Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhGắn kết vì sự thịnh vượng

Gắn kết vì sự thịnh vượng


APEC đang thể hiện là một diễn đàn mạnh mẽ để hợp tác và xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề tương lai kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

San Francisco được đánh giá là nơi phù hợp nhất để gắn kết các nền kinh tế APEC. (Nguồn: Getty Images)
San Francisco được đánh giá là nơi phù hợp nhất để gắn kết các nền kinh tế APEC. (Nguồn: Getty Images)

San Francisco – thành phố ở bờ biển phía Tây nước Mỹ đang trở thành tâm điểm chú ý của toàn cầu. Bởi Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) từ ngày 11-17/11 tại đây thu hút hàng nghìn nhà lãnh đạo, khu vực tư nhân, tổ chức quốc tế và học giả đến từ 21 nền kinh tế thành viên.

Như Ngoại trưởng nước chủ nhà Antony J. Blinken tự hào giới thiệu – khó có thể tìm được một nơi nào phù hợp hơn để gắn kết tất cả chúng ta lại với nhau tại APEC. Bởi San Francisco – nơi hội tụ đa dạng văn hóa, nơi kết nối các dân tộc, cũng chính là nơi qua nhiều thế hệ, đã gắn kết con người và nền kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tăng cường sức mạnh tập thể

Trong bối cảnh xung đột địa chính trị đang tiếp diễn, quan hệ nước lớn phức tạp và khó lường, kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều rủi ro suy thoái, việc hội nghị đa phương quan trọng này được tổ chức tại một nền kinh tế dẫn đầu phát đi tín hiệu gì cho thế giới? Đó là điều mà các nền kinh tế toàn cầu đều quan tâm.

Đây là lần thứ ba Mỹ đăng cai tổ chức hội nghị APEC kể từ năm 2011, đánh dấu đúng 30 năm kể từ hội nghị này lần đầu tiên cũng được tổ chức tại nền kinh tế này. Đại diện nước chủ nhà nhấn mạnh, sự tham gia của Mỹ đối với APEC chính là cam kết lâu dài đối với tầm nhìn đã từng được nhất trí ở Malaysia vào năm 2020 – một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, năng động, kiên cường và cởi mở, một cộng đồng giúp nâng cao sự thịnh vượng của người dân và các thế hệ tương lai.

Mỹ khẳng định tin tưởng vào tầm nhìn đó, một khu vực nơi các nền kinh tế được tự do lựa chọn con đường và đối tác của riêng mình; nơi các vấn đề được giải quyết một cách công khai; nơi các quy tắc được đạt được một cách minh bạch và áp dụng công bằng; nơi hàng hóa, ý tưởng, con người lưu chuyển hợp pháp và tự do.

Trên thực tế, APEC đã đạt được nhiều tiến bộ, thực sự hướng tới tương lai thịnh vượng hơn. Tính từ cách đây ba thập kỷ, khi diễn đàn APEC được thành lập, GDP trong khu vực đã tăng từ 19 nghìn tỷ USD lên 52,8 nghìn tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 4 lần, đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo, tạo ra tầng lớp trung lưu thịnh vượng.

21 nền kinh tế thành viên của APEC hiện chiếm 38% dân số thế giới; đang tạo ra một nửa thương mại toàn cầu và sản xuất ra hơn 60% hàng hóa và dịch vụ của thế giới.

Tại nền kinh tế Mỹ, các thành viên APEC đã đầu tư 1,7 nghìn tỷ USD, hỗ trợ 2,3 triệu việc làm cho người Mỹ. Ngược lại, các công ty Mỹ đã đầu tư khoảng 1,4 nghìn tỷ USD vào các nền kinh tế APEC.

Tuy nhiên, các nền kinh tế APEC đồng thời phải đối mặt với nhiều bất ổn và thách thức lớn. Thực tế, thế giới dù vẫn đang phục hồi sau sự gián đoạn của đại dịch Covid-19, nhưng vẫn còn đó những “vết thương” khá sâu về kinh tế, thương mại, du lịch… và cả đời sống nhiều người. Trong đó, chuỗi cung ứng vẫn mong manh, bất bình đẳng và bất an kinh tế ngày càng gia tăng, căng thẳng địa chính trị góp phần làm suy yếu thêm an ninh lương thực và năng lượng… Cuộc khủng hoảng khí hậu góp phần làm trầm trọng thêm các thảm họa thiên nhiên và tăng nền nhiệt độ, làm đảo lộn chuỗi cung ứng, phá hủy mùa màng…

Đó là lý do tại sao chủ nhà Mỹ chọn chủ đề tập trung vào việc tạo ra một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người. Bởi đây chính là thời khắc đòi hỏi các thành viên APEC nhìn lại và đánh giá thực tế, để tăng cường đối thoại, hợp tác, biến những thách thức thành cơ hội phục hồi và phát triển bền vững.

Tầm nhìn hướng tới tương lai

Sau nhiều năm tập trung vào phục hồi sau đại dịch, năm 2023 được đánh giá là “năm bản lề” đối với APEC – thời điểm mà các nền kinh tế có thể tái tập trung vào việc xây dựng kinh tế bền vững về lâu dài, như phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tại Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính APEC 2023 (12-13/11).

Việc xây dựng chương trình nghị sự của APEC đã trải qua nhiều năm khó khăn. Không có hội nghị trực tiếp nào giữa các nhà lãnh đạo khu vực được tổ chức vào các năm 2019, 2020 hoặc 2021 do hạn chế đi lại vì dịch bệnh hoặc, trong một trường hợp là tình trạng bất ổn trong nước ở Chile.

Việc Mỹ đăng cai tổ chức diễn đàn năm nay nhận được sự hoan nghênh của hầu hết các thành viên APEC. Chọn chủ đề “Kiến tạo một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người”, chủ nhà Mỹ nhấn mạnh ba ưu tiên “kết nối, đổi mới sáng tạo và bao trùm” trong xây dựng khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo đó, liên kết để nỗ lực xây dựng khả năng phục hồi tốt hơn cho chuỗi cung ứng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững, chất lượng cao nhằm kết nối giữa các nền kinh tế và đặt nền tảng cho sự phát triển trên diện rộng.

Đổi mới sáng tạo nhằm tận dụng vai trò của APEC – với tư cách là nơi ươm mầm các ý tưởng, nỗ lực thúc đẩy các giải pháp mới nhằm giải quyết một số thách thức khó khăn nhất mà khu vực và thế giới đang phải đối mặt – từ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, đến hình thành nền kinh tế kỹ thuật số, nâng cao năng lực người lao động và doanh nghiệp.

Bao trùm để tăng tính toàn diện và giải phóng tiềm năng chưa được khai thác của con người, cho dù đó chỉ là tạo nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ, hỗ trợ các doanh nhân bản địa tiếp cận nguồn vốn hay trong một lĩnh vực vĩ mô hơn nhiều, đó là khai thác các hệ thống vệ tinh để mở rộng kết nối đến các khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa.

Giới chuyên gia đánh giá, ý nghĩa đặc biệt của APEC có thể thấy được ở cả cấp độ toàn cầu và khu vực. Đặc biệt, về tầm nhìn hướng tới tương lai, trong bối cảnh tình hình thế giới đang thay đổi nhanh, các yếu tố bên trong và bên ngoài đan xen phức tạp, xu thế phân mảnh trong khu vực gia tăng, liệu APEC có thể duy trì được vị thế là kênh chủ đạo trong hợp tác kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thúc đẩy các bên tìm được nhận thức chung về hợp tác, duy trì sự thống nhất của toàn bộ khu vực hay không, không những là điều đáng quý nhất, mà còn rất đáng để quan tâm.

Tin tưởng vào mục tiêu đã đặt ra cho Diễn đàn APEC lần thứ 30, trong phát biểu tại Phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC (14-15/11), Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai nhấn mạnh: “Chúng tôi (APEC) không xây dựng từ đầu. Chúng tôi có nền tảng vững chắc để hợp tác, đã được gây dựng qua nhiều năm qua: Malaysia với Tầm nhìn Putrajaya 2040, New Zealand với Kế hoạch hành động Aotearoa và Thái Lan với Mục tiêu Bangkok về Nền kinh tế xanh sinh học… Nhưng chúng tôi cũng biết rằng, còn rất nhiều việc phải làm ở phía trước”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đăng cai các sự kiện tầm vóc quốc tế, Việt Nam đủ sức!

Đại sứ Phạm Quang Vinh  Gần đây, Việt Nam có một loạt kế hoạch cùng các đề xuất chính thức hoặc không chính thức về việc đăng cai các sự kiện quốc tế quan trọng, ví dụ như về đăng cai Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2027; đồng đăng cai World Cup bóng đá thế giới vào năm 2034; đăng cai một hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi...

Anh lao đao, Đức – Nhật tụt lùi: Tượng đài suy yếu, kinh tế thế giới sẽ ra sao?

Bờ vực suy thoái Theo Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS), nền kinh tế xứ sở sương mù đã chính thức rơi vào suy thoái sau khi giảm hai quý liên tiếp trong nửa cuối năm 2023. Theo đó, GDP của nước Anh trong quý IV/2023 giảm 0,3% so với quý trước đó. Trong quý III, mức giảm là 0,1%. Cả 3 lĩnh vực chính là dịch vụ, sản xuất và xây dựng đều đi xuống. Nền kinh tế...

GDP Nga cao hơn kỳ vọng, Đức không mở đường ống Nord Stream, CEO Mỹ lạc quan, Ba Lan phản đối nông sản Ukraine

GDP Nga cao nhất trong 10 năm, CEO Mỹ lạc quan hơn về nền kinh tế, Trung Quốc thúc đẩy các FTA, Ba Lan phản đối nông sản nhập khẩu từ Ukraine, Đức không vận hành đường ống còn lại của Nord Stream… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Bất chấp xung đột, giao tranh, IMF vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024

Ngày 11/2, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết bà tin tưởng vào triển vọng kinh tế thế giới trong năm nay bất chấp những bất ổn.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Bài đọc nhiều

Bộ Nông nghiệp muốn bán đấu giá gần 5 triệu tấn carbon

Thông tin trên vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu trong báo cáo gửi Thủ tướng về tình hình triển khai thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) vùng Bắc Trung Bộ và đề̀ xuất chuyển nhượng lượng giảm phát thải khí nhà kính còn dư giai đoạn 2018-2019. Cụ thể, tháng 10 năm ngoái, Ngân hàng Thế giới (WB) có thư gửi Bộ xác nhận kết quả giảm phát thải...

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long. Ngành Ngân hàng Vĩnh Long tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp Vốn tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn ...

Chủ tịch MB: “Người MB đã nói là làm, đã làm là phải bằng được”

Ngày 6/3/2024 vừa qua, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán MBB) đã tổ chức gặp mặt nhà đầu tư để thông tin về kết quả kinh doanh và động lực tăng trưởng năm 2024. Trao đổi với nhà đầu tư, bên cạnh những nội dung về kế hoạch kinh doanh 2024, ngay cả các vấn đề mà nhiều ngân hàng khác thường cho là "nhạy cảm" với hoạt động cũng được lãnh đạo MB thẳng thắn chia...

Vàng miếng về dưới 80 triệu sau đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng

Sau đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, mỗi lượng SJC hôm nay giảm 1 triệu đồng, về dưới 80 triệu. 13h30, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua bán vàng miếng tại 77,8 - 79,8 triệu đồng, giảm 1 triệu so với cuối ngày hôm qua. Tại Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, mỗi lượng cũng xuống 77,7 - 79,7 triệu đồng. Tính trong hai ngày...

Thanh khoản bùng nổ, khối ngoại vẫn miệt mài “xả hàng”

Sau phiên tăng điểm tích cực vào hôm qua, thị trường mở cửa tiếp diễn trạng thái hưng phấn khi dòng tiền chảy mạnh vào tất cả các nhóm ngành, đặc biệt là ngân hàng. Sau gần 1 giờ mở cửa, VN-Index đã vượt mốc 1.290 điểm. Tuy nhiên, áp lực chốt lời đã xuất hiện sau hơn 1 giờ giao dịch khiến đà tăng bị thu hẹp. Nhóm ngành ngân hàng tiếp tục bứt phá, nổi bật nhất...

Cùng chuyên mục

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Hải Phòng có thêm 926 tỷ đồng vì thu vượt ngân sách

Do thu từ xuất nhập khẩu năm 2022 vượt hơn 20%, Hải Phòng được thưởng và bổ sung hơn 926 tỷ đồng để đầu tư trở lại cho thành phố. Theo UBND TP Hải Phòng, năm 2022, thành phố thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 67.806 tỷ đồng, vượt 11.876 tỷ đồng so với chỉ tiêu được giao. Theo nghị định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hải...

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Gửi tiết kiệm 1 tỉ đồng 12 tháng ở Agribank nhận lãi suất tới 47 triệu đồng

Bạn đọc có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửi.Ví dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng Agribank, với lãi suất 4,7% ở kì hạn 12 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,7%/12 x 12 tháng = 47 triệu đồng.Trước khi gửi tiết kiệm, bạn đọc nên so sánh lãi suất tiết...

Gần 20.000 tỷ đồng cam kết đầu tư vào Vĩnh Long

UBND tỉnh Vĩnh Long trao 13 quyết định, cam kết đầu tư với tổng vốn 19.600 tỷ đồng, tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư, ngày 23/3. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến dự. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu tham quan sa bàn quy hoạch tỉnh Vỉnh Long, ngày 23/3. Ảnh:...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất