Trang chủNewsChính trịThí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng


Ngày 14/5, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14
ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Theo khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm phát huy tính ưu việt, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập của mô hình chính quyền đô thị tại Nghị quyết số 119/2020/QH14 và tạo cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố, góp phần xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng như mục tiêu đã đặt ra tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị và của Quốc hội.

202405141430149266_dsc_0343.jpg
Ông Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình tại phiên họp.

Về các chính sách về tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng có 9 chính sách. Ông Dũng cho biết, trong 9 chính sách nói trên có 7 chính sách hoàn toàn tương tự các địa phương khác đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại các Nghị quyết đặc thù và 2 chính sách đề xuất mới.

Trong đó, 7 chính sách hoàn toàn tương tự các địa phương khác là các chính sách đã được Quốc hội cho phép áp dụng tại TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội. Cụ thể: Quy định thẩm quyền HĐND Thành phố quyết định số lượng cán bộ, công chức làm việc tại phường, xã; Quy định cơ cấu Thường trực HĐND và các Ban của HĐND Thành phố; Giao thẩm quyền UBND Thành phố quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, đổi tên, quy định chức năng nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận; Bổ sung chức danh Trưởng công an quận, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự quận đối với cơ cấu UBND quận; Bổ sung chức danh Trưởng công an phường đối với cơ cấu UBND phường; Thống nhất quy định cán bộ, công chức làm việc tại phường thuộc biên chế cán bộ, công chức cấp huyện; Thành lập Sở An toàn thực phẩm.

Còn 2 chính sách đề xuất mới gồm: Chính sách 1: Quy định thẩm quyền của cơ quan liên quan để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do HĐND quận, HĐND phường thực hiện theo quy định của pháp luật (khoản 4 Điều 1 dự thảo Nghị quyết). Chính sách 2: Quy định HĐND thành phố bãi bỏ văn bản của HĐND quận và phường ban hành trước ngày 1/7/2021 để bảo đảm tính đồng bộ thống nhất quy định thẩm quyền bãi bỏ văn bản của HĐND quận, phường ban hành trước ngày 1/7/2021 để triển khai thực hiện (khoản 18 Điều 1 dự thảo Nghị quyết).

Về các chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng đề xuất thực hiện thí điểm có tới 21 chính sách. Trong 21 chính sách nói trên có 6 chính sách hoàn toàn tương tự các tỉnh, Thành phố đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại các Nghị quyết đặc thù, 10 chính sách tương tự có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn của Thành phố và 5 chính sách đề xuất mới.

5 chính sách đề xuất mới theo thực tế của thành phố gồm: Chính sách 1: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng (khoản 12 Điều 1 dự thảo Nghị quyết). Cụ thể, pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có quy định về việc thành lập, hoạt động đối với Khu thương mại tự do, trong khi đó đây là mô hình kinh tế phổ biến và rất được chú trọng trên thế giới để thúc đẩy thương mại quốc tế và thu hút FDI, nhiều nước đã thành công với mô hình này như Trung Quốc, EU, Singapore, Hàn Quốc.

Trên cơ sở nghiên cứu một số mô hình khu thương mại tự do thành công trên thế giới và kết hợp hài hòa với các mô hình kinh tế tương đồng đã có sẵn khung cơ chế, chính sách trong hệ thống pháp luật Việt Nam, dự thảo Nghị quyết quy định thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư.

Khu thương mại tự do Đà Nẵng là khu chức năng, có ranh giới địa lý xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Chủ trương đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng các khu chức năng được phân cấp cho UBND Thành phố. Cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất và các ưu đãi khác tại Khu thương mại tự do Đà Nẵng được áp dụng như Khu kinh tế. Các doanh nghiệp trong Khu thương mại tự do được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan. Ban quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp Đà Nẵng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Khu thương mại tự do Đà Nẵng có thẩm quyền thực hiện quản lý theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, trên các lĩnh vực.

Chính sách 2: Thành phố được thực hiện thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với dự án trung tâm logistics (điểm 3 khoản 13 Điều 1 dự thảo Nghị quyết).

Chính sách 3: Phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (điểm 4 khoản 15 Điều 1 dự thảo Nghị quyết).

Dự thảo Nghị quyết quy định 4 nhóm chính sách gồm: (1) Đầu tư, nâng cấp, mở rộng, phát triển và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thông tin từ nguồn ngân sách Thành phố phục vụ thu hút, phát triển vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo; (2) Cho thuê trực tiếp tài sản kết cấu hạ tầng thông tin không thông qua đấu giá cho đối tác chiến lược thuộc lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Được phép chỉ định thầu, mua sắm các trang thiết bị đặc thù từ đối tác chiến lược thuộc lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; Chính sách ưu đãi, nội dung và mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ, quy trình, thủ tục hỗ trợ sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thông tin để phục vụ phát triển lĩnh vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. (3) Hỗ trợ không quá 5% tổng chi phí mua thiết bị cho doanh nghiệp sản xuất, chi phí di chuyển tài sản, dây chuyền, thiết bị, công nghệ, chi phí các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn; hỗ trợ một phần chi phí thuê nhân lực có trình độ chuyên môn cao làm việc tại các doanh nghiệp là đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo trên địa bàn Thành phố; (4) Chương trình, dự án được ngân sách Thành phố hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng học chuyên ngành vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; quy định tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng và hỗ trợ đãi ngộ về thu nhập, chi phí lưu trú đối với các chuyên gia, nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trên địa bàn Thành phố.

Chính sách 4: Đầu tư, quản lý, khai thác và xử lý tài sản kết cấu hạ tầng, trang thiết bị phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo (điểm 3 khoản 15 Điều 1 dự thảo Nghị quyết). Dự thảo Nghị quyết quy định 3 nhóm chính sách: (1) Cho các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp sáng tạo và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo được thuê trực tiếp tài sản kết cấu hạ tầng khoa học và công nghệ không thông qua đấu giá để hoạt động; (2) Nội dung và mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ từ ngân sách Thành phố; (3) Đầu tư, nâng cấp, mở rộng, phát triển và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng khoa học và công nghệ từ nguồn ngân sách Thành phố.

Chính sách 5: Tổ chức sự nghiệp công lập được giao quản lý và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đã được đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công thì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và được cho thuê lại đất (điểm 3 khoản 10 Điều 1 dự thảo Nghị quyết).



Nguồn: https://daidoanket.vn/thi-diem-thanh-lap-khu-thuong-mai-tu-do-da-nang-10279780.html

Cùng chủ đề

có kịch bản đột phá mới hoàn thành mục tiêu đề ra

Xin ông cho biết, ĐSĐT đã mang đến những lợi ích thiết thực nào cho Hà Nội? ĐSĐT của Hà Nội đã có những bước nhảy vọt, nhất là sau khi tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành khai thác. Tuyến ĐSĐT này đã mang đến cho chúng ta nhiều thành công. Chúng ta đã chứng minh trên thực tế tính ưu việt của ĐSĐT so với các phương thức vận tải khác. Hiện mỗi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cửu đỉnh – Di sản tư liệu thế giới

Bộ "bách khoa thư" bằng đồngCửu đỉnh - tức là 9 chiếc đỉnh bằng đồng (có tên gọi lần lượt là: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh và...

Công bố 20 gương điển hình trong Chương trình Vinh Quang Việt Nam 2024

“Với chủ đề “20 năm khơi nguồn sức mạnh Việt Nam”, Chương trình Vinh Quang Việt Nam lần này sẽ vinh danh 20 tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của đời sống...

‘Lắng nghe ý kiến các nhà khoa học để phát triển Thủ đô’

Đây là dịp để lãnh đạo Thành phố Hà Nội lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, hiến kế, đề xuất giải pháp phát triển khoa học công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo nói riêng và phát triển...

Tái diễn ‘ép’ học sinh không thi vào lớp 10: Vì thành tích?

Phụ huynh bức xúcCách đây ít ngày, một số phụ huynh ở Hà Nội phản ánh về việc một số học sinh lớp 9 tại Trường THCS An Thượng (huyện Hoài Đức) được nhà trường yêu cầu viết...

Đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng

Ngoài nguyên liệu đồng, còn chất đốt và kỹ thuật làm khuôn. Nhiên liệu gồm có rơm, rạ, củi. Kỹ thuật làm khuôn đóng một vai trò quan trọng trong kỹ nghệ đúc đồ đồng. Và nó càng...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng chủ trì tọa đàm với Đoàn doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc

Sáng 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với Đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với Đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Cùng dự tọa đàm có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ...

Việt Nam bảo đảm quyền được chăm sóc y tế công cộng cho người dân

Xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, chăm sóc y tế cho người dân ngày một tốt hơn...Đó cũng là những nỗ lực mà Việt Nam đã và đang thực hiện để đảm bảo tốt hơn quyền con  người.  Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng 15 năm Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia tiến nhanh nhất trên thế giới về tăng Chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ trong vòng 1...

Đảng chịu sự giám sát của nhân dân

Kiên trì thực hiện phương châm “dân là gốc”, nhiều địa phương có những cách làm chủ động, thiết thực trong thực hiện cơ chế dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Nhân dân giám sát công việc của Đảng từ cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là nơi cần thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp...

Đề nghị Chính phủ thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội

Ngày 13/5, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình...

Ông Ngô Minh Hải làm Bí thư Thành Đoàn TP HCM

Ngày 13/5, tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Thành đoàn TP HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2022-2027, ông Ngô Minh Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn TP HCM đã được bầu làm Bí...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì tọa đàm với Đoàn doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc

Sáng 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với Đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với Đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Cùng dự tọa đàm có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ...

Việt Nam bảo đảm quyền được chăm sóc y tế công cộng cho người dân

Xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, chăm sóc y tế cho người dân ngày một tốt hơn...Đó cũng là những nỗ lực mà Việt Nam đã và đang thực hiện để đảm bảo tốt hơn quyền con  người.  Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng 15 năm Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia tiến nhanh nhất trên thế giới về tăng Chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ trong vòng 1...

23 học sinh cấp 3 là người dân tộc thiểu số được kết nạp Đảng

Buổi lễ kết nạp Đảng cho 23 học sinh và 1 giáo viên do Chi bộ Công tác học sinh, sinh viên bồi dưỡng, rèn luyện và giới thiệu. Đây là những quần chúng ưu tú, tích cực...

Tính đúng đắn của con đường Việt Nam đã lựa chọn để bảo đảm, thúc đẩy quyền con người

Phóng viên: Việt Nam vừa trình bày và đối thoại về Báo cáo quốc gia theo cơ chế UPR chu kỳ IV ngày 7/5/2024. Xin Thứ trưởng chia sẻ những thông điệp mà Việt Nam nêu tại phiên đối thoại này? Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt: Chúng ta đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Cũng là một sự trùng hợp...

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển mới đạt 13,3% dự toán

Ngày 13/5, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình...

Mới nhất

Nhà phát hành Việt đưa nhiều phim giật gân, kinh dị tới Liên hoan phim Cannes

Hội chợ Marché du Film của Liên hoan Phim Cannes năm 2024 sẽ có sự xuất hiện của 7 tựa phim giật gân, kinh dị từ Việt Nam. Các tác phẩm gồm: “Linh miêu” (đạo diễn Lưu Thành Luân), “Cô dâu hào môn” (Vũ Ngọc Đãng), “Nhà gia tiên” (Huỳnh Lập), "Đèn âm...

Dầu khí Nam Sông Hậu quên công bố thông tin rót vốn vào doanh nghiệp địa ốc

Dầu khí Nam Sông Hậu quên công bố thông tin rót vốn vào doanh nghiệp địa ốcDầu khí Nam Sông Hậu rót 45 tỷ đồng vào một công ty bất động sản từ cuối năm 2022, nhưng "do sơ suất" nên không công bố thông tin và đến nay đã thoái sạch vốn khỏi công ty này. ...

Nhà đầu tư chứng khoán là sinh viên không có kiến thức pháp luật dễ sập bẫy

PGS.TS Lê Thị Thúy Hằng, phó trưởng khoa tài chính ngân hàng, Trường đại học Tài chính - Marketing, cho rằng những sinh viên theo học các ngành liên quan đến tài chính ngân hàng, nhất là những bạn năm 3, năm...

Nhiều mặt hàng nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại

Tính đến hết tháng 4/2024, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 249 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường. Theo Bộ Công Thương, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại tương đối đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn,...

Mới nhất