Trang chủChính trịChủ quyềnĐưa nhiều nội dung mới về địa chất vào Dự thảo Luật...

Đưa nhiều nội dung mới về địa chất vào Dự thảo Luật Địa chất và


Để làm rõ những nội dung mới liên quan đến phần địa chất được đưa vào Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (Dự thảo), phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Trần Bình Trọng – Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam.

ong-tran-binh-trong-cuc-truong-cuc-dia-chat-viet-nam.jpg
Ông Trần Bình Trọng – Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam.

PV: Thưa ông, ông có thể nêu những kết quả nổi bật trong lĩnh vực địa chất sau 13 năm Luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực?

Ông Trần Bình Trọng: Sau 13 năm triển khai Luật Khoáng sản 2010, công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Về công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 phần đất liền, đã hoàn thành theo Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản trên diện tích là 42.550km2, nâng tổng diện tích đã lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản trên phạm vi cả nước lên 242.445km2, đạt 73,19% diện tích đất liền, tăng 12,84% so với trước khi thực hiện Quy hoạch. Kết quả đã phát hiện, điều tra sơ bộ hàng trăm điểm khoáng sản các loại, khoanh định nhiều khu vực có tiềm năng, triển vọng để chuyển sang giai đoạn đánh giá xác định tài nguyên.

Đối với công tác điều tra địa chất – khoáng sản biển, tính đến hết năm 2020, công tác điều tra địa chất – khoáng sản vùng biển Việt Nam từ 0 – 30m nước tỷ lệ 1:100.000 (1:50.000) đã hoàn thành trên diện tích 41.100km2. Kết quả, đã phát hiện một số khu vực có triển vọng sa khoáng titan, vật liệu xây dựng thuộc khu vực biển ven bờ các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Trị – Thừa Thiên – Huế, Bình Định – Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thực hiện “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, ngành Địa chất đã hoàn thành 1 đề án trên diện tích 22.500km2 (60 – 100m nước), đang triển khai 2 đề án (50 – 300m nước và 500 – 2.500m nước) trên diện tích 266.050km2. Kết quả bước đầu đã khoanh định được một số khu vực có tiềm năng khí hydrate (băng cháy) ở vùng biển có độ sâu trên 500m đến 2.000m. Đồng thời đã ghi nhận các núi ngầm phân bố rải rác ở đáy biển khu vực điều tra, là các tiền đề quan trọng để tìm kiếm vỏ Fe-Mn cũng như có ý nghĩa quan trọng trong việc đăng ký địa danh biển, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

den-nay-da-co-25-de-an-dieu-tra-danh-gia-khoang-san-thuoc-quy-hoach-duoc-thu-tuong-chinh-phu-phe-duyet-da-duoc-cac-doanh-nghiep-tham-gia-gop-von-thuc-hien.jpg
Công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Luật Khoáng sản quy định thực hiện cơ chế “xã hội hóa” công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản để các doanh nghiệp tham gia góp vốn thực hiện các nhiệm vụ điều tra đánh giá khoáng sản. Đến nay, đã có 25 đề án điều tra, đánh giá khoáng sản thuộc quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã được các doanh nghiệp tham gia góp vốn thực hiện.

PV: Theo ông, Luật Khoáng sản hiện hành có những bất cập gì liên quan đến địa chất cần sửa đổi, bổ sung?

Ông Trần Bình Trọng: Hoạt động điều tra địa chất gồm điều tra cơ bản địa chất và điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên địa chất (tài nguyên khoáng sản là một loại tài nguyên địa chất).

Luật Khoáng sản 1996 và Luật Khoáng sản 2010 chỉ quy định về công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, không quy định về công tác điều tra cơ bản địa chất. Luật Khoáng sản năm 1996 chỉ đề cập đến khái niệm điều tra cơ bản địa chất mà không có quy định cụ thể, Luật Khoáng sản 2010 không đưa công tác điều tra cơ bản địa chất vào phạm vi điều chỉnh của Luật.

Hoạt động điều tra cơ bản địa chất hiện nay chủ yếu căn cứ vào các quy định trong nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, do đó tính pháp lý của các quy định này chưa cao. Bên cạnh đó, trong hoạt động điều tra địa chất còn nhiều nội dung chưa có quy định cụ thể, chưa hình thành được một hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ để quản lý thống nhất công tác điều tra địa chất trên phạm vi cả nước, tạo cơ sở để hoạt động điều tra địa chất do các bộ, ngành, địa phương thực hiện trên phạm vi cả nước có sự lồng ghép, gắn kết, hiệu quả.

PV: Trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, Cục Địa chất Việt Nam đã đưa những nội dung mới nào liên quan đến phần địa chất vào Dự thảo để tháo gỡ những bất cập trên, thưa ông?

Ông Trần Bình Trọng: Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và tăng cường công tác điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đã bổ sung nhiều quy định mới, đồng thời quy định cụ thể hơn nhiều nội dung khác có liên quan, trong đó, phần lớn các nội dung lần đầu được quy định trong một văn bản luật. Các nội dung về địa chất quy định trong Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đã bám sát và thể chế hóa các định hướng chính sách trong Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

cong-tac-dieu-tra-co-ban-dia-chat-ve-khoang-san-da-dat-duoc-nhieu-ket-qua-noi-bat.jpg

Một số nội dung mới cơ bản được thể chế hóa trong Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản gồm: Làm rõ khái niệm tài nguyên địa chất, trong đó có tài nguyên địa chất tái tạo, tài nguyên địa nhiệt, di chỉ, di sản địa chất, tai biến địa chất; Quy định cụ thể nội dung chiến lược về địa chất và quy định cụ thể hơn về nội dung quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản.

Đồng thời, xác định rõ nội dung, nguyên tắc: điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, điều tra cơ bản tài nguyên địa nhiệt, điều tra cơ bản tài nguyên địa chất tái tạo…; điều tra, khoanh định, lập bản đồ các khu vực di chỉ địa chất, di sản địa chất, tài nguyên vị thế; điều tra địa chất công trình, địa chất đô thị; điều tra điều kiện địa chất khác, bao gồm cả việc điều tra, lập bản đồ không gian lòng đất.

Một số nội dung mới cơ bản được thể chế hóa trong Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản gồm: Làm rõ khái niệm tài nguyên địa chất, trong đó có tài nguyên địa chất tái tạo, tài nguyên địa nhiệt, di chỉ, di sản địa chất, tai biến địa chất; Quy định cụ thể nội dung chiến lược về địa chất và quy định cụ thể hơn về nội dung quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản.

Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về điều tra địa chất thông qua việc quy định đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; quy định rõ hơn nguyên tắc tham gia đầu tư, việc lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư.

Cùng với đó, quy định về hệ thống thông tin, dữ liệu điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản; nguyên tắc xác định hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản và thăm dò khoáng sản do Nhà nước đã đầu tư.

Ngoài ra, quy định công tác thanh tra chuyên ngành về địa chất, trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ và của chính quyền địa phương các cấp.
Các nội dung quy định nêu trên sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả công tác điều tra địa chất, khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác này thời gian qua.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Nội dung chưa chuẩn bị kỹ lưỡng thì để kỳ sau

Sáng 26/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần 5, cho ý kiến về 8 dự án luật sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7. 8 dự án luật cho ý kiến tại hội nghị này, gồm: Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Luật Lưu trữ (sửa đổi), Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông...

Không để phát sinh “giấy phép con” trong thi hành pháp luật

Sáng 7/3, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, 19 luật, nghị quyết được thông qua quy định những nội dung rất quan trọng. Khái quát những nội dung mới, nổi bật của 9 luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng,...

Những chính sách mới nổi bật trong Luật Đất đai sửa đổi

Luật Đất đai là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân và...

Luật nhiều bất cập khiến doanh nghiệp lo lắng khi lựa chọn trọng tài thương mại

Cần sửa đổi khung pháp lý trong Luật trọng tài thương mại VCCI: Bãi bỏ Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại là cần thiết Vừa qua, Hội Luật gia Việt Nam đã có dự thảo báo cáo đánh giá tác động của chính sách về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài thương mại...

Tăng tốc xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản

Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản được Ban soạn thảo, Tổ biên tập thành lập theo Quyết định số 476/QĐ-BTNMT ngày 6/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng; được Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương; các Hội nghề nghiệp, Hiệp hội khai thác khoáng sản; Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoàn thiện Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2021/VPCP-CN ngày 28/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (Đề án).Cụ...

Bình Định trải thảm mời gọi các nhà đầu tư Canada

Dư địa còn lớnGiám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định Ngô Văn Tổng cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay, việc đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, việc khai thác các thị trường...

Việt Nam và các nhà tài trợ đồng thuận về sự cần thiết phải hài hoà hoá thủ tục

Các nhà tài trợ đều khẳng định cam kết tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam và sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ trong việc ban hành các quy định về quản lý, sử dụng vốn ODA; đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải...

Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

Trân trọng tiếp thu lời căn dặn, giao nhiệm vụ và cũng là tình cảm của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trịnh Xuân An khẳng định, đây sẽ là kim chỉ nam, là động lực trong quá trình công tác, phấn đấu trong thời gian tiếp theo. Nguồn

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Trước đó, tại kỳ họp ngày 13/3/2024, HĐND tỉnh Quảng Bình đã thông qua Nghị quyết về việc bầu chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, ông Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình được bầu...

Bài đọc nhiều

Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, trừ các loại khoáng sản dầu khí, than đá, than bùn, quặng phóng xạ (urani, thori, ...) khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ...

Cộng đồng mạng Việt Nam rủ nhau tẩy chay Snapchat vì bản đồ ‘đường lưỡi bò’ phi pháp

Nhiều người dùng, hội, nhóm trên các trang mạng xã hội tại Việt Nam kêu gọi tẩy chay ứng dụng Snapchat vì hiển thị bản đồ có ‘đường lưỡi bò' phi pháp. "Đường lưỡi bò" phi pháp xuất hiện trên bản đồ ứng dụng Snapchat - Ảnh: ĐỨC THIỆN Vài ngày gần đây, đông đảo người dùng trên các hội, nhóm trên mạng xã hội chia sẻ, kêu gọi cùng nhau tẩy chay ứng dụng mạng xã hội Snapchat vì hiển...

Vùng 4 Hải quân tổ chức tọa đàm sĩ quan trẻ

Đồng chí Phó Chính ủy Vùng 4 phát biểu chỉ đạo  Buổi tọa đàm được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị; đại biểu các cơ quan Bộ Tư lệnh Vùng và hơn 300 cán bộ, sĩ quan trẻ tham gia. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu...

Vùng 5 Hải quân: giọt nước nghĩa tình “mát lòng” bà con nơi đảo xa

Trước tình hình thiếu nước sinh hoạt trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, trong hai ngày 24 và 25/3, tàu chở nước ngọt của Vùng 5 Hải quân đã thực hiện cấp nước miễn phí cho người dân đảo Hòn Chuối. Hoạt động này đã giúp bà con nơi đây vơi bớt khó khăn, ổn định cuộc sống trong những ngày hạn hán. Tết Trồng cây 2024:...

Tái bản 4 cuốn sách cho thiếu nhi về biển đảo Việt Nam

Trong giông gió Trường Sa, Trường Sa kì vĩ và gian lao, Cà Nóng chu du Trường Sa và Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa là 4 cuốn sách được tái bản trong tháng 3, nằm trong tuyển tập các ấn phẩm đặc sắc nhất trong tủ sách Biển đảo Việt Nam dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Hòa Bình triển khai cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo...

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Mới đây, Đồn Biên phòng Tam Quang (BĐBP Nghệ An), UBND xã Tam Quang (huyện Tương Dương) phối hợp với các nhà hảo tâm tổ chức Lễ khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho các trường học, các em học sinh THCS của hai bản Tân Hương, Tùng Hương với số tiền gần 250 triệu đồng. Được biết hai bản biên giới Tân Hương và Tùng Hương...

‘Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế’

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Chiều 28/3, tại Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của...

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.

Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Diễn ra từ ngày 27 đến 31/3, Triển lãm tư liệu, hình ảnh và báo cáo chuyên đề “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” do Thành Đoàn Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp tổ chức tại Nhà trưng bày Hoàng Sa nhằm bồi đắp tình yêu, lòng tự hào, ý thức, trách nhiệm đối với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Triển lãm tư liệu, hình ảnh và báo...

Bình Thuận: Khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận vừa thông tin về việc một lao động trên tàu cá bị mất liên lạc trên biển. Cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Lát hỗ trợ ngư dân gặp nạn trên biển Khắc phục thành công sự cố tàu cá khi đánh bắt hải sản tại quần đảo Trường Sa Cụ thể, vào khoảng 4 giờ ngày 27/3, tàu cá BTh 83091 TS do ông...

Mới nhất

Dự án đường Vành đai 3: Ban Dân nguyện chuyển kiến nghị của công dân đến Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có các Văn bản số 222/BDN và 223/BDN về việc chuyển đơn của công dân ở TP. Hồ Chí Minh...

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Hầu hết cán bộ qua luân chuyển đều có bước trưởng thành nhanh, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tiễn ở các lĩnh vực của địa phương, có quan điểm nhìn nhận và phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sát thực tế hơn, đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ trước mắt và...

Rà soát các vướng mắc tại dự án 4 tỷ USD

Tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu các đơn vị rà soát tồn tại, vướng mắc của dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An có tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét giải quyết. ...

Chứng khoán Nhất Việt tăng vốn “thần tốc” nhờ hệ sinh thái Amber Holdings

Chứng khoán Nhất Việt tăng vốn “thần tốc” nhờ hệ sinh thái Amber HoldingsKể từ khi về tay nhóm Amber Holdings, Chứng khoán Nhất Việt liên tục tăng vốn gấp nhiều lần. Dòng tiền này chủ yếu để tự doanh mua cổ phần, trái phiếu. ...

Tọa đàm về Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

PGS.TS Phạm Minh Anh - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; TS Vũ Lộc An - Phó Hiệu trưởng; Thạc sĩ Đỗ Lê Triều - Trưởng khoa Xây dựng Đảng chủ trì tọa đàm. Dự Tọa đàm có các đồng chí trong Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học cùng toàn thể cán bộ, viên chức, người...

Mới nhất