Giá vàng trong nước hôm nay

Giá vàng trong nước rạng sáng nay ổn định và giao dịch ở mức gần 67 triệu đồng/lượng. Hiện tại, giá kim loại quý trong nước đang được niêm yết cụ thể như sau:

Giá vàng thương hiệu DOJI tại khu vực Hà Nội đang niêm yết ở mức 66,4 triệu đồng/lượng mua vào và 67 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng thương hiệu này đang mua vào mức tương tự nhưng bán ra thấp hơn 50.000 đồng so với khu vực Hà Nội.     

Giá vàng trong nước rạng sáng nay ổn định. Ảnh: thanhnien.vn 

Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang mua vào mức 66,45 triệu đồng/lượng và bán ra mức 67,07 triệu đồng/lượng. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự như ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng.

Vàng PNJ đang mua vào ở mức 66,45 triệu đồng/lượng và bán ra mức 66,95 triệu đồng/lượng. Vàng Bảo Tín Minh Châu đang niêm yết ở mức 66,47 triệu đồng/lượng mua vào và 66,98 triệu đồng/lượng bán ra. 

Giá vàng trong nước cập nhật 5 giờ 30 sáng ngày 24-6 như sau:

Vàng

Khu vực

Rạng sáng 23-6

Rạng sáng 24-6

Chênh lệch

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Đơn vị tính:

Triệu đồng/lượng

Đơn vị tính:

Nghìn đồng/lượng

DOJI

Hà Nội

66,4

67

66,4

67

TP Hồ Chí Minh

66,4

66,95

66,4

66,95

SJC

TP Hồ Chí Minh

66,45

67,05

66,45

67,05

Hà Nội

66,45

67,07

66,45

67,07

Đà Nẵng

66,45

67,07

66,45

67,07

PNJ

TP Hồ Chí Minh

66,45

67

66,45

66,95

-50

Hà Nội

66,45

67

66,45

66,95

-50

Bảo Tín Minh Châu

Toàn quốc

66,46

67,03

66,47

66,98

+10

-50

Giá vàng thế giới hôm nay

Giá vàng thế giới rạng sáng nay tăng nhẹ với vàng giao ngay tăng 6,2 USD lên mức 1.920,2 USD/ounce. Vàng tương lai tháng 8 giao dịch lần cuối ở mức 1.929,6 USD/ounce, tăng 5,9 USD so với rạng sáng ngày trước đó.

Vàng có được mức tăng khiêm tốn trong phiên giao dịch cuối của tuần khi báo cáo mới nhất cho thấy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng. Trong khi đó, ngành dịch vụ cũng hoạt động chậm lại.

Tháng 6 đang chứng tỏ là một tháng khó khăn đối với kim loại quý khi giá tiếp tục dao động gần mức thấp nhất kể từ đầu tháng 3. Vàng chịu áp lực khi các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới vẫn tiếp đường đua tăng lãi suất. Mới đây nhất, Ngân hàng Trung ương Anh đã gây bất ngờ với động thái tăng 50 điểm cơ bản. Ngân hàng trung ương của Na Uy cũng quyết định mức tăng tương tự và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ tăng 25 điểm cơ bản. Để hỗ trợ đồng tiền của mình, Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí đã nâng mạnh lãi suất chuẩn từ 8,5% lên 15%.

Lợi suất trái phiếu toàn cầu đang tăng lên, điều này đã tạo ra những cơn gió ngược cho tài sản không mang lãi suất như vàng. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, kim loại quý này vẫn đang được hỗ trợ lâu dài bởi một số yếu tố.

Trong nỗ lực hạ nhiệt lạm phát, các ngân hàng trung ương đang ráo riết tăng lãi suất để kìm hãm nền kinh tế. Các quan chức ngân hàng trung ương chỉ hy vọng rằng họ có thể hạ nhiệt lạm phát trước khi đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái. Tuy nhiên, có rất nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích cho rằng kịch bản “hạ cánh mềm” là hơi quá lạc quan.

Theo chiến lược gia trưởng về vàng George Milling-Stanley tại State Street Global Advisors, mối đe dọa thực sự về suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng trong dài hạn, ngay cả khi chúng điều chỉnh xuống thấp hơn trong mùa hè. Trong một cuộc phỏng vấn với Kitco News, Milling-Stanley nói rằng các nhà đầu tư nên tập trung vào vai trò dài hạn của vàng trong danh mục đầu tư chứ không phải chi phí cơ hội ngắn hạn của nó.

 Vàng thế giới đảo chiều tăng nhẹ. Ảnh: Kitco

Cùng với các nhà đầu tư bán lẻ, các ngân hàng trung ương tiếp tục đẩy mạnh nắm giữ vàng. Đơn cử, Ngân hàng trung ương Ba Lan đã đẩy dự trữ của mình lên mức kỷ lục khi mua 19 tấn vàng trong tháng 5 sau khi mua thêm 15 tấn trong tháng 4. Ngân hàng này hiện nắm giữ 263 tấn kim loại quý trong kho dự trữ ngoại hối của mình.

Các ngân hàng trung ương khác đã bổ sung vàng vào kho dự trữ của mình trong tháng 5 là Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (2 tấn), Ngân hàng Quốc gia Séc (1,8 tấn), Nga (3,1 tấn) và Ngân hàng trung ương Cộng hòa Kyrgyzstan (1,5 tấn).

Đối tác quản lý Leigh Goehring tại Goehring & Rozencwajg nhận xét rằng đồng USD có thể sắp mất vị trí là tiền tệ dự trữ. Goehring cho biết: “Những thay đổi về chế độ tiền tệ vào năm 1930, 1968 và 1998 đã kích thích mạnh mẽ giá cả hàng hóa và chúng tôi tin rằng sự thay đổi chế độ tiền tệ sẽ diễn ra trong thập kỷ này cũng vậy”.

Leigh dự báo nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương sẽ đẩy giá vàng vượt qua ngưỡng 2.000 USD/ounce.

Dự báo về mức bổ sung vàng của các ngân hàng trung ương trong tương lai, Giám đốc danh mục đầu tư Tavi Costa tại Crescat Capital cho biết trước đây vàng chiếm khoảng 40% dự trữ toàn cầu; ngày nay, con số đó là khoảng 15%. Ông lưu ý rằng các ngân hàng trung ương sẽ phải mua lượng vàng trị giá khoảng 3,2 nghìn tỷ USD để tăng mức trở lại mức 40 năm trước.

Với giá vàng trong nước ổn định và giá vàng thế giới neo ở mức 1.920,2 USD/ounce (tương đương gần 54,8 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện trên 12 triệu đồng/lượng.

TRẦN HOÀI