Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDiễn giả từ 6 nước tham gia hội thảo ngôn ngữ của...

Diễn giả từ 6 nước tham gia hội thảo ngôn ngữ của FPT Education


Chuyên gia từ Mỹ, Australia, Thái Lan, Nhật Bản, Ba Lan và Việt Nam bàn về phương pháp khoa học trong giảng dạy, học tập ngôn ngữ tại hội thảo FCLE 2024.

Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education) tổ chức Hội thảo khoa học về Ngôn ngữ và Giáo dục FCLE 2024 vào ngày 21/1, tại Trường Đại học FPT Cần Thơ. Sự kiện có sự tham gia của hơn 30 diễn giả là giảng viên, chuyên gia đến từ 6 quốc gia cùng nhiều đại diện một số cơ quan, trường đại học, THPT trên địa bàn Cần Thơ và các tỉnh lân cận.

Tại đây, các chuyên gia trình bày 32 bài nghiên cứu, trong đó có một số công trình xuất sắc sẽ được xuất bản trên tạp chí rEFLections Journal – tạp chí Q2 theo danh mục ISI/ Scopus.

Hội thảo FCLE 2024 có ba phiên toàn thể do GS. ZhaoHong Han – Đại học Columbia (Mỹ), PGS. Obaid Hamid – Đại học Queensland (Australia) và Giáo sư bậc 1 Thanis Tangkitjaroenkun – Đại học Công nghệ Thonburi (Thái Lan), Tổng biên tập tạp chí Q2 reFLEctions Journal trình bày.

Trong đó, PGS. Obaid Hamid (Đại học Queensland, Australia) chia sẻ về sự đa dạng của ngôn ngữ Anh được sử dụng bởi những người không phải là người bản ngữ. Diễn giả phiên toàn thể của FCLE 2024 nhấn mạnh ngữ nghĩa của ngôn ngữ quan trọng, cần được đề cập đến trước khi nói đến tính chính xác. Ông kết luận người dùng cần làm chủ, thay vì làm “nô lệ” của ngôn ngữ.

Việc nhìn nhận đúng đắn về chức năng ngôn ngữ và bản sắc văn hóa giúp giảng viên, sinh viên, nhà khoa học có động lực và phương pháp đúng đắn để hiểu, sử dụng, nghiên cứu ngôn ngữ hiệu quả. Trong bối cảnh toàn cầu hóa giáo dục, mỗi nền giáo dục, mỗi quốc gia đào tạo, nghiên cứu khoa học ngôn ngữ có chất lượng để nắm trong tay công cụ giao tiếp, học tập, nghiên cứu và sử dụng hiệu quả trong công việc, đời sống.





PGS. Obaid Hamid (Đại học Queensland, Australia) trình bày tại phiên toàn thể FCLE 2024. Ảnh: Tổ chức Giáo dục FPT

PGS. Obaid Hamid (Đại học Queensland, Australia) trình bày tại phiên toàn thể FCLE 2024. Ảnh: Tổ chức Giáo dục FPT

Tiếp nối hội thảo, GS. ZhaoHong Han (Đại học Columbia, Mỹ) phân tích sâu về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy, hướng đến việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho người học. Diễn giả cũng đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy, cải tiến phương pháp giảng dạy ngoại ngữ trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay.

Bên cạnh đó, Giáo sư bậc 1 Thanis Tangkitjaroenkun (Đại học Công nghệ Thonburi, Thái Lan) cũng tổng hợp các phương pháp giảng dạy tiếng Anh phổ biến từ năm 1950 đến nay. Diễn giả nhận định, gần đây, ngôn ngữ có sự phát triển về tính công cụ, tiếng Anh được sử dụng như một công cụ để làm việc, học tập, giao tiếp… Cùng với sự tiến bộ của công nghệ, các phương pháp giảng dạy, trải nghiệm tiếng Anh cho học sinh, sinh viên cũng có nhiều thay đổi.

Theo các chuyên gia, các trường đại học Việt Nam có tiềm năng hội nhập sâu rộng với giáo dục thế giới và sẽ có thêm cơ sở khoa học, kinh nghiệm thực tế trong triển khai đào tạo, nghiên cứu ngôn ngữ từ những chia sẻ của này.





Người tham dự Hội thảo FCLE 2024 trao đổi với các diễn giả. Ảnh: Tổ chức Giáo dục FPT

Người tham dự Hội thảo FCLE 2024 trao đổi với các diễn giả. Ảnh: Tổ chức Giáo dục FPT

Ngoài ra, trong khuôn khổ FCLE 2024, các giảng viên, chuyên gia từ FPT Education, trường đại học trong, ngoài nước cũng trình bày 32 bài nghiên cứu xoay quanh chủ đề phương pháp khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ. Diễn giả đưa ra những vấn đề mang tính thực tiễn về giảng dạy ngôn ngữ trong thời đại số, động lực của người học khi học trực tuyến, giao tiếp đa văn hóa, phương pháp đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành…

Đại diện Tổ chức Giáo dục FPT cho biết, đây là lần đầu tiên đơn vị tổ chức hội thảo khoa học về ngôn ngữ và giáo dục nhằm mở ra một sự kiện học thuật chất lượng. Tại đây, giảng viên, chuyên gia, nhà nghiên cứu có thể trao đổi, chia sẻ, nâng cao chuyên môn và kết nối học thuật về ngôn ngữ. Đồng thời, đơn vị cũng đặt mục tiêu đưa FCLE trở thành hội thảo thường niên để thường xuyên giao lưu khoa học, nắm bắt cơ hội hợp tác ứng dụng nghiên cứu khoa học ngành ngôn ngữ vào hoạt động dạy và học.





Các nhà khoa học, giảng viên... tham gia hội thảo FCLE 2024 tại Trường Đại học FPT Cần Thơ. Ảnh: Tổ chức Giáo dục FPT

Các nhà khoa học, giảng viên… tham gia hội thảo FCLE 2024 tại Trường Đại học FPT Cần Thơ. Ảnh: Tổ chức Giáo dục FPT

Bên cạnh hoạt động trao đổi học thuật, FCLE 2024 là dịp để các giảng viên, chuyên gia tới từ nhiều quốc gia trải nghiệm văn hóa cuộc sống khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kết thúc sự kiện, bốn bài nghiên cứu xuất sắc đã được trao danh hiệu “Best paper”, trong đó có ba nghiên cứu của các tác giả Việt Nam và một nghiên cứu của tác giả Ba Lan.

Nhật Lệ




Source link

Cùng chủ đề

FPT Jetking ra mắt Chương trình đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế

Hệ thống đào tạo FPT Jetking đã ra mắt Chương trình đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế và Tọa đàm Giải cơn khát nhân lực ngành bán dẫn tại TPHCM Chương trình Thiết kế vi mạch bán dẫn quốc tế của FPT Jetking sẽ tập trung vào đào tạo thực hành với thời gian chiếm tới 70% tổng thời lượng học. Chương trình đã được nghiên...

Học tiếng Anh không chỉ có nghe, nói, đọc, viết

Ngày 13-3, Trung tâm đào tạo khu vực của Tổ chức Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO RETRAC) phối hợp Văn phòng tiếng Anh khu vực (RELO) thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM khởi động dự án tiếng Anh hướng nghiệp, "EnglishWorks!".Bà Lori Shea, chuyên gia giảng dạy...

Việt Nam Có Chương Trình Đào Tạo Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn Chuẩn Quốc Tế

Mới đây, tại Mumbai, Ấn Độ, lễ ký kết chuyển giao chương trình đào tạo Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn giữa Học viện Jetking Ấn Độ và Tổ chức giáo dục FPT đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn tại Việt Nam. Lễ ký kết có sự tham gia của ông Harsh Bharwani – CEO Jetking Ấn Độ, ông Suresh Bharwani - Chủ tịch...

Thêm một loại chứng chỉ cho người nước ngoài dạy tiếng Anh ở Việt Nam

Bộ Giáo dục và Đào tạo lần đầu ban hành chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ cho người nước ngoài dạy tiếng Anh ở các trung tâm. Ngày 23/1, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết việc này nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại Việt Nam, gồm cả chất lượng dạy và học tiếng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp.Dưới đây là...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa...

Nhân chứng kể khoảnh khắc ‘người hùng’ đối đầu kẻ khủng bố nhà hát Nga

Bà Elena cho biết một người đàn ông đã dũng cảm lao vào giằng súng của kẻ khủng bố trong nhà hát Crocus, giúp hàng chục người trốn thoát. Bà Elena, 61 tuổi, tối 22/3 tới nhà hát Crocus City Hall, ngoại ô Moskva, để xem ban nhạc Picnic biểu diễn. Nhưng khi buổi diễn chưa bắt đầu, tiếng súng đã rộ lên trong khán phòng, khi 4 kẻ khủng bố xông vào và nã đạn bừa bãi.Elena không...

Bài đọc nhiều

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Cùng chuyên mục

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Mới nhất

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh...

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tưUBND tỉnh Thanh Hoá cho biết vừa có quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh. ...

Thế Giới Di Động dự tính phát hành cổ phiếu ESOP không quá 2%

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động mới công bố tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên phương án phát hành cổ phiếu cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt (ESOP) nếu hoàn thành vượt 110% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. ...

Doãn Hải My lần đầu đăng ảnh bầu

Người đẹp Doãn Hải My nói hạnh phúc khi mang thai con đầu lòng năm Rồng, lần đầu đăng ảnh bầu bên chồng - cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Tối 23/3, Doãn Hải My lần đầu xác nhận tin vui sau bốn tháng kết hôn với Đoàn Văn Hậu. "Tôi hạnh phúc xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ trong...

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven...

Mới nhất