Điện Biên Phủ 70 năm nhớ lại

Những ngày này cách đây 70 năm, trong con ngõ Ngọc Hồi (phố Ngọc Hà, Hà Nội) bỗng chộn rộn hẳn lên. Ông Ký giây thép cứ thầm thì to nhỏ với bố tôi, chú Cả Cát và mấy ông trong ngõ điều gì đó hệ trọng lắm.
Chú thích ảnh

Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến – Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Ở tuổi 12, tôi đang học Primaire ở trường Lạc Long, bèn mạnh dạn hỏi thầy giáo Dĩ về “Groupe fief Dien Biên Phu” (Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ) là cái gì mà bố tôi và các bạn già trong ngõ cứ thì thào nhiều thế. Thày Dĩ véo tai tôi, hạ giọng: “Secret! Extremement secret!” (Bí mật, cực kỳ bí mật!). Trò không cần biết, nghe chửa!

Thì ra Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Tướng De Castries sắp thất thủ. Và quả nhiên ngày 8/5/1954, có mấy tờ nhật trình ở Hà Nội đã đăng tin quân Pháp bại trận và đầu hàng ở Điện Biên Phủ. Mấy tờ báo ấy, tôi còn giữ được cho đến hồi sơ tán tránh máy bay Mỹ ném bom Hà Nội năm 1972 mới mất.

Tuổi thơ tôi biết về Điện Biên Phủ như vậy, cho đến khi là phóng viên TTXVN, tôi mới có nhiều dịp lên Điện Biên Phủ, xuống hầm De Castries, thắp hương trên mộ anh hùng Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện… và lặng lẽ nhớ đến người chỉ huy mặt trận tài danh đã làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trong căn hầm Đại tướng ở Mường Phăng.

Tôi nhớ dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi được giao tháp tùng và đưa tin lãnh đạo Đảng thăm Điện Biên Phủ. Đoàn đi bằng máy bay trực thăng, nghe nói là chuyên cơ từng phục vụ Bác Hồ. Chuyến công tác để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về đất và người Điện Biên Phủ. Tôi nhớ phía cửa hầm De Castries có một cây sung cành lá xum xuê che một phần bức phù điêu tả cảnh De Castries và quan quân của ông ta ra hàng.

Đối diện với căn hầm là một vườn hồng, đang cữ hoa nở rực rỡ. Những địa danh nổi tiếng như đồi A1, đồi Độc Lập, Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam gợi nhớ những ngày bão lửa. Phía đầu cầu Mường Thanh, có dấu tích lô cốt của chỉ huy pháo binh của quan đội Pháp tại mặt trận. Lần giở tư liệu, thì ra viên trung tá nổi tiếng này là Charles Piroth, thương binh mất một cánh tay trong chiến tranh chống phát xít Đức, từng được tặng thưởng Bắc đẩu Bội tinh. Đến Điện Biên Phủ, Charles Piroth tự tin tuyên bố sẽ cho Việt Minh biết thế nào là pháo binh Pháp. Nào ngờ, khi pháo binh ta đổ lửa xuống lòng chảo Mường Thanh, Charles Piroth chỉ còn biết cầu Chúa và chỉ huy phản pháo yếu ớt vào các trận địa giả với các ống bương bôi đen như nòng pháo. Thất bại ê chề sau 48 giờ đấu pháo, Charles Piroth đã nổ lựu đạn tự sát, chấm dứt sự nghiệp của một tư lệnh pháo binh chiến dịch.

Theo Phóng viên TTXVN tại Paris, vào thời điểm đầu năm 1993, đại bộ phận nhân dân Pháp ủng hộ chuyến thăm của Tổng thống Pháp Francois Mitterrand, là nguyên thủ đầu tiên ở các nước Tây Âu tới thăm Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có những người quyết liệt phản đối việc Tổng thống thăm Điện Biên Phủ. Đại tướng Marcel Bigeard (1916 – 2010), nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp, cựu tù binh tại Điện Biên Phủ lên tiếng: “Điện Biên Phủ là nỗi sỉ nhục với nước Pháp. Tổng thống không nên đến đó!”. Nhưng chuyến thăm lịch sử vẫn diễn ra và điều bất ngờ là sau này, trước khi mất vào năm 2010, Đại tướng Marcel Bigeard lại di chúc mong muốn thi hài ông được hỏa táng lấy tro rải xuống Điện Biên Phủ!

Sân bay Mường Thanh chiều 10/2/1993, lần đầu tiên sau đúng 39 năm mới có chiếc máy bay mang cờ ba màu của nước Pháp hạ cánh xuống đây, đưa Tổng thống Francois Mitterrand thăm chiến trường xưa. Tổng thống bước ra cầu thang máy bay, dừng lại và phóng tầm mắt nhìn khắp lòng chảo Điện Biên Phủ rồi mới cùng tùy tùng lên xe ô tô tới thăm di tích hầm De Castries. Vào trong hầm, ông quan sát kỹ Sở chỉ huy của tướng De Castries. Căn hầm được bọc bởi những cánh cung thép và lớp bê tông cốt thép kiên cố. Vị Tổng thống của nước Pháp lặng lẽ ngắm nghía hồi lâu những vật dụng chiến tranh đã ám màu thời gian. Ông đặt tay lên chiếc bàn làm việc của tướng De Castries, lặng im. Quá khứ và hiện tại đan xen, quyện chặt trong thời khắc ấy. Ánh mắt của Tổng thống Pháp đầy ưu tư, có lẽ ông đang ngẫm nghĩ về một trang sử bi thương và hôm nay đã dũng cảm đến nơi đây để khép lại quá khứ, đồng thời mở ra chương mới trong quan hệ hai nước Việt – Pháp.

Nhân 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, xin trích lại đôi dòng xem người Pháp viết gì về ngày lịch sử này 70 năm trước.

Jean Pouget – Sĩ quan tùy tùng kiêm thư ký riêng của tướng Navarre trong tác phẩm “Nous étions à Dien Biên Phu” (Chúng ta ở Điện Biên Phủ) đã miêu tả ngày 7/5/1954: “Vào sáng ngày hôm ấy, Eliane 4 (theo cách gọi của Pháp, tức đồi C2 theo cách gọi của Việt Minh) vốn đã bị pháo kích suốt đêm, đến 5h sáng, lại bị bộ binh Việt Minh tấn công”.

Còn tác giả Jules Roy trong “La Bataille de Dien Bien Phu” (Trận Điện Phủ dưới con mắt người Pháp) đã miêu tả trận chiến nơi quanh đồi C: Bộ đội Việt Minh leo lên các đỉnh cao đồi C, tiếng reo hò lượn theo gió mỗi đợt họ lên đến đỉnh. Trên triền núi và đỉnh của đồi C, họ reo hò chiến thắng và giơ cao vũ khí lên, phấn khởi, khi họ trông thấy dòng sông vàng đục uốn lượn và khu doanh trại của tập đoàn cứ điểm bị cày xới. Trước sức mạnh của Việt Minh, pháo của tập đoàn cứ điểm dẫu còn 30 quả đạn 105 ly và 10 quả 120 ly nhưng cũng đành câm lặng. Máy bay tiêm kích trút bom, vãi đạn nhưng cũng chỉ gây rối loạn được trong mười phút lại bay đi. Đến 9h40, nơi đây thất thủ hoàn toàn.

Trong cuốn sách “Điện Biên Phủ 170 ngày đêm bị vây hãm” (Les 170 jours de Dien Bien Phu), Erwan Bergot (vốn là trung úy tham chiến tại Điện Biên Phủ) viết: “Từ 11h sáng, không còn một vị trí nào ở phía Đông sông Nậm Rốm có thể giữ được. Tất cả các đồn bốt đều bị quân địch tràn ngập”.

Chiều ngày 7/5 ấy, 17h lệnh ngừng bắn được thực hiện ở trận địa Điện Biên Phủ với thắng lợi thuộc về Việt Minh, quân Pháp đầu hàng. Một vài nơi vẫn còn sự chống cự như Isabelle (phân khu Nam, gồm 5 cứ điểm, ta gọi là Hồng Cúm.

Ở Pháp, lúc 17h ngày 7/5 (ở Việt Nam là 1h sáng ngày 8/5), Tổng thống Laniel báo cáo trước Quốc hội Pháp sự thất thủ ở Điện Biên Phủ. Tướng De Castries đêm trước đó như lời Jean Pouget cho biết, đã “đề nghị tiếp tế gấp đạn súng cối tất cả các cỡ. Bốn mươi hai tấn hàng đã thả xuống, nhưng không thu nhặt được một kiện hàng nào”.

Trong mười đêm liền, viên tướng này thức trắng. Thế nên lúc 10h khi gọi điện cho tướng Cogny ở đại bản doanh tại Hà Nội, giọng De Castries đã yếu đi. De Castries “đề nghị cố thực hiện một cuộc hành quân rút chạy”. Theo kế hoạch, lương thực ăn đường bằng đồ hộp nhẹ với bánh bích quy, chocolate bổ dưỡng, cùng đồng bạc trắng người Mông sẽ được phát cho lính dù và lính lê dương, để thực hiện cuộc rút chạy.

Chú thích ảnh

Tướng De Castries (đi đầu) cùng toàn bộ Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng, chiều 7/5/1954. Ảnh: Triệu Đại/TTXVN

Những giờ phút cuối cùng của viên chỉ huy De Castries được thể hiện qua Điện Biên Phủ 170 ngày đêm bị vây hãm khá bi đát. Trong hầm chỉ huy trung tâm, các sĩ quan trong ban chỉ huy cảm thấy cay đắng vì thua trận. Còn tướng De Castries thì sao?

“De Castries che đậy nỗi bối rối bằng cách chỉnh đốn trang phục, thắt lại chiếc khăn quàng nổi tiếng của kỵ binh”. Đại tá Langlais thì tỏ ra bực bội dẫu im lặng. Trong khi đó chỉ huy pháo binh Allioux cho bắn hết những quả đạn cối cuối cùng. Trong lúc gần như là chờ đợi sự xuất hiện của bộ đội ta, theo lời Jules Roy, Langlais đốt thư từ, sổ tay riêng… Các sĩ quan phụ tá đốt giấy tờ của ban chỉ huy và hủy máy đánh chữ.

Vào lúc những người lính Việt Minh đầu tiên xông đến hầm chỉ huy (đoàn 5 người do Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật dẫn đầu), người Pháp tỏ ra lo sợ khi “từ lính cơ quan phục vụ đến các đơn vị chiến đấu, lính pháo, lái xe, lái máy bay, thông tin, đã cảm thấy cái chết trong tâm hồn”, miêu tả của Erwan Bergot.

Riêng De Castries, trong “Trận Điện Phủ dưới con mắt người Pháp” cho biết, khi bộ đội Việt Minh xuống hầm, De Castries tay áo xắn lên, trang phục mang huân chương. “Trung sĩ lính dù Paseerat de Silans thuộc phòng 3 của Langlais cảm động là khi tiểu liên chĩa vào người, Castries đã kêu lên: “Đừng bắn tôi!”. Câu ấy không đúng giọng điệu của Castries, có thể để làm dịu thái độ đe dọa của tổ lính Việt Minh, ông đã bảo: “Các ông không định bắn đấy chứ?”.

De Castries lúc bị dẫn lên đường hào, măt ông ta tái xám dưới chiếc mũ ca lô đỏ, môi ngậm điếu thuốc lá và bị chói mắt vì ánh nắng. Sau đó viên tướng Pháp được áp giải lên chiếc xe Jeep. Còn Langlais thì mặt lầm lì, câm lặng; Bigeard đầu cúi gằm dưới chiếc mũ bê rê… trong thân phận tù binh…

70 năm là một đời người. Dấu tích chiến trường xưa không còn nhiều. Và những chiến sĩ Điện Biên Phủ cuối cùng ngày ấy hầu hết đang quây quần bên Tướng Giáp bên kia bầu trời. Hình ảnh của họ đã và đang tồn tại trên bức tranh toàn cảnh Chiến thắng Điện Biên Phủ rộng trên 3.100 m2 – lớn nhất thế giới trên tầng hai Bảo tàng Điện Biên Phủ. Trên 4.000 nhân vật trong bức tranh khổng lồ được thể hiện rất thật, sống động và có hồn đã cho chúng ta, những người hậu thế một cách nhìn thỏa mãn, tự hào bởi chiến công lịch sử của cha ông.

Trần Đinh Thảo

Cùng chủ đề

Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

(Chinhphu.vn) - Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này. Sau lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả...

Nhân chứng kể chuyện chặt cây, lấp hố bom rồi xóa dấu vết trên đường đưa pháo vào Điện Biên Phủ

TPO - Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, để nhanh chóng thông đường sau những trận "mưa bom", lực lượng thanh niên xung phong đã sáng tạo ra cách chặt, buộc những thân cây nhỏ với nhau thành bó để lấp đầy các hố bom. Cách làm này nhanh chóng, hiệu quả hơn việc đổ đất đá xuống hố bom. Và đặc biệt, cách làm này dễ xóa dấu vết, đảm bảo sự bí mật cho việc chuyển lương,...

Hồi ức của cựu chiến binh Điện Biên Phủ từng viết thư cho Tổng thống Pháp

VOV.VN - Bên cạnh kỷ niệm hào hùng về những ngày “rực trời đất Điện Biên Phủ toàn thắng” 70 năm trước, mỗi người lính trở về từ mặt trận lại có những câu chuyện đời thường riêng, giản dị mà thấm đẫm tinh thần lạc quan, lòng yêu chuộng hoà bình.   Ở tuổi 97, ông Trần Trọng Tú (phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) vẫn cất giọng vẫn sang sảng khi kể về những năm tháng...

Đoàn Nghi lễ Quân đội sẽ trình diễn xếp hình nghệ thuật đặc sắc tại Điện Biên

TPO - Trong lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức tại tỉnh Điện Biên vào ngày 7/5 tới đây, Đoàn Nghi lễ Quân đội (Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam) sẽ biểu diễn chương trình xếp hình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca Điện Biên”. Có thời lượng 20 phút với sự tham gia của các lực lượng quân nhạc, danh dự và múa, màn xếp hình...

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Anh hùng Điện Biên Phủ

Để có chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã ngã xuống trong suốt 56 ngày đêm "khoét núi ngủ hầm" nhưng "gan không núng, chí không mòn". Chúng tôi xin kể lại sự hy sinh của các chị, các anh, để tôn vinh những anh hùng liệt sĩ và giá trị của hòa bình hôm nay. "Lao lên thật nhanh, không lừng khừng" Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngày 20/4/1954 quân ta đánh bại nhiều đợt phản kích, chuẩn bị trận địa đánh chiếm sân bay Mường Thanh và đồi A1

Sau khi mất cứ điểm 105 ở phía Bắc, thực dân Pháp vừa tập trung lực lượng mở nhiều cuộc phản kích hòng chiếm lại cứ điểm đã mất, vừa tổ chức cho nhiều đơn vị và phương tiện chiến tranh tăng cường cho tuyến phòng ngự ở ngã tư sân bay Mường Thanh. Nhằm đập tan thế phòng ngự của địch, ngày 20/4/1954, các đơn vị của ta đánh bại nhiều đợt phản kích của địch, mở rộng...

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện...

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch. Từ 7 giờ, đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh Phú Thọ, các địa phương và đông đảo người dân khắp mọi miền đất nước đã...

Ngày Sách Việt Nam: Đọc sách – Đón tương lai

Ngày 17/4, tại Trường Trung học phổ thông Phan Đăng Lưu (huyện Krông Búk), Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh đoàn, UBND huyện tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024. Trên 1.000 học sinh, thanh niên trên địa bàn huyện Krông Búk tham dự. Hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024); đồng thời...

Quỹ VinFuture khởi động chuỗi sự kiện kết nối InnovaConnect 2024

Ngày 16/4/2024, Quỹ VinFuture chính thức công bố bắt đầu khởi động chuỗi sự kiện kết nối khoa học công nghệ InnovaConnect năm 2024. Mục tiêu là nhằm tăng cường giao lưu học thuật, trao đổi chuyên môn và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học uy tín thế giới với các Viện – Trường hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. InnovaConnect là sáng kiến mới nhất của Quỹ VinFuture để...

Bài đọc nhiều

Vang mãi bản hùng ca thời đại

(NADS) - Tự hào về thế hệ cháu con hôm nay được sống trong hòa bình, ấm no hạnh phúc, được có những cuộc trải nghiệm “về nguồn” được chứng kiến những trang sử hào hùng của dân tộc mà thế hệ ông cha cách đây ngót 70 năm (7/5/1954-7/5/2024) đã hy sinh xương má để làm nên một Điên Biên Phủ “Nên vành hoa đỏ - Nên thiên sử vàng”. Đến với Điên Biên hôm nay, là đến với...

Sống lại những thời khắc lịch sử qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

NDO - Trong quãng thời gian chiến đấu khốc liệt của Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều nghệ sĩ, họa sĩ đã trực tiếp lên đường, hòa cùng các đoàn quân hướng về mặt trận. Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú và màu sắc, họ khắc họa một cách chân thực, sinh động hình ảnh của quân và dân ta từ những ngày “nếm mật nằm gai” cho đến thời khắc giành được chiến thắng “lừng lẫy năm châu,...

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Mãi mãi là dấu mốc bằng vàng chói lọi

Sáng 17.4, nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự cuộc gặp mặt, tri ân 139 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đến từ các tỉnh, thành trên cả nước do T.Ư Mặt trận Tổ quốc VN và tỉnh Điện Biên tổ chức. Điện Biên đã "thay da đổi thịt" Xúc động khi...

Hình ảnh thành phố Điện Biên Phủ quan sát từ trực thăng

(Dân trí) - Những góc máy đặc biệt từ trực thăng ở độ cao 2.000m cho thấy TP Điện Biên Phủ đang "thay da, đổi thịt" rất nhiều. Cảng Hàng không được mở rộng, đô thị sầm uất, cánh đồng Mường Thanh xanh mát mắt. Thành phố Điện Biên Phủ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 455km về phía tây bắc. Trung tâm thành phố nằm trên cánh đồng Mường Thanh với chiều dài khoảng 23km, chiều rộng khoảng...

Cùng chuyên mục

Hơn 7,6 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương trong Hành trình Điện Biên Phủ – Khát vọng non sông

TPO - Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung ương Đoàn tổ chức Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" từ ngày 24 - 27/4/2024. Tổng nguồn lực hỗ trợ các địa phương trong khuôn khổ Hành trình là hơn 7,6 tỷ đồng. Ngày 22/4, T.Ư Đoàn tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”. Dự chương trình có chị Nguyễn Phạm Duy Trang –...

Nhân chứng kể chuyện chặt cây, lấp hố bom rồi xóa dấu vết trên đường đưa pháo vào Điện Biên Phủ

TPO - Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, để nhanh chóng thông đường sau những trận "mưa bom", lực lượng thanh niên xung phong đã sáng tạo ra cách chặt, buộc những thân cây nhỏ với nhau thành bó để lấp đầy các hố bom. Cách làm này nhanh chóng, hiệu quả hơn việc đổ đất đá xuống hố bom. Và đặc biệt, cách làm này dễ xóa dấu vết, đảm bảo sự bí mật cho việc chuyển lương,...

Hồi ức của cựu chiến binh Điện Biên Phủ từng viết thư cho Tổng thống Pháp

VOV.VN - Bên cạnh kỷ niệm hào hùng về những ngày “rực trời đất Điện Biên Phủ toàn thắng” 70 năm trước, mỗi người lính trở về từ mặt trận lại có những câu chuyện đời thường riêng, giản dị mà thấm đẫm tinh thần lạc quan, lòng yêu chuộng hoà bình.   Ở tuổi 97, ông Trần Trọng Tú (phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) vẫn cất giọng vẫn sang sảng khi kể về những năm tháng...

Đoàn Nghi lễ Quân đội sẽ trình diễn xếp hình nghệ thuật đặc sắc tại Điện Biên

TPO - Trong lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức tại tỉnh Điện Biên vào ngày 7/5 tới đây, Đoàn Nghi lễ Quân đội (Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam) sẽ biểu diễn chương trình xếp hình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca Điện Biên”. Có thời lượng 20 phút với sự tham gia của các lực lượng quân nhạc, danh dự và múa, màn xếp hình...

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Anh hùng Điện Biên Phủ

Để có chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã ngã xuống trong suốt 56 ngày đêm "khoét núi ngủ hầm" nhưng "gan không núng, chí không mòn". Chúng tôi xin kể lại sự hy sinh của các chị, các anh, để tôn vinh những anh hùng liệt sĩ và giá trị của hòa bình hôm nay. "Lao lên thật nhanh, không lừng khừng" Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo...

Mới nhất

Tenor Thế Huy và giấc mơ opera ở Nhà hát Sydney

Vậy còn những khán giả quen với recital của Thế Huy thì sao? Đi du học lâu thế khi đang làm tốt, Huy không tiếc à? Hay trước khi đi, Huy làm thêm một đêm độc tấu nữa? Đứng trước những quan...

Ngoại ngữ tốt để tự tin hội nhập

Ban tổ chức còn trao bảy giải khuyến khích cho các thí sinh còn lại vào chung kết. "Hy vọng điểm mới này giúp các bạn rèn kỹ năng tiếng Anh và cả kỹ năng hội nhập bởi đó là những điều...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì họp về dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 22.4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.   Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội....

Học trước chương trình lớp 1: Lợi bất cập hại

Với phe "nói có", họ suy nghĩ "chương trình lớp 1 nặng mà lớp thì đông, con mình thì mình lo". Với phe "nói không", họ tin tưởng vào chương trình lớp lá và hướng dẫn của trường mầm non về chuẩn...

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 17/4, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam Aleksander Surdej. Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam,...

Mới nhất