Trang chủNewsThế giớiDiễn đàn quan trọng để gắn kết

Diễn đàn quan trọng để gắn kết



Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) được thành lập vào năm 1961, có trụ sở chính tại Paris (Pháp), với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.

Ngày 5/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Mathias Cormann, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)  chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) Việt Nam - OECD giai đoạn 2022-2026. (Nguồn: TTXVN)
Ngày 5/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Mathias Cormann, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) Việt Nam – OECD giai đoạn 2022-2026. (Nguồn: TTXVN)

Tiền thân của OECD là Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Âu (OEEC), được thành lập năm 1948 nhằm mục đích phục hồi kinh tế châu Âu và giám sát phân bổ viện trợ của Mỹ dành cho châu Âu sau Thế chiến II thông qua Kế hoạch Marshall.

Uy tín trong phát triển

Đến nay, OECD đã phát triển thành một diễn đàn quốc tế uy tín gồm 38 quốc gia thành viên. Hơn 60 năm qua, OECD luôn giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ kinh tế, phúc lợi xã hội và hợp tác quốc tế, là diễn đàn nơi các chính phủ thúc đẩy hợp tác về các vấn đề chính sách kinh tế và xã hội.

Mục đích của OECD là tăng cường hợp tác kinh tế, phối hợp chính sách giữa các nước thành viên về các vấn đề kinh tế và phát triển ở tầm toàn cầu. Ngoài các chương trình hoạt động với các nước thành viên, OECD có một số cơ chế hoạt động đặc thù với sự tham gia của các nước không phải thành viên như Chương trình Đông Nam Á (SEARP), Trung tâm phát triển OECD. Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (MCM) là hoạt động thường niên quan trọng nhất của OECD nhằm thảo luận các vấn đề chính trị – kinh tế – xã hội chiến lược, định hướng hợp tác trong OECD cũng như trao đổi về xây dựng các quy định, tiêu chuẩn quản trị kinh tế toàn cầu.

Thông qua nghiên cứu, phân tích và khuyến nghị chính sách, tổ chức này góp phần đưa ra khuyến nghị và cải cách chính sách về kinh tế và phát triển trên toàn thế giới. Các lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm của OECD bao gồm chính sách kinh tế, giáo dục, môi trường, số hóa, chăm sóc sức khỏe, thương mại và đầu tư… và khuyến nghị chính sách tương ứng đã trở thành tiêu chuẩn cho các chính phủ và tổ chức quốc tế. Các báo cáo của OECD về các chỉ số kinh tế như tăng trưởng GDP, lạm phát và thất nghiệp… được các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế và giới tài phiệt thế giới sử dụng rộng rãi. Hơn nữa, cơ chế đánh giá ngang hàng của OECD khuyến khích các nước thành viên thực hiện điều chỉnh chính sách và cải cách hành chính, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Các quốc gia không phải thành viên cũng được hưởng lợi từ hợp tác chuyên môn của OECD thông qua việc chia sẻ các sáng kiến hợp tác và xây dựng năng lực.

OECD và Việt Nam

Là một nước không phải thành viên đầy đủ nhưng trong những năm qua, Việt Nam tích cực tham gia hợp tác với OECD trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cải tổ chính sách, xúc tiến đầu tư, quản trị công để thúc đẩy các mục tiêu kinh tế xã hội.

Tháng 3/2008, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Trung tâm phát triển OECD, một nền tảng chia sẻ tri thức và đối thoại chính sách giữa các nước thành viên OECD và các nước đang phát triển nhưng chưa là thành viên của diễn đàn. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên của một trong những cơ chế trực thuộc OECD.

Việc Việt Nam tham gia Trung tâm phát triển OECD đem lại nhiều lợi ích thiết thực để tranh thủ được nhiều tư vấn, hỗ trợ chính sách dựa trên thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên và chưa phải thành viên của OECD thông qua nhiều diễn đàn, đối thoại và tận dụng được mạng lưới rộng lớn của các tập đoàn đa quốc gia và các quỹ đầu tư phát triển trên toàn cầu. Đặc biệt, thông qua Trung tâm phát triển OECD, Việt Nam xây dựng thành công Báo cáo đánh giá đa chiều (MDR) vào năm 2020. Báo cáo này đóng vai trò quan trọng và hữu ích trong việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 và Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội năm năm giai đoạn 2021-2025 của Việt Nam.

Hợp tác song phương Việt Nam – OECD chủ yếu thông qua các dự án quốc gia cụ thể và chương trình Đông Nam Á (SEARP), bằng nhiều hình thức, bao gồm tham gia vào các cơ quan của OECD, các báo cáo rà soát chính sách quốc gia, tham gia đóng góp dữ liệu cho hệ thống dữ liệu của OECD, các hoạt động đo lường/đánh giá và tuân thủ các tiêu chuẩn của OECD. Kể từ năm 2012, Việt Nam luôn xây dựng kế hoạch hợp tác song phương với OECD theo giai đoạn 2012-2015 và 2016-2020, 2021-2025. Trên cơ sở bám sát phương hướng và khung chương trình hợp tác cụ thể với từng Bộ, ngành, hợp tác Việt Nam – OECD ngày càng phát triển thực chất và hiệu quả.

Song song với đó, Việt Nam và OECD cùng phối hợp nghiên cứu và xây dựng 10 báo cáo ở lĩnh vực và cấp độ khác nhau như Báo cáo triển vọng kinh tế Đông Nam Á của OECD (cùng với Thụy Sỹ) nhiệm kỳ 2018-2021; Báo cáo “Đánh giá đa chiều của Việt Nam” (MDR). Báo cáo MDR của Việt Nam được đánh giá là tài liệu công phu, có giá trị tham khảo và là một nghiên cứu đầu vào hữu ích cho quá trình xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2021-2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm năm (2021-2025).

Bên cạnh đó, từ tháng 1/2019, theo đề xuất của OECD, Việt Nam và tổ chức này đã đàm phán xây dựng Chương trình quốc gia, bao gồm 8-10 dự án hợp tác cụ thể thực hiện trong ba năm từ 2020-2023. Chương trình quốc gia là cấp độ cao hơn trong hợp tác của OECD với một nước không phải thành viên. Các dự án hợp tác không chỉ gồm khuyến nghị, tư vấn chính sách mà còn hỗ trợ quá trình thực thi chính sách.

Năm 2021, Việt Nam và Australia được bầu là đồng Chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022-2025. Tại Hội nghị Bộ trưởng Chương trình SEARP (9-10/2/2022, Seoul, Hàn Quốc), Việt Nam và Australia đã chính thức tiếp nhận vai trò đồng Chủ tịch từ Hàn Quốc và Thái Lan. Việc Việt Nam lần đầu được tín nhiệm là đồng Chủ tịch Chương trình nhiệm kỳ 2022-2025 cùng Australia có ý nghĩa quan trọng. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vị trí chủ trì một cơ chế tiêu chuẩn cao của một tổ chức mà Việt Nam không phải là thành viên, khẳng định sự ghi nhận vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam, cũng như sự tin tưởng của các nước OECD và khu vực đối với năng lực của Việt Nam trong gắn kết hiệu quả OECD và khu vực.

Trong nhiệm kỳ đồng Chủ tịch, năm 2022, Việt Nam đã chủ trì tổ chức Diễn đàn Bộ trưởng OECD – Đông Nam Á và Diễn đàn cao cấp OECD – Đông Nam Á. Tại Diễn đàn Bộ trưởng OECD – Đông Nam Á năm 2023 và Diễn đàn đầu tư Việt Nam – OECD về “Đẩy mạnh thu hút đầu tư chất lượng cao phục vụ tăng trưởng xanh, thông minh và bền vững”, với các chủ đề thiết thực, gắn chặt với nhu cầu của các nước trong khu vực và phù hợp với ưu tiên, thế mạnh của các nước OECD, các diễn đàn do Việt Nam tổ chức đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nước thành viên OECD và ASEAN. Năm 2023, nhận lời mời của Tổng thư ký OECD, Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh (Chủ tịch OECD năm 2023), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (7-8/6, tại Paris). Đây là lần đầu tiên OECD mời Việt Nam và một số khách mời tham dự tất cả các phiên của Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, OECD vẫn phải đối mặt với một số thách thức bởi có một số ý kiến cho rằng các cách tiếp cận và chính sách của tổ chức này chủ yếu phản ánh lợi ích của các quốc gia thành viên giàu có nhất, dẫn đến thiếu tính toàn diện và đại diện cho các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, các khuyến nghị của OECD đôi khi bị chỉ trích vì mang tính quy chuẩn quá mức và phù hợp với tất cả mọi người, bỏ qua nhu cầu và bối cảnh đa dạng của từng quốc gia. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức trong việc bảo đảm tính toàn diện và giải quyết những lời chỉ trích về cách tiếp cận của mình, OECD vẫn là diễn đàn quan trọng để các chính phủ hợp tác và giải quyết những thách thức chung trong một thế giới ngày càng gắn kết với nhau chặt chẽ hơn.

Trên cương vị Chủ tịch Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (MCM 2024), Nhật Bản mời Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị MCM năm 2024 từ ngày 2-3/5, tại Paris kết hợp tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập Chương trình SEARP.

MCM 2024 tập trung thảo luận các vấn đề như biến đổi khí hậu, cách mạng số, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và các giá trị chung, tìm kiếm giải pháp để duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp và phát triển kinh tế bền vững và bao trùm.

Hội nghị MCM 2024 diễn ra trong bối cảnh hợp tác Việt Nam – OECD phát triển ngày càng tích cực, thực chất và đi vào chiều sâu. Việt Nam và OECD đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác Việt Nam – OECD giai đoạn 2022-2026 với nhiều nội dung cụ thể, thiết thực, phục vụ quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Indonesia thưởng thức phở, ngắm cảnh Hồ Gươm

Sáng 24/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời bà thưởng thức ẩm thực truyền thống Việt Nam tại nhà hàng trên phố Lê Phụng Hiểu (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trong trang phục thể thao thoải mái, hai bộ trưởng sau đó đã cùng đi dạo ngắm Hồ Gươm và các di tích lịch sử của Hà Nội. Hà Nội vừa trải...

Bài học ngoại giao nhìn từ sự kiện Hiệp định Geneve năm 1954

(Dân trí) - Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh sự kiện Hiệp định Geneve được ký năm 1954 để lại nhiều bài học còn nguyên giá trị về phương pháp và nghệ thuật ngoại giao mang đậm bản sắc trong thời đại Hồ Chí Minh. Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết sau 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp. Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ...

70 năm Hiệp định Geneva: Cẩm nang quý báu về trường phái ngoại giao Việt Nam

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí. Xin Bộ trưởng đánh giá về kết quả, ý nghĩa của Hội nghị Geneva năm 1954? Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva được ký kết sau 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá “Hội nghị Geneva đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Là một trong những huyện nghèo và khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang, đời sống kinh tế-xã hội của Xín Mần và Hoàng Su Phì dần đổi thay nhờ sự nhạy bén, năng động và tinh thần vươn lên thoát nghèo của những thanh niên dân tộc thiểu số.

Chủ tịch Trung Quốc sắp thăm 3 nước châu Âu

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm ngày 29/4 xác nhận Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm Pháp, Serbia và Hungary từ ngày 5-10/5.

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và viện trợ vũ khí không phải là lời giải cho tất cả.

Thúc đẩy đối thoại vì một Ấn Độ Dương

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vừa qua tại Hà Nội, nhiều quan chức, chuyên gia, học giả cho rằng thượng tôn luật pháp quốc tế, tăng cường đối thoại theo tinh thần cùng thắng là yếu tố cốt lõi đảm bảo an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đồng thời, ASEAN có vai trò trung tâm trong nỗ lực này.

Vấn đề Biển Đông “nóng” tại các diễn đàn khu vực, chuyên gia đánh giá là nút thắt lớn nhất của quan hệ Mỹ-Trung

Các tàu của Mỹ và đồng minh thực hiện cuộc tập trận trên Biển Đông ngày 7/4/2024. (Nguồn: US Navy) Thượng tôn luật pháp quốc tế Các quan chức quốc phòng Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản trong tuần này đã có cuộc đối thoại trực tuyến quan trọng, với các chủ đề trọng tâm là lên án việc Triều Tiên phóng vệ tinh, thử tên lửa đạn đạo,...

Bài đọc nhiều

Mỹ cảnh báo mối nguy tấn công mạng qua email

Ngày 11/4, Cơ quan An ninh cơ sở hạ tầng và an ninh mạng Mỹ (CISA) cho biết các tin tặc do Nga hậu thuẫn sử dụng quyền truy cập vào Microsoft nhằm tấn công mạng và đánh cắp thư từ giữa các quan chức Mỹ và Microsoft.

Nga tập kích đường sắt nhằm chặn nguồn vũ khí viện trợ Ukraine

Nga đang đẩy mạnh tập kích mạng lưới đường sắt Ukraine để gây tê liệt các tuyến vận chuyển vũ khí của phương Tây cho Kiev, theo nguồn giấu tên. Nguồn tin an ninh Ukraine giấu tên hôm 26/4 cho biết số lượng đòn tập kích của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng đường sắt đang gia tăng, nhằm mục đích vô hiệu hóa các chuyến hàng quân sự và làm tê liệt hoạt động vận chuyển vũ...

118 nước tán thành nghị quyết của Nga về Chủ nghĩa phát xít

Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 19/12 đã thông qua nghị quyết hàng năm của Nga về cuộc chiến chống tôn vinh chủ nghĩa phát xít.

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Cùng chuyên mục

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận đề xuất ngừng bắn của Israel

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi Hamas nhanh chóng chấp nhận đề xuất của Tel Aviv về lệnh ngừng bắn ở Gaza và thả các con tin Israel. "Hamas đang đứng trước một đề xuất cực kỳ, cực kỳ hào phóng từ phía Israel", Ngoại trưởng Blinken ngày 29/4 nói tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở thủ đô Riyadh, Arab Saudi. "Điều duy nhất đứng chắn giữa người dân Gaza và lệnh ngừng bắn là Hamas....

Chủ tịch Trung Quốc sắp thăm 3 nước châu Âu

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm ngày 29/4 xác nhận Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm Pháp, Serbia và Hungary từ ngày 5-10/5.

Tổn thất về giao thông và viễn thông tại Gaza lên hơn 3 tỷ USD

Theo Tân Hoa xã, Bộ trưởng Giao thông và Viễn thông Palestine Tareq Zaarab ước tính thiệt hại trong lĩnh vực giao thông và viễn thông của Gaza do xung đột Hamas-Israel đã vượt quá 3 tỷ USD. Con số được đưa ra trong báo cáo về tổn thất lĩnh vực giao thông và viễn thông của Gaza ở phiên họp của Chính phủ Palestine tại thành phố Ramallah ở Bờ...

Mới nhất

Người Việt tại Macau (Trung Quốc) hòa chung niềm tự hào dân tộc

Chiều 28/4, tại Khu hành chính đặc biệt Macau (Trung Quốc), Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong và Macau phối hợp với Hiệp hội người Việt Nam tại Macau, đã tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ “Ký ức tháng Năm” nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống...

Chiều bớt nóng, giới trẻ ra hồ Tây ngắm hoàng hôn

TPO - Trái ngược cảnh nắng nóng buổi sáng và trưa, chiều 29/4, thời tiết mát mẻ, nhiều nhóm bạn đổ về các khu vực ven hồ Tây tạo dáng chụp ảnh với ánh nắng hoàng hôn, cùng nhau đạp vịt tận hưởng không khí kỳ nghỉ lễ. Tienphong.vn Nguồn:https://tienphong.vn/video-clip/

Chương trình Bản hùng ca vang mãi ở phố đi bộ Nguyễn Huệ mừng ngày thống nhất non sông

Ở chương ba mang tên "Việt Nam - Khát vọng hùng cường", khán giả được thưởng thức ba ca khúc: Giai điệu tự hào (nhóm MTV thể hiện), Một vòng Việt Nam (Đan Trường hát) và ca khúc Khát vọng hùng cường...

Mới nhất