Trang chủFigureMơ ước 'được vinh dự trên bục phát biểu' của nam sinh...

Mơ ước ‘được vinh dự trên bục phát biểu’ của nam sinh xuất sắc Ngoại thương

(Dân trí) – “Không dưới 3 lần đứng sau cánh gà, em ước ao được một lần vinh dự đứng trên bục phát biểu. Trong ngày trọng đại hôm nay, em rất hồi hộp, hạnh phúc vì ước ao ấy đã thành sự thật”.
 
Mơ ước "được vinh dự trên bục phát biểu" của nam sinh xuất sắc Ngoại thương

Trên đây là chia sẻ của Lê Đỗ Thành Trung, sinh viên K59, lớp Anh 3 ngành Kinh tế đối ngoại, Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương, trong lễ tốt nghiệp sớm đợt 1, diễn ra ngày 21/4 tại Hà Nội. 

Với điểm trung bình toàn khóa 3,93/4,00, Lê Đỗ Thành Trung vinh dự đại diện cho 1.355 sinh viên phát biểu tri ân.

Mơ ước được vinh dự trên bục phát biểu của nam sinh xuất sắc Ngoại thương - 1

Thành Trung vinh dự phát biểu trước 1.355 sinh viên trong lễ tốt nghiệp sớm đợt 1, ngày 21/4 (Ảnh: Mỹ Hà).

Cán bộ đoàn xuất sắc tốt nghiệp sớm

Trong bài phát biểu ngắn gọn đầy xúc động, Trung nói rằng những năm qua, không dưới 3 lần em từng đứng sau cánh gà, điều phối chương trình, hỗ trợ các anh chị trong các lễ tốt nghiệp. Em ước ao được một lần vinh dự đứng trên bục phát biểu. Trong ngày trọng đại hôm nay, em rất hồi hộp, hạnh phúc vì ước ao ấy đã thành sự thật.

Được biết trong số các sinh viên tốt nghiệp sớm năm nay, Trung có điểm trung bình tích lũy toàn khóa (GPA) 3,93/4,00, điểm rèn luyện 100/100 – một trong những sinh viên top đầu của trường; là Phó Bí thư Đoàn trường Ngoại thương nhiệm kỳ 2022-2024; thành viên Hội đồng trường nhiệm kỳ 2020-2025; 5/6 kỳ đạt học bổng dành cho sinh viên có kết quả học tập tốt (học bổng A); đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt thành phố Hà Nội năm 2023.

Trong suốt quá trình học, Trung có 5/7 học kỳ đạt điểm tích lũy GPA toàn khóa đạt tối đa 4,00/4,00.

Ngoài thành tích học tập đáng nể, Trung còn nhận được nhiều bằng khen, giấy khen về phong trào hoạt động đoàn cấp trường, cấp thành phố.

Mơ ước được vinh dự trên bục phát biểu của nam sinh xuất sắc Ngoại thương - 3
Mơ ước được vinh dự trên bục phát biểu của nam sinh xuất sắc Ngoại thương - 4
Mơ ước được vinh dự trên bục phát biểu của nam sinh xuất sắc Ngoại thương - 5
Mơ ước được vinh dự trên bục phát biểu của nam sinh xuất sắc Ngoại thương - 6

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, Trung cho biết, em nghĩ mình đã tìm được phương pháp học phù hợp nên ngay từ năm nhất, việc học không còn là gánh nặng.

Nam sinh tự nhận, phương pháp học đơn giản nhất là học tốt kiến thức trong sách giáo khoa, không bao giờ bỏ buổi học nào trên lớp và chú tâm bài giảng của thầy cô.

Đến mỗi giai đoạn của năm học, Trung tiếp tục đặt ra kế hoạch ôn cao điểm cho từng môn. Điều đó giúp em có kết quả học tập tốt hơn.

Cũng theo nam sinh này, mặc dù gia đình không bao giờ tạo áp lực học tập cho con nhưng từ thời phổ thông đến nay, em luôn đặt kỳ vọng vô hình lên vai mình để giữ thành tích học tập tốt. Do vậy, trong khoảng thời gian đại học, em đã làm hết sức để đạt mục tiêu ấy.

Chọn Ngoại thương là bước ngoặt cuộc đời

Lê Đỗ Thành Trung sinh ra và lớn lên ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Cấp 3, em là học sinh chuyên toán, Trường THPT chuyên Hùng Vương. Tại đây, cậu học trò gặt hái nhiều giải thưởng lớn nhỏ như: danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, giải Ba HSG cấp tỉnh môn tiếng Anh, học bổng Nay Der…

Với điểm thi tốt nghiệp THPT gồm toán 9,2; tiếng Anh 9,6; ngữ văn 8,5; vật lý 9,0, năm 2021, Trung xét tuyển vào chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Đại học Ngoại thương.

Mơ ước được vinh dự trên bục phát biểu của nam sinh xuất sắc Ngoại thương - 7
Mơ ước được vinh dự trên bục phát biểu của nam sinh xuất sắc Ngoại thương - 8
Mơ ước được vinh dự trên bục phát biểu của nam sinh xuất sắc Ngoại thương - 9
Mơ ước được vinh dự trên bục phát biểu của nam sinh xuất sắc Ngoại thương - 10

Chia sẻ về việc vì sao chọn Hà Nội thay vì đăng ký vào ngôi trường nào đó gần nhà, Trung cho hay, sở dĩ mình chọn Đại học Ngoại thương và ngược lối ra Bắc bởi từ nhỏ em đã thích Hà Nội.

Đặc biệt, khi còn học phổ thông, em chỉ là cậu bé tự ti, rụt rè, e sợ tất cả mọi thứ xung quanh, chỉ đâm đầu vào học nên em có mục tiêu chọn môi trường để “cải thiện bản thân”.

“Mục tiêu lớn nhất em đặt ra khi vào trường là để bản thân năng động, tự tin bởi những năm cấp 3 em đã tập trung học tập nhiều. Một người, dù có nền tảng tốt nhưng nếu quá ù lì, sẽ thiếu sự năng động.

Vậy nên em muốn mình trở nên tự tin hơn, có kỹ năng ngoài sách vở, có thêm những mối quan hệ…, để bước ra khỏi vùng an toàn trước đây. Với mục tiêu này, em đã quyết định chọn vào Ngoại thương và đó là bước ngoặt lớn trong cuộc đời”, Trung chia sẻ.

Mơ ước được vinh dự trên bục phát biểu của nam sinh xuất sắc Ngoại thương - 11

Trung và Bí thư Đoàn trường Đại học Ngoại thương (Ảnh: NVCC).

Cũng theo nam sinh này, em luôn tâm niệm đã vào được môi trường mong ước, bản thân phải nỗ lực trong guồng quay để không bị “chệch đường ray”. Ngay từ năm nhất, nhà trường có hoạt động gì, cậu sinh viên nhút nhát ấy đều đăng ký tham gia. Có lẽ đó cũng một phần lý do khiến điểm rèn luyện của em gần như tối đa.

Nam sinh nhớ lại, những ngày đầu tiên đặt chân đến Hà Nội, em thật sự choáng ngợp. Mặc dù mình cũng đã hình dung trước trong đầu, nhưng mọi thứ tại đây đều khiến em quá bất ngờ bởi sự năng động quá sức tưởng tượng của bạn bè đồng trang lứa.

Ngay lập tức em xung phong làm lớp trưởng, ứng tuyển vào các CLB, đi làm thêm, cố gắng học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa, dần hòa nhập được với bạn bè.

Đầu năm 2, em được giới thiệu vào Ban chấp hành đoàn trường. Năm thứ 3, Trung đắc cử vào vị trí Phó Bí thư Đoàn trường Đại học Ngoại thương.

Mơ ước được vinh dự trên bục phát biểu của nam sinh xuất sắc Ngoại thương - 13
Thành Trung trải nghiệm được nhiều điều khi tham gia công tác xã hội (Ảnh: NVCC).

Mơ ước được vinh dự trên bục phát biểu của nam sinh xuất sắc Ngoại thương - 14

Nhận xét về cậu học trò xuất sắc Thành Trung, TS Võ Xuân Lộc, Bí Thư đoàn Trường Đại học Ngoại thương, cho hay Trung rất có tố chất, tư duy thông minh nhạy bén, ham học hỏi.

Để Trung làm Phó Bí thư đoàn trường, nhà trường đã mất 2 năm thử thách và theo dõi nam sinh này trong số 200 sinh viên được sàng lọc vào tổ chức văn phòng đoàn từ trước.

Việc sàng lọc ngoài các yếu tố như điểm số và quá trình học hỏi, Trung rất lắng nghe, có kết nối tốt với giảng viên, thầy cô với các bạn sinh viên. Trung bình mỗi năm nhà trường có khoảng 150-170 hoạt động, Trung sẽ là người kết nối giữa thầy cô với các sự kiện đó.

“Mặc dù công tác đoàn chiếm thời gian của Trung rất nhiều nhưng ngược lại, điểm GPA của em rất tốt, chứng tỏ nam sinh này có tư duy học tập rất tốt.

Việc nhà trường chọn Trung đại diện cho hàng nghìn sinh viên phát biểu trong lễ tốt nghiệp đợt 1, ngoài các yếu tố điểm số, đòi hỏi những người có tố chất sân khấu lớn, phát biểu lưu loát, khả năng viết tốt và Trung đáp ứng được điều đó”, TS Lộc nói.

Cùng chủ đề

Nam sinh 17 tuổi kiếm được 24 tỷ đồng sau khi chế tạo robot trồng lúa

Ở tuổi 17, Tần Thiên Chú là giám đốc điều hành 2 công ty thực phẩm 800 nhân viên và chế tạo robot sinh học. Công ty chế tạo robot của nam sinh không chỉ sở hữu 7 bằng sáng chế, còn thu hút được nhiều nhà đầu tư mạo hiểm. Ngoài ra, Thiên Chú còn là nhà sáng tạo nội dung trong lĩnh vực công nghệ trên nền tảng Bilibili, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem...

Bắt 6 người trong vụ đánh nhầm làm 2 nam sinh trọng thương

Ngày 18/4, Công an huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 người về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”, gồm Lê Đức Đạt (17 tuổi), Hồ Thanh Hiếu (17 tuổi), Nguyễn Hồng Tâm (27 tuổi), Lê Văn Hiếu (21 tuổi), Trần Hoàng Hiền (35 tuổi), Trương Nguyễn Duy Tiên (22 tuổi).Theo kết quả điều tra ban đầu, khoảng 21h ngày 13/4, Đạt chạy xe máy...

Nam sinh Ngoại giao đạt 7.5 IELTS, đi làm sớm vẫn có kết quả học tập tốt

(Dân trí) - Trở thành giáo viên dạy IELTS ngay từ khi còn là sinh viên năm hai, Hà Tuấn An không để bản thân cuốn vào công việc quá nhiều, cố gắng duy trì mức điểm GPA đạt 3.84/4.0.   Hà Tuấn An (SN 2004, Hà Nội) hiện theo học chuyên ngành Truyền thông Marketing Quốc tế tại Học viện Ngoại giao. Trước đó, nam sinh từng đỗ đại học bằng phương thức xét tuyển sớm với mức điểm 36. Không...

Nam sinh Gia Lai vào chung kết Olympia thích đọc báo

Nhật Minh - học sinh đầu tiên của Gia Lai vào chung kết Olympia, thích xem thời sự, đọc báo để nắm những vấn đề ngoài xã hội mà trong sách vở chưa cập nhật. Nguyễn Quốc Nhật Minh, học sinh lớp 11C2A, trường THPT chuyên Hùng Vương, là người thắng trận quý II, cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, phát sóng chiều 7/4. Minh đạt 250 điểm, cách biệt so với các thí sinh khác. Em là học sinh...

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn. “Em nhớ mãi ngày bố mất là vào năm 2012. Sau khi bố ra đi, phần lớn thời gian em ở nhà một mình do mẹ phải gồng gánh vai trò của cả hai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

AFC ca ngợi chiến thuật của HLV Hoàng Anh Tuấn giúp U23 Việt Nam thăng hoa

(Dân trí) - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã dành riêng một bài viết để ca ngợi những thay đổi về chiến thuật của HLV Hoàng Anh Tuấn giúp U23 Việt Nam liên tiếp giành chiến thắng ở giải U23 châu Á 2024. "HLV Hoàng Anh Tuấn đã có những thay đổi tốt về chiến thuật trong hiệp 2 để giúp U23 Việt Nam giành được 3 điểm trước U23 Malaysia ở trận đấu thuộc bảng D giải...

Thủ khoa Ngoại thương 24 tuổi bỏ việc nhẹ lương cao, về quê trồng rau sạch

(Dân trí) - Bỏ lại tấm bằng xuất sắc cùng công việc có mức lương ổn định, Quỳnh Châu lựa chọn làm nông nghiệp, tìm hướng đi mới giúp người dân có nguồn thu nhập xứng đáng hơn với công sức bỏ ra.   Nguyễn Quỳnh Châu (SN 2000, Lâm Đồng) là thủ khoa đầu vào khối D07, Đại học Ngoại thương TPHCM. Cô từng theo học chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại và tốt nghiệp loại xuất sắc vào năm...

Bài học ngoại giao nhìn từ sự kiện Hiệp định Geneve năm 1954

(Dân trí) - Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh sự kiện Hiệp định Geneve được ký năm 1954 để lại nhiều bài học còn nguyên giá trị về phương pháp và nghệ thuật ngoại giao mang đậm bản sắc trong thời đại Hồ Chí Minh. Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết sau 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp. Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ...

Mơ ước “được vinh dự trên bục phát biểu” của nam sinh xuất sắc Ngoại thương

Trên đây là chia sẻ của Lê Đỗ Thành Trung, sinh viên K59, lớp Anh 3 ngành Kinh tế đối ngoại, Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương, trong lễ tốt nghiệp sớm đợt 1, diễn ra ngày 21/4 tại Hà Nội. Với điểm trung bình toàn khóa 3,93/4,00, Lê Đỗ Thành Trung vinh dự đại diện cho 1.355 sinh viên phát biểu tri ân.Nhận xét về cậu học trò xuất sắc Thành Trung,...

Bài học ngoại giao nhìn từ sự kiện Hiệp định Geneve năm 1954

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết sau 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp.Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.Đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền...

Bài đọc nhiều

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

Một tuần sau thông xe giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy không còn cảnh ùn tắc

(Dân trí) - Cầu Vĩnh Tuy 2 hợp nhất cầu Vĩnh Tuy 1 mở rộng thành 8 làn xe, giúp giao thông được thông suốt ngay cả trong những khung giờ cao điểm, dễ ùn tắc nhất. Cầu Vĩnh Tuy cũ với thiết kế 53 nhịp, có tổng chiều dài 3,5km, rộng 19,25m. Điểm đầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) và điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn...

Thác Chiềng Khoa – ‘Tuyệt tình cốc’ 7 tầng ở Mộc Châu

Thác Chiềng Khoa tất thảy có 7 tầng, mỗi tầng cao khoảng từ 7 đến 10 mét. Dưới chân mỗi tầng thác đều có khoảng rộng tạo thành hồ chứa với làn nước xanh ngọc đẹp mê mẩn, là nơi để bạn thỏa sức bơi lội, check in sống ảo. Sự hoang sơ, sự tương phản hút mắt của màu xanh ngọc với trắng xoá của thác nước chính là lí do mà người ta gọi Chiềng Khoa là...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Việt kiều rộng đường sở hữu nhà ở Việt Nam

Luật Đất đai 2024 giúp người VN định cư ở nước ngoài là công dân VN và người gốc VN định cư ở nước ngoài mua nhà trong nước thuận lợi hơn, tránh việc phải nhờ người thân đứng tên hộ. Bình đẳng như người trong nước Theo đó, luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực đầu năm 2025 có những quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất như...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh tốt nghiệp thủ khoa sau 3,5 năm đại học

Trong buổi lẽ diễn ra sáng nay (20/4), Lê Thị Bích Đào nhận bằng tốt nghiệp ở vị trí thủ khoa của Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn. Từ học sinh trường chuyên đến tốt nghiệp xuất sắc Các đây 4 năm, Lê Thị Bích Đào từng gương mặt xuất sắc của Trường THPT Chuyên Thăng Long (Lâm Đồng) khi đạt giải Nhì học sinh giỏi môn Vật lý cấp tỉnh, là thí sinh "chinh chiến" tại cuộc thi học sinh...

AFC ca ngợi chiến thuật của HLV Hoàng Anh Tuấn giúp U23 Việt Nam thăng hoa

(Dân trí) - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã dành riêng một bài viết để ca ngợi những thay đổi về chiến thuật của HLV Hoàng Anh Tuấn giúp U23 Việt Nam liên tiếp giành chiến thắng ở giải U23 châu Á 2024. "HLV Hoàng Anh Tuấn đã có những thay đổi tốt về chiến thuật trong hiệp 2 để giúp U23 Việt Nam giành được 3 điểm trước U23 Malaysia ở trận đấu thuộc bảng D giải...

Nữ sinh duy nhất nhận giải đặc biệt tại Olympic toán học sinh viên, học sinh

Trong kỳ thi Olympic toán học sinh viên, học sinh lần thứ 30 do Hội toán học Việt Nam, Bộ GD-ĐT phối hợp cùng các đơn vị tổ chức vừa kết thúc, một cô gái xinh đẹp đã trở thành nữ sinh duy nhất nhận giải đặc biệt. Yêu thích toán vì… sự bí ẩn Thí sinh nhận giải đặc biệt phải là thủ khoa 1 môn ở từng bảng, hoặc đạt giải nhất ở cả 2 môn đại số và...

Thủ khoa Ngoại thương 24 tuổi bỏ việc nhẹ lương cao, về quê trồng rau sạch

(Dân trí) - Bỏ lại tấm bằng xuất sắc cùng công việc có mức lương ổn định, Quỳnh Châu lựa chọn làm nông nghiệp, tìm hướng đi mới giúp người dân có nguồn thu nhập xứng đáng hơn với công sức bỏ ra.   Nguyễn Quỳnh Châu (SN 2000, Lâm Đồng) là thủ khoa đầu vào khối D07, Đại học Ngoại thương TPHCM. Cô từng theo học chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại và tốt nghiệp loại xuất sắc vào năm...

Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

(Chinhphu.vn) - Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này. Sau lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả...

Mới nhất

Nhân chứng kể chuyện chặt cây, lấp hố bom rồi xóa dấu vết trên đường đưa pháo vào Điện Biên Phủ

TPO - Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, để nhanh chóng thông đường sau những trận "mưa bom", lực lượng thanh niên xung phong đã sáng tạo ra cách chặt, buộc những thân cây nhỏ với nhau thành bó để lấp đầy các hố bom. Cách làm này nhanh chóng, hiệu quả hơn việc đổ đất đá xuống hố...

Hồi ức của cựu chiến binh Điện Biên Phủ từng viết thư cho Tổng thống Pháp

VOV.VN - Bên cạnh kỷ niệm hào hùng về những ngày “rực trời đất Điện Biên Phủ toàn thắng” 70 năm trước, mỗi người lính trở về từ mặt trận lại có những câu chuyện đời thường riêng, giản dị mà thấm đẫm tinh thần lạc quan, lòng yêu chuộng hoà bình.   Ở tuổi 97, ông Trần Trọng Tú (phường...

Lạng Sơn sẽ có bước phát triển mới, mang tính đột phá

(ĐCSVN) - Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Lạng Sơn đã đạt được trong thời gian qua, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước.   Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy...

Ruud hạ Tsitsipas, vô địch Barcelona Mở rộng

Tây Ban NhaBảy ngày sau khi thua chung kết Monte Carlo Masters, Casper Ruud đánh bại Stefanos Tsitsipas 7-5, 6-3 khi tái ngộ ở chung kết Barcelona Mở rộng. Danh hiệu đầu tiên của Ruud mùa này và cũng là chiếc Cup ATP 500 đầu tiên của anh. Trước trận này tay vợt Na Uy chơi 21 trận chung...

Mới nhất