hoe ngày đầu nghỉ lễ

27/04/2024 | 15:57 TPO - Trời nóng như đổ lửa, nhiệt độ lên đến 40 độ C trong ngày đầu tiên kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 khiến các điểm vui chơi ở Hà Nội trở nên vắng hoe, ít người qua lại. ...

Bên trong tàu chất lượng cao Sài Gòn

27/04/2024 | 14:47 TPO - Du khách từ TPHCM sẽ được tăng trải nghiệm khi đi đoàn tàu chất lượng cao đến Đà Nẵng với nhiều nâng cấp trang thiết bị. Ngày 27/4, tại Ga Sài Gòn, Tổng...

Người dân Đà Nẵng vật vã chống chọi với nắng nóng kỷ lục

27/04/2024 | 16:15 TPO - Bắt đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Đà Nẵng bước vào đợt nắng nóng gay gắt với mức nhiệt độ lên đến hơn 40 độ C. Người dân vật vã chống chọi với nắng nóng kỷ lục. ...

Chiều bớt nóng, giới trẻ ra hồ Tây ngắm hoàng hôn

TPO - Trái ngược cảnh nắng nóng buổi sáng và trưa, chiều 29/4, thời tiết mát mẻ, nhiều nhóm bạn đổ về các khu vực ven hồ Tây tạo dáng chụp ảnh với ánh nắng hoàng hôn, cùng nhau đạp vịt tận hưởng không khí kỳ nghỉ lễ. Tienphong.vn Nguồn:https://tienphong.vn/video-clip/

Bài đọc nhiều

Nữ tiến sĩ giỏi giang, đã kết hôn nhưng vẫn quyết tâm trở thành giáo sư

Dù đang có được hôn nhân viên mãn nhưng tiến sĩ Nguyễn Cao Thùy Giang (28 tuổi), vẫn không "dừng cuộc chơi" mà quyết tâm trở thành giáo sư. Giang đang làm nghiên cứu sau tiến sĩ - trợ lý giáo sư tại ĐH Massachusetts (Mỹ). Tiến sĩ Giang từng là sinh viên xuất sắc ngành công nghệ sinh học Trường ĐH Cần Thơ. Giang cho biết trước đây rất thích học về vật liệu y dược và biết được...

Những điểm du lịch mùa hè ‘mát lạnh’ tại Việt Nam

Phong cảnh ở Việt Nam luôn gây ấn tượng cho khách du lịch trên toàn thế giới. Bạn không cần phải đi đâu xa, hãy khám phá đất nước chúng ta với những phong cảnh tuyệt đẹp luôn níu chân những du khách khó nhất... Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=zVEb-ZM21Sk  

Xuất hiện biển mây trắng tràn trên Núi Bà Đen, cảnh đẹp siêu thực gây sốt MXH

6h sáng ngày 9/4, biển mây trắng tinh xuất hiện trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh) tạo nên khung cảnh vừa kì ảo vừa nên thơ, thu hút sự chú ý của du khách khắp nơi. Hình ảnh biển mây trắng tinh chảy tràn trên đỉnh núi Bà Đen vào ngày 9/4 (tức mùng 1 tháng 3 Âm lịch) khiến nhiều người chú ý trong 2 ngày qua. Bộ ảnh thu hút hàng chục ngàn lượt tương tác trên...

Tổng thống Hàn Quốc tin tưởng tương lai tốt đẹp trong quan hệ với Việt Nam

Tổng thống Yoon Suk Yeol bày tỏ tin tưởng Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc sẽ có nhiệm kỳ công tác thành công, góp phần tiếp đà phát triển quan hệ đang rất tốt đẹp giữa hai nước. Ngày 26/4, tại Phủ Tổng thống Hàn Quốc, Đại sứ Vũ Hồ đã trình Thư ủy nhiệm của Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân lên Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Trong buổi...

Ghé bãi biển hoang sơ bậc nhất Thanh Hóa để né Sầm Sơn đông đúc dịp 30.4

  Du lịch Thanh Hóa vào dịp lễ 30.4 - 1.5, để tránh gặp phải tình trạng quá tải ở Sầm Sơn hay Hải Tiến, bãi biển Hải Thanh sẽ là một gợi ý hợp lý. Laodong.vn Nguồn: https://dulich.laodong.vn/kham-pha/ghe-bai-bien-hoang-so-bac-nhat-thanh-hoa-de-ne-sam-son-dong-duc-dip-304-1333234.html

Cùng chuyên mục

Đánh bại Iraq, Nhật Bản vào chung kết Giải U23 châu Á

Rạng sáng 30-4, U23 Nhật Bản đã đánh bại U23 Iraq 2-0 ở bán kết Giải U23 châu Á 2024. Và U23 Nhật Bản sẽ gặp U23 Uzbekistan ở chung kết. U23 Nhật Bản ăn mừng sau khi đánh bại U23 Iraq ở bán kết - Ảnh: AFC Trận này, U23 Nhật Bản đã chơi lấn lướt hoàn toàn so với U23 Iraq. Ngay phút thứ 2, tiền vệ Hirakawa có pha đột phá và té ngã trong vòng cấm của U23 Iraq....

Nữ sinh Việt tốt nghiệp đại học Mỹ với điểm gần tuyệt đối

Phan Nguyễn Thụy Đan (23 tuổi) tốt nghiệp ngành tài chính - phân tích kinh doanh của Trường Drexel University (Mỹ) với điểm số gần như tuyệt đối 3.99/4.0. Đam mê tiếng Anh từ nhỏ, năm học lớp 9, Thụy Đan đạt giải nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn tiếng Anh. Sau khi hoàn thành chương trình bậc THCS, Thụy Đan đăng ký xét tuyển và trúng tuyển điểm cao vào lớp chuyên Anh, Trường THPT chuyên Lê...

TP.HCM hướng đến những kỳ tích mới

Trong hành trình đấu tranh giành độc lập và đưa đất nước đi lên, Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn - TP.HCM đã chiến đấu kiên cường, đi trước về sau trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; luôn năng động, sáng tạo, dám đi đầu, chấp nhận thử thách, luôn cố gắng với sứ mệnh vinh quang "vì cả nước, cùng cả nước". Hoạt động ngay tại trung tâm sào huyệt của các thế lực thù địch,...

Người ghi lại buổi phát thanh lịch sử ở Sài Gòn trưa 30/4/1975

49 năm trước, TS Nguyễn Nhã ghi âm toàn bộ chương trình Đài phát thanh Sài Gòn, trong đó có lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Trưa 30/4/1975, xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập. Có mặt trong đoàn quân tiến vào đầu não chính quyền Việt Nam Cộng hoà, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng nghĩ đến việc chính phủ của Dương Văn Minh cần tuyên...

Ngày 30/4/1954: Bộ Chỉ huy mặt trận thông báo đến các đơn vị ngày nổ súng của đợt tiến công thứ 3 là ngày...

Ngày 30/4/1954, Bộ Chỉ huy Mặt trận thông báo các đơn vị biết ngày nổ súng của đợt tiến công thứ 3 là ngày 1/5/1954. Nhiệm vụ của các đơn vị trong đợt tiến công này là: - Đại đoàn 316: Tiêu diệt điểm cao C1 và giữ vững trận địa đó; đồng thời đánh lấn C2 để phối hợp với trận đánh C1. Nếu điều kiện thuận lợi thì phát triển tiêu diệt C2; chuẩn bị đầy đủ để đánh...

Mới nhất

Chị em sinh đôi 12 tuổi cùng đạt IELTS 8.0

Chị em sinh đôi Tạ Minh Anh và Tạ Chi Anh, 12 tuổi, cùng đạt chứng chỉ IELTS 8.0, nhờ được bố mẹ từng du học về kèm cặp từ nhỏ. Chi Anh và Minh Anh, học sinh lớp 6 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, thi đạt IELTS 8.0 hồi tháng 2. Cách đây hai năm, hai chị...

Ba Lan, Litva sẽ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Ukraine đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân lực nghiêm trọng trong cuộc chiến đã kéo dài gần 26 tháng chống lại các lực lượng Nga. Trong nỗ lực giải quyết tình hình, Kiev hồi giữ tháng 4 đã thông qua một đạo luật nhằm xem xét lại cách thức huy động quân.  Theo luật mới, tất...

Lịch thi đấu bán kết Cúp C1-Champions League 2023-2024

Vòng bán kết của Cúp C1 - Champions League 2023-2024 sạch bóng các đại diện của Ngoại Hạng Anh và Serie A. Các đội bóng tiếp tục hành trình tranh ngôi vô địch châu Âu là Bayern Munich, Real Madrid, Borussia Dortmund và Paris Saint-Germain.Lịch thi đấu bán kết Cúp C1 - Champions LeagueNgàyGiờTrận đấu1/52hBayern Munich vs Real...

Mới nhất