Trang chủNewsThời sựBài học ngoại giao nhìn từ sự kiện Hiệp định Geneve năm...

Bài học ngoại giao nhìn từ sự kiện Hiệp định Geneve năm 1954

(Dân trí) – Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh sự kiện Hiệp định Geneve được ký năm 1954 để lại nhiều bài học còn nguyên giá trị về phương pháp và nghệ thuật ngoại giao mang đậm bản sắc trong thời đại Hồ Chí Minh.

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết sau 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp.

Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.

Đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để đi tới thực hiện trọn vẹn mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Trả lời báo chí nhân kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá “Hội nghị Geneve đã kết thúc, ngoại giao ta đã thắng lợi to”.

Bài học ngoại giao nhìn từ sự kiện Hiệp định Geneve năm 1954 - 1

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (Ảnh: Mạnh Quân).

Theo ông Sơn, sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được khẳng định trong một điều ước quốc tế, được các nước tham gia Hội nghị Geneve công nhận và tôn trọng.

Đây là thành quả đấu tranh quật cường của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ chống chủ nghĩa thực dân, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

“Việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Bởi đây là thắng lợi chung của ba nước Đông Dương và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới”, Bộ trưởng Ngoại giao nói. 

Bài học ngoại giao nhìn từ sự kiện Hiệp định Geneve năm 1954 - 2

Hội nghị Geneve (Thụy Sỹ) khai mạc ngày 26/4/1954, mục đích bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương (Ảnh tư liệu Bộ Ngoại giao).

Theo ông Sơn, hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Với nền ngoại giao nước ta, Hiệp định Geneve là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết và thực thi.

Sự kiện không chỉ khẳng định vị thế quốc gia độc lập và có chủ quyền của Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, để lại nhiều bài học quý báu và tôi luyện nên nhiều nhà ngoại giao ưu tú trong thời đại Hồ Chí Minh.

Nhiều bài học còn nguyên giá trị

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao khẳng định quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve là một cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris 1973 sau này cũng như trong triển khai công tác đối ngoại hiện nay.

Bên cạnh những bài học về nguyên tắc như bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng, kiên định độc lập, tự chủ trên cơ sở lợi ích quốc gia – dân tộc, Hiệp định Geneve để lại nhiều bài học còn nguyên giá trị về phương pháp và nghệ thuật ngoại giao mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Thứ nhất, bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đoàn kết dân tộc gắn kết với đoàn kết quốc tế để tạo nên “một sức mạnh vô địch”.

“Trong quá trình đàm phán Hiệp định Geneve, chúng ta không ngừng mở rộng đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới cho sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam”, ông Sơn nhấn mạnh. 

Bài học ngoại giao nhìn từ sự kiện Hiệp định Geneve năm 1954 - 3

Đại tá, Đại sứ Hà Văn Lâu, Trưởng phái đoàn liên lạc bên cạnh Ủy ban Quốc tế giám sát và kiểm soát việc thi hành Hiệp định Geneve đón tiếp và làm việc với các đoàn tại Việt Nam và nước ngoài, giai đoạn 1954-1958 (Ảnh chụp từ tư liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III).

Thứ hai, bài học về kiên định mục tiêu, nguyên tắc, song linh hoạt, biến hóa về sách lược theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Theo đó, trong suốt quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve, chúng ta luôn kiên trì nguyên tắc hòa bình, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, song cơ động, linh hoạt có sách lược phù hợp với tương quan lực lượng, bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực để giành mục tiêu chiến lược.

Thứ ba, bài học về luôn luôn coi trọng nghiên cứu, đánh giá và dự báo tình hình, phải “biết mình”, “biết người”, “biết thời”, “biết thế” để từ đó “biết tiến”, “biết thoái”, “biết cương”, “biết nhu”.

Ông Sơn đánh giá đây là bài học sâu sắc còn nguyên giá trị trong bối cảnh thế giới hiện nay đang biến động phức tạp và khó lường.

Thứ tư, bài học về sử dụng đối thoại và đàm phán hòa bình để giải quyết bất đồng, xung đột trong quan hệ quốc tế. Đây là bài học mang tính thời đại, nhất là khi nhiều xung đột phức tạp đang diễn ra trên thế giới như hiện nay.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, cuộc đấu tranh chính nghĩa vì hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ta phù hợp với xu thế của thời đại và nguyện vọng chung của nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Do đó, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước nói chung, trong đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve nói riêng, chúng ta luôn nhận được sự ủng hộ to lớn và quý báu cả về vật chất và tinh thần của bạn bè quốc tế, trước hết là từ Lào, Campuchia, các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Trong công cuộc đổi mới, thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Việt Nam tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hợp tác quý báu của cộng đồng quốc tế trên cơ sở bình đẳng, hợp tác cùng có lợi.

“Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn trân trọng và mãi ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đồng thời trong khả năng của mình, luôn ủng hộ, đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ trên thế giới”, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định. 

Dantri.com.vn

Cùng chủ đề

Bài học ngoại giao nhìn từ sự kiện Hiệp định Geneve năm 1954

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết sau 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp.Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.Đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền...

70 năm Hiệp định Geneva: Cẩm nang quý báu về trường phái ngoại giao Việt Nam

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí. Xin Bộ trưởng đánh giá về kết quả, ý nghĩa của Hội nghị Geneva năm 1954? Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva được ký kết sau 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá “Hội nghị Geneva đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”,...

Hiệp định Geneve là một mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve.- Xin Bộ trưởng đánh giá về kết quả, ý nghĩa của Hội nghị Geneve năm 1954?Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết sau 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá “Hội nghị Geneve đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng...

Tổng thống Brazil mời Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị G20

Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Mauro Vieira đang thăm chính thức Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Mauro Vieira đã chuyển thư mời của Tổng thống Lula da Silva tới Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil vào tháng 11 năm nay. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã vui vẻ nhận lời và cho biết, Việt Nam đánh giá cao những chủ đề hội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài học ngoại giao nhìn từ sự kiện Hiệp định Geneve năm 1954

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết sau 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp.Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.Đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền...

Giới trẻ đổ xô đến chụp ảnh với đồng cỏ lau ở làng đại học

(Dân trí) - Cánh đồng cỏ lau ở làng đại học (khu đô thị ĐH Quốc gia TPHCM, thuộc địa bàn TP Dĩ An, Bình Dương) bung nở trắng xóa thu hút đông đảo các bạn trẻ đến check-in, vui chơi. Những ngày qua, cánh đồng hoa cỏ lau ở khu đô thị ĐH Quốc gia TPHCM (hay còn gọi là làng đại học) bung nở trắng xóa, thu hút rất đông các bạn trẻ đến chụp ảnh. Một số...

Chuyện đau lòng từ việc vợ dội ấm nước sôi lên đầu chồng

Tại Quảng Đông (Trung Quốc), sự việc người vợ đổ nước sôi lên người chồng đã khiến dư luận nước này xôn xao.Theo đoạn clip, thời điểm diễn ra sự việc, người chồng đang ngồi trên ghế, bên cạnh là bàn trà, còn người vợ đứng cạnh ấm nước siêu tốc đang đun. Khi nước sôi, người phụ nữ đột nhiên nhấc bình, trút nước lên đầu người chồng. Anh đau đớn, giãy giụa, lấy tay che đầu....

HLV Hoàng Anh Tuấn: ‘U23 Việt Nam thắng xứng đáng U23 Malaysia’

(Dân trí) - HLV Hoàng Anh Tuấn dành những lời khen ngợi tới học trò sau chiến thắng 2-0 của U23 Việt Nam trước U23 Malaysia, qua đó giành vé vào tứ kết vòng chung kết U23 châu Á 2024. Siêu phẩm đá phạt của Văn Khang cùng bàn thắng trên chấm phạt đền của Minh Khoa đã giúp U23 Việt Nam đánh bại U23 Malaysia với tỷ số 2-0 tối 20/4 trên sân Khalifa (Qatar). Thắng trận thứ 2...

Hai anh em người Việt chinh phục thành công Đại học Harvard danh giá

Hai anh em lần lượt đạt học bổng toàn phần của các trường ĐH danh giáLê Mạnh Linh là một trong số ít học sinh Việt trúng tuyển cùng lúc ba trường trong khối Ivy League (Mỹ) danh giá năm 2018.Anh học song bằng Kỹ thuật Hóa và Quan hệ quốc tế tại Đại học Yale với suất học bổng toàn phần. Ngôi trường này không chỉ hỗ trợ về vấn đề tài chính mà còn giúp anh có...

Bài đọc nhiều

Đánh bại U23 Malaysia, U23 Việt Nam rộng cửa vào tứ kết giải châu Á

(Dân trí) - U23 Việt Nam thắng U23 Malaysia với tỷ số 2-0 nhờ các pha lập công của Văn Khang và Minh Khoa. Giành được 6 điểm sau 2 lượt trận, U23 Việt Nam rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024. 090+7' Hết giờ U23 Việt Nam thắng 2-0 trước U23 Malaysia. 90+2' Cầu thủ U23 Việt Nam chơi lăn xả Cầu thủ U23 Việt Nam chơi lăn xả để liên tục chặn bóng từ các pha dứt điểm của U23...

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

Một tuần sau thông xe giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy không còn cảnh ùn tắc

(Dân trí) - Cầu Vĩnh Tuy 2 hợp nhất cầu Vĩnh Tuy 1 mở rộng thành 8 làn xe, giúp giao thông được thông suốt ngay cả trong những khung giờ cao điểm, dễ ùn tắc nhất. Cầu Vĩnh Tuy cũ với thiết kế 53 nhịp, có tổng chiều dài 3,5km, rộng 19,25m. Điểm đầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) và điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn...

Thác Chiềng Khoa – ‘Tuyệt tình cốc’ 7 tầng ở Mộc Châu

Thác Chiềng Khoa tất thảy có 7 tầng, mỗi tầng cao khoảng từ 7 đến 10 mét. Dưới chân mỗi tầng thác đều có khoảng rộng tạo thành hồ chứa với làn nước xanh ngọc đẹp mê mẩn, là nơi để bạn thỏa sức bơi lội, check in sống ảo. Sự hoang sơ, sự tương phản hút mắt của màu xanh ngọc với trắng xoá của thác nước chính là lí do mà người ta gọi Chiềng Khoa là...

Tàu chở 42 khách nước ngoài va chạm phà trên sông Tiền

An GiangTàu chở nhiều người tông vào phà trên sông Tiền thuộc thị xã Tân Châu, hai du khách và một hướng dẫn viên bị thương, chiều 19/4. Gần 18h, tàu mang dòng chữ Hang Chau Tourist Express Boat chở 42 khách nước ngoài từ Phnom Penh, Campuchia tới Châu Đốc, An Giang, chạy trên sông Tiền. Khi đến địa phận xã Vĩnh Xương, cách Campuchia khoảng một km, tàu va chạm với phà chở khách chạy ngang qua. Tàu...

Cùng chuyên mục

Chung tay tiết kiệm để không thiếu điện

Nhu cầu sử dụng điện của cả nước năm 2024 được dự báo tăng trưởng khoảng 9,6%. Tuy nhiên, thực tế các tháng đầu năm nay, nhu cầu sử dụng điện của cả nước và miền Bắc tăng 10 - 11%, tức là cao hơn so với dự báo. Nguyên...

Ngọc Lặc: Ghi nhận về những Người có uy tín đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở

Truyền động lực thi đua cho đồng bào DTTSBao năm qua, những Người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ, nhân sĩ trí thức, doanh nhân tiêu biểu sinh sống và làm việc ở các tổ chức, các thôn xóm, bản làng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, đang là những người đi tiên phong, đóng góp nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự nơi bản...

Công bố quy hoạch tỉnh Lạng Sơn, mở rộng cánh cửa lớn thu hút đầu tư

  Chiều 21.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024 . Ảnh: VGP/Nhật Bắc Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng...

Chuyện tình của Tướng Hoàng Đan: ‘Thư cho em’ và ‘Đi Điện Biên Phủ về ta cưới’

Thiếu tướng Hoàng Đan sinh năm 1928 trong một gia đình danh tướng tại Nghệ An, cuộc đời binh nghiệp của ông gắn liền với các cuộc chiến tranh từ chống Pháp, chống Mỹ đến chiến tranh biên giới phía bắc. Mới đây, 400 bức thư tướng Hoàng Đan và vợ - đại biểu quốc hội Nguyễn Thị An Vinh đã được gửi đến công chúng qua cuốn sách “Thư cho em”do chính con trai út của tướng Hoàng...

Ngày 22/4/1954: Quân ta tiêu diệt cứ điểm 206 (Huguette 1)

Đêm 22/4, Trung đoàn 36 Đại đoàn 308 diệt vị trí 206, 22 giờ đêm Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 lệnh dùng những phân đội nhỏ đánh vào cứ điểm chiếm một số lô cốt đầu cầu. Số đạn lựu pháo dành yểm trợ cho họ cũng giống như mọi đêm, 20 quả. Nhưng khi lựu pháo mới bắn tới phát thứ mười ba, thì xung kích đã yêu cầu ngừng ngay. Ba mũi tiến công cùng lúc từ...

Mới nhất

Huyền thoại về một “cụ cây” cổ thụ linh thiêng không ai dám xâm phạm ở một ngôi làng trên đất Tổ

Gắn bó từ bao đời và đến giờ trong tâm thức của mình, người dân làng Sơn Vi vẫn coi những cây Lụ là thứ rất...

Chuyện tình của Tướng Hoàng Đan: ‘Thư cho em’ và ‘Đi Điện Biên Phủ về ta cưới’

Thiếu tướng Hoàng Đan sinh năm 1928 trong một gia đình danh tướng tại Nghệ An, cuộc đời binh nghiệp của ông gắn liền với các cuộc chiến tranh từ chống Pháp, chống Mỹ đến chiến tranh biên giới phía bắc. Mới đây, 400 bức thư tướng Hoàng Đan và vợ - đại biểu quốc hội Nguyễn Thị An...

Mách bạn 5 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5 chơi quên lối về ở TP.HCM

Đường sách mở cửa từ 8h tới 22h tất cả các ngày trong tuần. Đến đây, các bạn sẽ có thể tha hồ tham quan, mua...

Ngày 22/4/1954: Quân ta tiêu diệt cứ điểm 206 (Huguette 1)

Đêm 22/4, Trung đoàn 36 Đại đoàn 308 diệt vị trí 206, 22 giờ đêm Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 lệnh dùng những phân đội nhỏ đánh vào cứ điểm chiếm một số lô cốt đầu cầu. Số đạn lựu pháo dành yểm trợ cho họ cũng giống như mọi đêm, 20 quả. Nhưng khi lựu pháo mới...

Mới nhất