Trang chủDestinationsTP.Hồ Chí MinhĐịnh hướng năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện

Định hướng năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện


SGGPO


Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định 500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới. Đồng thời, hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Trong đó, về mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, quy hoạch xác định mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021-2030, khoảng 6,5-7,5%/năm trong giai đoạn 2031-2050; bảo đảm cung cấp điện an toàn, tin cậy. Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Định hướng năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện ảnh 1

Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đối với chuyển đổi năng lượng công bằng, Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5%; kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204-254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27-31 triệu tấn vào năm 2050.

Về phương án phát triển, quy hoạch nêu rõ đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối…), tiếp tục gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện và điện năng sản xuất. Đồng thời, khai thác tối đa tiềm năng các nguồn thủy điện (tổng tiềm năng của Việt Nam khoảng 40.000 MW) trên cơ sở bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, an ninh nguồn nước. Nghiên cứu mở rộng có chọn lọc các nhà máy thủy điện hiện có để dự phòng công suất; khai thác thủy điện trên các hồ thủy lợi, hồ chứa nước để tận dụng nguồn thủy năng.

Đối với nhiệt điện than, Quy hoạch nêu rõ chỉ thực hiện tiếp các dự án đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh và đang đầu tư xây dựng đến năm 2030. Định hướng thực hiện chuyển đổi nhiên liệu sang sinh khối và amoniac với các nhà máy đã vận hành được 20 năm khi giá thành phù hợp. Dừng hoạt động các nhà máy có tuổi thọ trên 40 năm nếu không thể chuyển đổi nhiên liệu. Định hướng năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện, chuyển hoàn toàn nhiên liệu sang sinh khối và amoniac.

Với nhiệt điện khí, ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước cho phát điện.

Theo quy hoạch, giai đoạn 2021-2030 ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 134,7 tỷ USD; định hướng giai đoạn 2031-2050 ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 399,2 – 523,1 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 364,4-511,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 34,8-38,6 tỷ USD, sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo.

Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương chủ trì trình Chính phủ Luật Điện lực sửa đổi và Luật về năng lượng tái tạo để trình Quốc hội trong năm 2024. Trình Chính phủ ban hành các chính sách về mua bán điện trực tiếp.

UBND các tỉnh thành tổ chức thực hiện việc lựa chọn chủ đầu tư các dự án điện, bố trí quỹ đất cho phát triển các công trình điện theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, di dân, tái định cư cho các dự án nguồn điện, lưới điện theo quy định.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đắk Nông đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất

Tối 23-3, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1-1-2004; 1-1-2024). Tham dự buổi lễ có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương... Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông Ngô Thanh Danh cho biết, sau 20 năm tái lập, Đắk Nông đã thoát khỏi tình trạng của một tỉnh nghèo chưa phát...

U23 Việt Nam kết thúc tập huấn ở Tajikistan bằng kết quả hòa

Thầy trò Moulay Azzeggouarh cầm hòa 0-0 cùng đội chủ nhà U23 Tajikistan ở trận tái đấu diễn ra vào tối 23-3 (giờ Việt Nam), qua đó khép lại chuyến tập huấn trên nước bạn với chuỗi kết quả tích cực. Càng cuối trận, tốc độ trận đấu bị giảm dần vì thể lực không đảm bảo của đôi bên. Ở phút 87, tiền đạo vào sân thay người Nguyễn Quốc...

Chương trình “Kiến thức sâu sắc – Văn hóa, âm nhạc và kiến thức vượt thời gian”

Sáng 23-3, tại Nhà hát Hòa Bình, The Art of Living và Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TPHCM tổ chức chương trình "Kiến thức sâu sắc - Văn hóa, âm nhạc và kiến thức vượt thời gian" cùng với Thầy Gurudev Sri Sri Ravi Shankar (Ấn Độ). THÚY BÌNH Nguồn

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn các nhà đầu tư công nghệ cao

Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, với dân số hơn 10 triệu người, đóng góp tới 25% GDP và 30% nguồn thu ngân sách, là thành phố có năng suất lao động cao nhất Việt Nam, nơi tập trung các chuyên gia đầu ngành, với hệ thống giáo dục thông minh, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghệ cao...

Bình Phước: Bé gái chào đời trong “bọc điều” hiếm gặp

Khuya ngày 15-6, thông tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước, xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết, chiều cùng ngày, bệnh viện thực hiện một ca sinh hiếm gặp, em bé chào đời còn nguyên bọc ối (bọc điều).Công an Quảng Ngãi giúp sản phụ bị nhà xe bỏ rơiSản phụ đẻ rớt con trong phòng tắm, sức khỏe đã ổn địnhCứu sống thai nhi “chui” ra ổ bụng do sản phụ...

Vinh danh nghệ thuật gốm Chăm và khai mạc Lễ hội Nho – Vang Ninh Thuận năm 2023

SGGPO 15/06/2023 23:02 Tối 15-6, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Bộ VH-TT-DL long trọng tổ chức lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023. Tham dự buổi lễ có Chủ tịch nước...

Quảng Ngãi: Di tích lịch sử chiến thắng Vạn Tường xuống cấp

SGGPO 15/06/2023 21:38 Quần thể Di tích lịch sử chiến thắng Vạn Tường được công nhận Di tích quốc gia từ năm 1982 tại địa bàn xã Bình Hải và xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, từ đó đến nay, nhiều điểm di tích tại xã Bình Hòa không được tu dưỡng, sửa chữa, trông coi đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Trên tuyến đường bê tông giữa những cánh đồng lúa,...

Quảng Bình: Bắt giữ một người nhận 2,7 tỷ đồng chạy án

SGGPO 15/06/2023 18:55 Ngày 15-6, ông Lê Hồng Việt, Chủ tịch UBND xã Quảng Phương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) xác nhận trên địa bàn có một người bị cơ quan chức năng bắt giữ vì môi giới chạy án. Theo đó, Cục Điều tra hình sự VKSND Tối cao đã cử người vào xã Quảng Phương, đọc lệnh bắt giữ đối với ông Nguyễn Đức Thuận (SN 1974, trú thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương), giám...

Mới nhất

Hà Nội mùa cây thay lá mới

Hà Nội sau những ngày mưa phùn và ẩm ướt, những hàng cây bàng, cây lộc vừng đồng loạt nảy chồi non. Vẫn những góc phố và con đường thân quen, nhưng cảnh sắc thiên nhiên giờ đây thật lạ. Mùa cây thay lá mới, Hà Nội như dịu dàng hơn, có chút trầm lắng trong những ngày lạnh...

Bộ Quốc phòng nêu lý do tạm hoãn gọi nhập ngũ người trúng tuyển đại học

Bộ Quốc phòng mới đây nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 theo hướng quy định công dân khi đã tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng thì phải thi hành nghĩa vụ...

Nhân sự mới trong tuần ở Vĩnh Phúc, TPHCM và nhiều địa phương

Phân công ông Nguyễn Hoài Anh điều hành công việc của Đảng bộ tỉnh Bình ThuậnBan Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận vừa thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về việc phân công điều hành công việc của Tỉnh ủy Bình Thuận.Để đảm bảo ổn định hoạt động của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, Bộ Chính...

Hương sắc hoa lê, hoa gạo rực rỡ tô sáng bức tranh vùng cao Đông Bắc

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 3, vẻ đẹp của vùng núi cao Hà Giang lại được tô điểm thêm bởi màu sắc của các loài hoa như hoa lê, hoa gạo... tạo nên bức tranh rực rỡ, trữ tình. Mỗi dịp tháng 3 đến, tại Bắc Hà (Lào Cai), hoa lê phủ trắng khắp các thung lũng, trên đồi...

Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa sưa nở trắng trời

Những ngày giữa tháng 3, hoa sưa bung nở trắng xóa khắp nhiều tuyến phố ở Hà Nội, thu hút ánh nhìn của nhiều người. Laodong.vn Nguồn

Mới nhất