Trang chủNewsThế giớiĐộng thái mới liên quan đến vấn đề Palestine, thông điệp và...

Động thái mới liên quan đến vấn đề Palestine, thông điệp và tương lai khó đoán định

Liên hợp quốc kết nạp Palestine tạo ra lực đẩy cho đối thoại, đàm phán… Giải pháp hai nhà nước có tia hy vọng nào không?

Israel quyết tấn công thành phố Rafah, nhằm xóa sổ Hamas, chiếm giữ toàn bộ Dải Gaza, bất chấp phản ứng quốc tế. Sau nhiều lời kêu gọi, nỗ lực thúc đẩy đối thoại không thành, cộng đồng quốc tế hành động tích cực hơn. Một loạt động thái mới diễn ra, ít nhiều tác động đến các bên. Xung đột liệu có chấm dứt? Giải pháp hai nhà nước có tia hy vọng nào không?

Động thái mới liên quan đến vấn đề Palestine, thông điệp và tương lai khó đoán định
Đại hội đồng Liên hợp quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức với tỷ lệ áp đảo 143 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 25 phiếu trắng. (Nguồn: UN)

Bước chuyển trong nghị trường và rung động trên đường phố

Sáng 10/5, tại phiên họp khẩn cấp đặc biệt, Đại hội đồng Liên hợp quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết mang tính lịch sử. Đoàn đại biểu Palestine được đặc cách hưởng thêm một số quyền như các thành viên chính thức và khuyến nghị Hội đồng Bảo an xem xét lại việc kết nạp Palestine.

Nghị quyết Đại hội đồng khẳng định quyền tự quyết của nhân dân Palestine; đánh giá Nhà nước Palestine đáp ứng các tiêu chí trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc. Đây là bước đi quan trọng trên hành trình gian nan gia nhập Liên hợp quốc của Palestine, có ý nghĩa công nhận và thúc đẩy giải pháp hai nhà nước.

Bên ngoài nghị trường cũng dậy sóng. Hàng loạt cuộc tuần hành, biểu tình, phản đối, tẩy chay Israel, ủng hộ người Palestine diễn ra trong khu vực người Arab, người Hồi giáo và ở nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Thụy Điển, Tây Ban Nha… Ngày càng nhiều lãnh đạo, quan chức phương Tây (như các Thủ tướng: Tây Ban Nha Pedro Sanchez, Bỉ Alexander De Croo, Ireland Leo Varadkar…) thay đổi quan điểm, lên tiếng ủng hộ người Palestine, phản đối xung đột leo thang. Ngay tại Mỹ, đồng minh quan trọng nhất của Israel, làn sóng biểu tình của sinh viên cũng lan rộng ở nhiều trường đại học.

Cùng với Nam Phi, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ đồng tình khởi kiện Israel ra Tòa Công lý quốc tế (ICJ) vì những hành vi diệt chủng tại Dải Gaza. Phán quyết bước đầu của ICJ chưa trực tiếp kết luận Israel phạm tội diệt chủng, nhưng cũng chỉ ra những hành vi có khả năng vi phạm Công ước chống diệt chủng; tác động tích cực đến viện trợ nhân đạo và lời kêu gọi ngừng bắn.

Những động thái đó được ví như “làn sóng ngầm” chưa từng có đối với chính trị, ngoại giao của Israel. Tỷ lệ phiếu thuận áp đảo (143/25) tại Đại hội đồng Liên hợp quốc và các cuộc tuần hành, biểu tình ở nhiều nước là thông điệp mạnh mẽ về sự ủng hộ quốc tế rộng rãi đối với nguyện vọng chính đáng, sự chính nghĩa của người Palestine, phản đối xung đột, chiến tranh. Quyền tự quyết, quyền được công nhận của Nhà nước Palestine và xung đột Israel-Hamas trở thành thách thức chung, mối quan tâm toàn cầu, vấn đề nhân quyền, nguyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế; nhất định phải giải quyết, có điều sớm hay muộn mà thôi.

Mỹ không thể làm ngơ, nhưng…

Tổng thống Joe Biden tuyên bố tạm treo viện trợ vũ khí cho Israel (khoảng 3.500 quả bom loại 226 kg và 907 kg), động thái lạ chưa từng thấy. Trước đó, Mỹ cũng kêu gọi viện trợ nhân đạo cho người Palestine và nhắc Israel có biện pháp hạn chế thương vong đối với thường dân. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng vẫn cam kết ủng hộ, bảo vệ đồng minh đến cùng.

Không có “lằn ranh đỏ” nào với Israel. Việc tạm ngừng cung cấp 1 lô bom chưa đủ buộc Israel thay đổi lập trường, hạn chế xung đột. “Không” cũng là lời khẳng định của ông Joe Biden khi trả lời phỏng vấn, liệu các cuộc biểu tình phản đối Israel có khiến Tổng thống suy nghĩ lại hay không. Việc phủ quyết kết nạp Palestine tại Hội đồng Bảo an cho thấy Mỹ không thay đổi quan điểm, chính sách về Trung Đông và với Israel.

Sự điều chỉnh của Mỹ chủ yếu mang tính sách lược, chiến thuật, nhằm xoa dịu dư luận và hạn chế tác động tiêu cực đến cuộc bầu cử tổng thống. Chừng nào Mỹ còn duy trì chính sách hiện hành, Trung Đông có thể lúc nóng, lúc hạ nhiệt, dao động trong một biên độ nhất định, nhưng bất ổn, xung đột cơ bản chưa giải quyết được.

Israel quyết đi đến cùng

Mặc dù bị phản đối, có nguy cơ bị cô lập ngoại giao, nhưng Israel vẫn quyết tấn công thành phố Rafah. Bởi Israel có tiềm lực, sức mạnh; có vị thế, quan hệ hợp tác đan xen nhiều mặt, khiến nhiều nước khó “quay xe”. Dù Washington nhắc nhở, Tel Aviv phàn nàn, nhưng cả hai hiểu rằng họ rất cần nhau, không tách rời nhau. Mỹ vẫn chống lưng cho đồng minh mạnh nhất, quan trọng nhất ở địa bàn chiến lược Trung Đông.

Đây là chỗ dựa, thời cơ lớn để Israel thực hiện đến cùng mục tiêu đề ra đối với Dải Gaza nói riêng, Trung Đông nói chung. Theo tính toán của Tel Aviv, lợi ích chiến lược thu được lớn hơn nhiều cái giá phải trả. Vì thế, ngay trên bục phát biểu, Đại sứ Israel Erdan đã hủy bản sao Hiến chương Liên hợp quốc để phản đối Đại hội đồng ủng hộ Palestine.

Bất chấp lời kêu gọi của quốc tế, sức ép từ các gia đình con tin và việc Hamas chấp nhận ngừng bắn, Israel vẫn tiếp tục tấn công thành phố Rafah. Tel Aviv mở rộng chiến dịch tấn công trên bộ vào nhiều mục tiêu ở Rafah, nhưng chưa đến quy mô tổng lực, đủ thực hiện mục đích mà không gây thương vong quá lớn cho thường dân, tránh phản ứng mạnh của dư luận quốc tế. Dù vậy, thảm họa hiển hiện rõ ràng ở một thành phố hơn 1,4 triệu dân, có nhiều phụ nữ và trẻ em, báo hiệu một tương lai bất định.

Động thái mới liên quan đến vấn đề Palestine, thông điệp và tương lai khó đoán định
Khói bốc lên ở phía Đông thành phố Rafah ngày 13/5. (Nguồn: AFP/Getty)

Xung đột đi về đâu?

Nguy cơ bùng phát cuộc chiến trực tiếp giữa Israel và Iran, lan ra toàn khu vực tạm lắng. Cả hai không chắc thắng và lo ngại hậu quả khó lường; sẽ tiếp tục hành động theo chiến lược, sách lược của mình. Israel tính dành sức diệt Hamas và lần lượt loại các đối thủ vừa miếng khác. Quốc tế tạo ra áp lực đáng kể; “sóng ngầm” chưa từng thấy. Nhưng sóng, gió chưa đủ tạo đột biến mới theo chiều hướng khả quan. Tình hình có thể diễn biến theo một số kịch bản chính sau:

Một là, Israel cơ bản xóa sổ Hamas, trừ hậu họa lâu dài; quản lý Dải Gaza, tiếp tục mở rộng các khu tái định cư, kiểm soát trên thực tế nhiều vùng lãnh thổ trước đó thuộc về người Palestine. Với ưu thế giành được, Tel Aviv đẩy “quả bóng sang chân” đối phương, bằng cách đặt ra những điều kiện tiên quyết cho đàm phán, mà chính quyền Palestine khó chấp nhận. Tình thế đó có thể thúc đẩy các phái ở Palestine gác khác biệt, thống nhất hơn trong nỗ lực đối phó với Israel. Cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn, kể cả bằng biện pháp quân sự.

Hai là, Israel đánh chiếm nhiều mục tiêu, nhưng chưa thể loại bỏ hoàn toàn Hamas. Một bộ phận Hamas phải rút khỏi Dải Gaza, tiếp tục chiến đấu. Hezbollah, Houthi và các tổ chức Hồi giáo vũ trang khác tập kích hỏa lực bất ngờ, từ nhiều hướng, nhiều khu vực, vào lực lượng Israel và Mỹ; buộc Tel Aviv phải phân tán đối phó, khó yên ổn lâu dài. Tình thế giằng co trên thực địa, lôi kéo các nước khác vào cuộc, tìm cách tác động, chấm dứt xung đột.

Ba là, giải pháp hai nhà nước vẫn xa vời. Đây là giải pháp căn bản, bền vững, lâu dài cho vấn đề Palestine và sự ổn định của Trung Đông, nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp bởi nhiều yếu tố đan xen.

Xung đột Israel-Hamas là một biểu hiện cụ thể của nhiều mâu thuẫn chồng chất, dai dẳng trong lịch sử, bắt nguồn từ tranh chấp lãnh thổ, khác biệt về tôn giáo, sắc tộc và văn hóa. Các vấn đề nội bộ của Israel và Palestine tạo rào cản khiến các nhà lãnh đạo khó thỏa hiệp. Toan tính, can dự của các nước trong khu vực và các nước lớn vì lợi ích chiến lược, chi phối, tác động mạnh, trái chiều, làm suy yếu nỗ lực thúc đẩy giải pháp hai nhà nước.

Thời điểm này, Israel chưa muốn và áp lực bên ngoài chưa đủ mức để Tel Aviv chấp nhận đàm phán giải pháp hai nhà nước. Giải pháp này chỉ thực sự khởi động khi Israel gặp khó khăn, tổn thất về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, từ các đối thủ và nội bộ. Khối các nước Arab thống nhất hơn về chủ trương và hành động vì lợi ích chung. Liên hợp quốc kết nạp Palestine tạo ra lực đẩy cho đối thoại, đàm phán, nhưng nhiều khả năng Mỹ sẽ tiếp tục phủ quyết. Do đó, việc Mỹ điều chỉnh chính sách Trung Đông cân bằng, khách quan hơn là nhân tố quan trọng. Chừng nào đó, vấn đề Palestine cũng chịu ảnh hưởng từ bầu cử Tổng thống Mỹ và xung đột ở Ukraine…

Với quá nhiều nhân tố tác động phức tạp, Israel và Palestine khó gặp nhau trên bàn đàm phán trong năm 2024. Nếu sự kiện đó may mắn được khởi động, thì quá trình cũng sẽ kéo dài và vô cùng phức tạp, chưa thể nói chắc chắn về một xu hướng và kết cục nào.





Nguồn: https://baoquocte.vn/dong-thai-moi-lien-quan-den-van-de-palestine-thong-diep-va-tuong-lai-kho-doan-dinh-271246.html

Cùng chủ đề

Nga sắp tấn công toàn diện vào Kharkov, Singapore cải tổ nội các, Mexico thuê thêm 1.200 bác sĩ Cuba

Tổng thống Putin đề cử Bộ trưởng Quốc phòng mới, Thủ tướng Campuchia thăm Hàn Quốc, Tình báo Mỹ tiết lộ Thủ lĩnh Hamas không ở Rafah, Philippines tố Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 13/5/2024: Thủ tướng Đức

Thông tin chiến sự Mỹ và Israel thảo luận các phương án thay thế hoạt động quân sự ở Rafah. Theo Nhà Trắng, các quan chức Mỹ và Israel đã thảo luận các phương án thay thế cho việc nhà nước Do Thái tiến hành chiến dịch trên bộ tại thành phố Rafah ở phía nam Dải Gaza. Về phía Mỹ, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã tham gia tham vấn, trong khi...

Lũ quét kinh hoàng ở Afghanistan, Thủ tướng Hy Lạp thăm Thổ Nhĩ Kỳ, châu Phi đẩy mạnh truyền thông

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 13/5.

Liên hợp quốc cảnh báo Israel không thể tấn công toàn diện vào Rafah

Cao uỷ nhân quyền Liên hợp quốc ngày 12/5 nhấn mạnh một cuộc tấn công toàn diện của Israel vào thành phố Rafah ở phía Nam Gaza “không thể diễn ra”.

Ai Cập từ chối hợp tác với Israel; Mỹ nói điều kiện ngừng bắn ở Dải Gaza

Thông tin chiến sự Nhóm “Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq” tập kích Israel. Nhóm “Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq”, một nhóm dân quân người Shi'ite, đã tuyên bố thực hiện vụ tấn công bằng tên lửa hành trình vào một căn cứ không quân ở Israel. Theo đó, nhóm này cho biết đã tiến hành vụ việc vào lúc bình minh bằng tên lửa hành trình nâng cấp tầm xa al-Arqab, mục tiêu là căn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôn vinh, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của người lao động

20 tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ được vinh danh tại chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2024.

Giữa lúc Nga tấn công Khakov, Ngoại trưởng Mỹ đột ngột đến Ukraine, đem theo điều gì?

Sáng 14/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bất ngờ tới Kiev, một động thái nhằm trấn an đồng minh Ukraine về việc Washington tiếp tục hỗ trợ và cung cấp vũ khí trong thời điểm Nga phát động cuộc tấn công ở Kharkov. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (giữa) được Đại sứ nước này tại Ukraine Bridget A. Brink chào đón sau khi đến Kiev bằng tàu hỏa, ngày 14/5. (Nguồn: AFP) ...

Nga bắt giữ một Trung tướng thuộc Bộ Quốc phòng

Ngày 13/5, hãng thông tấn TASS của Nga dẫn nguồn tin cho hay, người đứng đầu Tổng cục Nhân sự Bộ Quốc phòng nước này, Trung tướng Yury Kuznetsov, đã bị bắt giữ.

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung tiếp Trợ lý Trưởng ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung...

Theo kế hoạch hợp tác giữa Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ ngày 12-13/5, đoàn đại biểu Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Triệu Thế Thông, Trợ lý Trưởng ban dẫn đầu đã thăm và làm việc tại Việt Nam.   Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài...

Mỹ-Trung đối thoại về AI, Cuba tính mở sứ quán ở Hàn Quốc, Ngoại trưởng Ukraine thăm Serbia

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/5.

Bài đọc nhiều

Ba Lan: Lại xảy ra hỏa hoạn lớn, 10 xe buýt bị thiêu rụi

10 xe buýt của một công ty vận tải tư nhân đã bị thiêu rụi trong một vụ hỏa hoạn xảy ra rạng sáng 13-5 (giờ địa phương) tại một kho hàng ở TP Bytom, miền Nam Ba Lan. Ông Jacek Mania, Đội trưởng đội cứu hỏa TP Bytom, cho biết đội của ông nhận được cuộc gọi đến số điện thoại khẩn cấp 112 lúc 2 giờ 20 sáng 13-5 thông báo hỏa hoạn lớn...

Nga sắp tấn công toàn diện vào Kharkov, Singapore cải tổ nội các, Mexico thuê thêm 1.200 bác sĩ Cuba

Tổng thống Putin đề cử Bộ trưởng Quốc phòng mới, Thủ tướng Campuchia thăm Hàn Quốc, Tình báo Mỹ tiết lộ Thủ lĩnh Hamas không ở Rafah, Philippines tố Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Qua mặt hệ thống phòng không Ukraine, Nga phá huỷ 2 chiếc Mi-24

SF thông tin, mục tiêu tấn công của quân đội Nga là sân bay dã chiến của Lực lượng Vũ trang Ukraine nằm gần khu định cư Manvelovka thuộc vùng Dnipropetrovsk. Đoạn phim do máy bay không người lái trinh sát Nga quay lại và cho thấy 2 trực thăng quân sự Mi-24 của Ukraine bị tấn công. Sau đòn tấn công chính xác, 2 chiến trực thăng bốc cháy dữ dội. Lực lượng quân đội Nga đã...

Mỹ-Trung đối thoại về AI, Cuba tính mở sứ quán ở Hàn Quốc, Ngoại trưởng Ukraine thăm Serbia

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/5.

Cùng chuyên mục

Giữa lúc Nga tấn công Khakov, Ngoại trưởng Mỹ đột ngột đến Ukraine, đem theo điều gì?

Sáng 14/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bất ngờ tới Kiev, một động thái nhằm trấn an đồng minh Ukraine về việc Washington tiếp tục hỗ trợ và cung cấp vũ khí trong thời điểm Nga phát động cuộc tấn công ở Kharkov. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (giữa) được Đại sứ nước này tại Ukraine Bridget A. Brink chào đón sau khi đến Kiev bằng tàu hỏa, ngày 14/5. (Nguồn: AFP) ...

Đức mua toàn bộ lô 35 chiến đấu cơ tàng hình F-35 sản xuất tại Mỹ

Sau khi loại biên các máy bay chiến đấu cũ kỹ của châu Âu và chọn máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ trong một thỏa thuận trị giá 8,8 tỷ USD, Đức hiện đã quyết định chế tạo tất cả các máy bay phản lực F-35 của mình tại cơ sở lắp ráp và kiểm tra (FACO) của Mỹ ở Fort Worth, Texas, thay vì FACO của châu Âu đặt tại Cameri, Italy, trang...

Thái Lan: Đảm bảo sử dụng đất rừng hiệu quả

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét cẩn thận yêu cầu của người dân về việc sử dụng đất rừng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Theo ông Srettha, Chính phủ Thái Lan rất coi trọng việc cải thiện sinh kế của người dân thông qua quyền sử dụng đất, nhưng việc sử dụng đất rừng là một vấn đề tế...

Mới nhất

Ba năm sau ly hôn, vợ cũ Bill Gates rút khỏi quỹ thiện nguyện Gates Foundation

Trên tài khoản X, bà French Gates cho biết đây là một "thời điểm quan trọng" để bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ trên toàn thế giới. Thông báo được đưa ra gần ba năm sau khi hai vợ chồng Bill Gates tuyên bố ly hôn. Kết quả của việc từ chức và thỏa thuận ly...

Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Ngày 14/5, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi,...

NewJeans bán cháy vé buổi gặp mặt người hâm mộ ở Nhật Bản giữa ồn ào

Theo truyền thông Hàn Quốc, vị thế và tầm ảnh hưởng của NewJeans ở Nhật Bản được chứng minh qua nhiều giai đoạn.Nhóm đã xuất hiện trên sân khấu chính của lễ hội âm nhạc hàng đầu Nhật Bản “Summer Sonic” vào tháng 8 năm ngoái, và phản ứng bùng nổ đến mức, lượng khán giả “khủng" bất...

Hàng loạt nhà tốc mái, đường ngập ngang người sau mưa lớn ở TP Biên Hòa

TPO - Cơn mưa lớn kèm dông lốc khiến nhiều ngôi nhà ở TP Biên Hòa bị tốc mái, hàng trăm nhà dân mất điện do cây xanh ngã đè lên lưới điện Chiều 7/5, cơn mưa lớn kèm theo gió giật mạnh đã khiến nhiều căn nhà tại xã Long Hưng (TP Biên Hòa)...

Nhọc nhằn nghề ngồi bên bếp than đỏ rực những ngày nắng rát

11 giờ trưa, khi nhiệt độ lên tới gần 40 độ C, khuôn mặt bà Hoàng Thị Hoa (53 tuổi, trú xóm Xuân Bắc, xã Diễn Vạn) đỏ rần rần. Nhễ nhại mồ hôi, bà vẫn kiên trì ngồi bên bếp than đỏ rực, tay liên tục lật, nướng cá. “Nghề này mùa hè là cực nhất,...

Mới nhất