Trang chủNewsKinh tếGiá lúa mì - một chỉ báo rủi ro của thị trường...

Giá lúa mì – một chỉ báo rủi ro của thị trường nông sản từ các cuộc xung đột chính trị


Giá lúa mì tăng mạnh chấm dứt chuỗi ba phiên liên tiếp suy yếu Trung Quốc liên tục hủy các đơn hàng, giá lúa mì sẽ tiếp tục giảm sâu?

Bất kể cuộc xung đột chính trị nào trên thế giới diễn ra, đều tác động trực tiếp tới hai khía cạnh: Năng lượng và lương thực. Xung đột giữa Nga – Ukraine hay bất ổn ở Trung Đông gần đây đều khiến cho giá lúa mì thế giới biến động mạnh mẽ. Lo ngại thậm chí càng gia tăng khi thị trường lúa mì toàn cầu ngày càng gần với rủi ro thiếu hụt.

Theo báo cáo từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), mặc dù chỉ số giá lương thực toàn cầu đã giảm so với mức đỉnh khi bắt đầu xung đột Biển Đen vào tháng 2/2022, nhưng vẫn ở mức cao so với trước xung đột. Đáng chú ý, tính đến tháng 3 năm nay, giá lương thực và ngũ cốc vẫn cao hơn khoảng 25% so với tháng 3/2020.

Trong đó, diễn biến nhảy vọt của lúa mì là một trong những nguyên nhân chính, trực tiếp gây nguy cơ mất an ninh lương thực toàn cầu. Ngay sau thông tin chiến tranh giữa Nga và Ukraine, giá lúa mì Chicago đã ghi nhận 5 phiên liên tiếp đóng cửa ở mức kịch trần.

Giá lúa mì - một chỉ báo rủi ro của thị trường nông sản từ các cuộc xung đột chính trị
Diễn biến giá lúa mì Chicago và chỉ số giá lương thực toàn cầu

Tác động vượt ra biên giới khu vực chiến tranh

Bước sang năm thứ 3, cuộc xung đột dai dẳng ở Biển Đen đang gây ra hậu quả lâu dài đối với ngành nông nghiệp ở Ukraine, do thiệt hại về cơ sở hạ tầng và diện tích sản xuất thu hẹp. Xuất khẩu của Ukraine vốn đã giảm 24% trong niên vụ 2023-2024, dự kiến sẽ tiếp tục sụt giảm trong niên vụ 2024-2025, chính phủ nước này cho biết.

Được biết tới là vựa lúa mì của châu Âu, khó khăn từ hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Ukraine khiến cho các đối tác hàng đầu, tiêu biểu là khu vực Đông Nam Á đã phải giảm nhập khẩu hoặc đi tìm nhà cung cấp khác. Thị phần xuất khẩu lúa mì Ukraine trên toàn cầu giảm một nửa so với mức trước chiến tranh, xuống còn khoảng 5%.

Về phía Nga, song hành với dầu thô, lúa mì cũng được xem là lá chủ bài, đặc biệt là khi vị thế nguồn cung giá rẻ của quốc gia này ngày càng được củng cố. Nga dự kiến sẽ cung cấp 20% lượng lúa mì xuất khẩu ra toàn cầu. Nếu như sự phụ thuộc nguồn cung từ Nga của châu Âu khiến thị trường dầu khí ghi nhận biến động mạnh, thì việc quốc gia này mở rộng tầm ảnh hưởng nhờ vào việc cung cấp lúa mì sang Trung Đông và châu Phi có thể sẽ là rủi ro trong tương lai.

Giá lúa mì - một chỉ báo rủi ro của thị trường nông sản từ các cuộc xung đột chính trị
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết: “Lúa mì giá rẻ từ Nga đang trở nên phổ biến và có sức ảnh hưởng lớn hơn trên thị trường quốc tế. Mặc dù dự báo xuất khẩu lúa mì toàn cầu sụt giảm 7 triệu tấn so với niên vụ trước nhưng Nga là một trong số ít quốc gia vẫn có thể gia tăng xuất khẩu. Việc nguồn cung có tính tập trung hơn sẽ khiến cho các nước tiêu thụ càng trở nên phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp chủ chốt; mà trong mối quan hệ này, lúa mì sẽ là công cụ quan trọng có thể đe dọa tới an ninh lương thực tại nhiều quốc gia”.

Giá lúa mì - một chỉ báo rủi ro của thị trường nông sản từ các cuộc xung đột chính trị
Sự thay đổi khối lượng xuất khẩu lúa mì của một số khu vực niên vụ 2022/23 và 2023/24

Xung đột Trung Đông: Cú sốc tiếp theo với thương mại toàn cầu?

Sau hai sự kiện quan trọng là đại dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine, cuộc chiến ở Trung Đông diễn ra được coi là “cú sốc thứ ba” và tiềm ẩn nhiều rủi ro toàn cầu. Căng thẳng mới chỉ gia tăng vào cuối tuần trước khi Iran tấn công trực tiếp vào Israel, đánh dấu giai đoạn 2 nước chính thức bước ra khỏi cuộc chiến ngầm.

Cuộc khai hỏa này cũng làm nóng trở lại thị trường lúa mì. Trong bối cảnh thương mại lúa mì không mang tới nhiều lựa chọn cho các quốc gia nhập khẩu, tình hình chiến sự ở khu vực Trung Đông đã làm tăng lo ngại về sự gián đoạn trong sản xuất và vận chuyển lương thực. Điều này lý giải cho nguyên nhân giá lúa mì đã trải qua đợt biến động mạnh mẽ nhất kể từ tháng 11/2023.

Mặc dù không tác động trực tiếp tới thị trường lúa mì như tình hình xuất khẩu ở Biển Đen khi cuộc chiến giữa Nga – Ukraine diễn ra, nhưng rủi ro địa chính trị xung quanh vấn đề lương thực toàn cầu dự báo sẽ không sớm hạ nhiệt. Việc đảm bảo nguồn cung lúa mì trong tình trạng bất ổn là sẽ là ưu tiên của các quốc gia, dẫn tới nhu cầu dự trữ và các hạn chế xuất khẩu.

Đằng sau mối lo ngại về nguồn cung lương thực là nỗi ám ảnh mang tên “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra vào năm 2011. Nền kinh tế khó khăn, đời sống đắt đỏ, giá thực phẩm gia tăng đã tạo ra cuộc nổi dậy ở nhiều quốc gia Trung Đông và Bắc Phi. Cho đến giờ, những hậu quả từ sự kiện này vẫn đang tiếp diễn. Để tránh xa rủi ro này, các nhà nhập khẩu có thể sẽ gia tăng dự trữ lúa mì để đề phòng xung đột ngày càng mở rộng trong khu vực.

Thách thức đến từ hoạt động sản xuất

Được kỳ vọng sẽ bù đắp phần nào cho rủi ro thiếu hụt nguồn cung lúa mì toàn cầu nhưng các nước sản xuất lớn khác cũng đang phải đối mặt với các thách thức từ thời tiết. Tại Mỹ, quốc gia xuất khẩu khoảng 20 triệu tấn lúa mì mỗi năm, tương đương với 10% khối lượng thương mại toàn cầu đang gặp bất lợi do hiện tượng lạnh giá vào mùa xuân.

Theo báo cáo Crop Progress, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết chất lượng lúa mì vụ đông của nước này đã sụt giảm mạnh. Chỉ có ½ diện tích được đánh giá là tốt – tuyệt vời, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của giới phân tích.

Không chỉ Mỹ, các nước sản xuất lớn khác của châu Âu như Pháp, Đức và Ba Lan cũng đang phải đối mặt với rủi ro cây trồng bị thiệt hại sau giai đoạn ngủ đông. Lúa mì là loại cây trồng nhạy cảm với thời tiết lạnh, được bảo vệ trong suốt mùa đông nhờ có lớp tuyết bao phủ bên ngoài. Nhưng khi bước sang mùa xuân, các đợt lạnh xuất hiện trở lại sẽ khiến cho cây trồng không đủ sức chống chịu, khiến năng suất sụt giảm. Trước đó, do diện tích thu hẹp, khối EU dự kiến sẽ chỉ sản xuất lượng lúa mì thấp nhất kể từ năm 2020.

Giá lúa mì - một chỉ báo rủi ro của thị trường nông sản từ các cuộc xung đột chính trị
Sản lượng lúa mì của khối EU

Trong bối cảnh này, ông Quang Anh nhận định, nhu cầu dự trữ lúa mì nhằm đảm bảo an ninh lương thực nội địa tại nhiều quốc gia tiêu thụ, có khả năng đẩy thị trường lúa mì thế giới trở nên mong manh hơn. Hơn thế, với vị thế chiếm lĩnh thị trường hiện tại của Nga, rủi ro đối với lúa mì toàn cầu có thể không chỉ dừng lại ở việc gián đoạn thương mại, đặc biệt là khi mà tình hình sản xuất ở các nước khác chưa có dấu hiệu hồi phục.





Nguồn

Cùng chủ đề

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2024 cả nước nhập khẩu 468.999 tấn lúa mì, tương đương 131,4 triệu USD, giá trung bình 280,2 USD/tấn, giảm 6,9% về lượng và giảm 1,9% kim ngạch so với tháng 2/2024 nhưng giá tăng 5,3%. So với tháng 3/2023 cũng giảm 20,9% về lượng, giảm 39% kim ngạch và giảm 22,8% giá. Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng lúa mì nhập khẩu của...

Chỉ số hàng hoá MXV-Index suy yếu, thị trường nông sản đỏ lửa

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/4: Dòng tiền đầu tư hàng hóa đổ về thị trường nông sản Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 11/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng Lực bán chiếm ưu thế trên cả 4 nhóm mặt hàng kéo chỉ số MXV-Index đảo chiều sụt giảm 0,6% xuống còn 2.302 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 7.100...

Dòng tiền đầu tư hàng hóa tập trung ở nông sản và kim loại

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/3: Dòng tiền đầu tư đến thị trường nông sản gia tăng đột biến Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/4: Chỉ số giá hàng hoá tăng 6% trong quý I Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trong ngày đầu tiên của tháng 4, có 9 mặt hàng niêm yết trên các Sở LME, ICE EU và Singapore tạm ngưng giao...

Thị trường nông sản chờ đón gì trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ?

Thị trường nông sản tuần qua: Giá nông sản giao kỳ hạn diễn biến trái chiều Thị trường nông sản từ thực vật của ASEAN có tiềm năng đạt 290 tỷ USD Yếu tố dẫn dắt xu hướng sụt giảm này xuất phát từ triển vọng nguồn cung toàn cầu. Hai báo cáo quan trọng sắp được phát hành về thị trường nông sản Mỹ có thể sẽ hé mở phần còn...

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều đi xuống

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 26/3: Thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực Chốt ngày, chỉ số MXV-Index của 3/4 nhóm mặt hàng trong sắc đỏ kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,58% xuống 2.223 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở ở mức hơn 5.200 tỷ đồng. Giá lúa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức hội thảo trực tuyến toàn quốc ngày 23/4, về “Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể”. Tính đến hết năm 2023, cả nước có 30.698 hợp tác xã, 137 Liên hiệp hợp tác xã và 71.500 tổ hợp tác. Các hợp tác xã sau khi vay vốn đã sử dụng vốn vay đúng mục...

Giá vàng SJC quay đầu tăng 1,9 triệu, thị trường bán ra 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn 999.9 tiếp tục giảm sâu, bán ra dưới 77 triệu đồng/lượng Giá vàng nhẫn 999.9 “bốc hơi” 1,6 triệu, bán ra 75,48 triệu đồng/lượng Giá vàng trong nước Trong ngày 23/4, Ngân hàng Nhà nước đã cho đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC với giá tham chiếu 80,7 triệu đồng/lượng. Kết quả là Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Ngân hàng ACB...

Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Theo thông tin từ Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden trong sáng 24/4 sẽ ký dự luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine sau khi Lưỡng viện Quốc hội Mỹ phê chuẩn và đệ trình lên Nhà Trắng. Cơ quan báo chí Nhà Trắng cho biết thêm, sau khi dự luật được Tổng thống Mỹ phê chuẩn chính là tiền đề để nước này triển khai gói viện trợ quân sự mới cho Ukriane ngay...

Giá xăng dầu dự báo giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 25/4/2024

Giá xăng dầu hôm nay ngày 17/4/2024: Xăng tăng từ 378 - 416 đồng/lít; giá dầu giảm Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông Ngày mai (25/4) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95 và Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng...

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới sẽ được diễn ra vào ngày 26/4/2024 tại TP. Cần Thơ. Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới Dự kiến, đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công...

Bài đọc nhiều

Tháng 5/2023: Mitsubishi Xpander thống trị phân khúc MPV 7 chỗ

Đến thời điểm hiện tại, Mitsubishi Xpander vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc MPV 7 chỗ tại Việt Nam và tốt hơn 3 mẫu xe nhà Toyota cộng lại, là mẫu xe MPV duy nhất góp mặt trong top 10 xe bán chạy nhất trong tháng qua. Mitsubishi Xpander 2023 Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, thị trường ô tô Việt Nam tháng 5 đã có chiều hướng khởi...

Bibo Mart tiên phong lan tỏa lối sống xanh

Green Bibo - Vì một Trái đất xanhSáng Chủ nhật (21/04/2024), đông đảo cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Bibo Mart TM đã có mặt tại hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) để thu nhặt rác xung quanh hồ, phân loại và bỏ rác vào đúng nơi quy định. Các thành viên cũng phát tặng người dân xung quanh hồ những chiếc túi canvas để khuyến khích người dân giảm thiểu dùng túi nylon, bảo vệ môi...

Chính thức vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán KRX từ ngày 2/5

  Ảnh minh họa (Ảnh: M.P) Theo thông...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN Tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo kết quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị từ tháng 1/2022 đến nay; tập trung thảo luận, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập, đồng thời xác định một số nhiệm vụ...

Tháo gỡ vướng mắc trong thu hút đầu tư bằng hình thức đối tác công tư tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 24/4, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức Phiên Toàn thể Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2024 - Kỳ 1 “Đầu tư bằng hình thức đối tác công tư trong bối cảnh mới của...

Trang phục sắc hồng ‘ăn gian’ tuổi của Midu

Người đẹp được khán giả nhận xét trẻ so với tuổi thật. Midu tên thật là Đặng Thị Mỹ Dung, sinh năm 1989, quê TP HCM. Năm 2007, cô giành quán quân cuộc thi tuổi teen. Khi lấn sân diễn xuất, cô gây chú ý qua các phim như "Thiên thần áo trắng", "Thiên mệnh anh hùng", "4...

Mới nhất