Trang chủDestinationsLào CaiGiải ngân gần 5.700 tỷ đồng vốn chương trình mục tiêu quốc...

Giải ngân gần 5.700 tỷ đồng vốn chương trình mục tiêu quốc gia


Ngày 26/6, tại tỉnh Tuyên Quang, Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023; triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2023 – 2025.

Giải ngân gần 5.700 tỷ đồng vốn chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 1

Các đồng chí chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc; Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và đại diện lãnh đạo 19 tỉnh khu vực miền núi phía bắc.

Giải ngân gần 5.700 tỷ đồng vốn chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 2

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Qua 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương. Các nguồn lực, chính sách của Chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh, tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hoạt động đào tạo nghề góp phần giải quyết việc làm ổn định cho một lực lượng lao động rất lớn trên địa bàn. Thông qua đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm. Công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục-đào tạo có những chuyển biến tích cực.

Đến ngày 31/5/2023, 19 tỉnh khu vực miền núi phía bắc đã giải ngân số vốn gần 5.700 tỷ đồng, đạt 21,46%.

Các tỉnh phấn đấu đến ngày 31/12/2023 hoàn thành các mục tiêu kế hoạch được giao như: Tỷ lệ xã có đường ô-tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt trung bình 99,2%; Tỷ lệ thôn có đường ô-tô đến trung tâm được cứng hóa đạt trung bình 91,7%; Tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt trung bình 90,1%; Tỷ lệ trạm y tế được xây dựng kiên cố đạt trung bình 92,3%; Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt trung bình 98,6%; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề đạt trung bình 54,7%; Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt trung bình 92,8%; Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt trung bình 92%…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai chương trình vẫn còn những khó khăn, hạn chế.

Việc phân bổ vốn tại các địa phương chậm, ảnh hưởng đến công tác thực hiện và giải ngân năm 2022, nhất là đối với các dự án quy mô lớn.

Việc xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình của một số địa phương, đơn vị, nhất là một số Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thời gian đầu ban hành còn chung chung, chưa sát với yêu cầu phát triển của địa phương hoặc do nhiệm vụ và giải pháp chưa gắn với thực tiễn nên phải điều chỉnh, bổ sung.

Nhiều địa phương chậm thực hiện báo cáo việc giao kế hoạch vốn, tiến độ ban hành kế hoạch, khối lượng nhiệm vụ triển khai và tiến độ giải ngân thực hiện.

Giải ngân gần 5.700 tỷ đồng vốn chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 3

Đồng chí Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang nhấn mạnh, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là một chủ trương lớn, một chương trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phát triển toàn diện về kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, củng cố và giữ vững niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.

Tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo, tập trung lãnh đạo, triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; ban hành các văn bản hướng dẫn, xây dựng các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách thể chế hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, chú trọng lồng ghép với các chương trình, dự án khác, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, đây là một chương trình mới, quy mô lớn, với nhiều nội dung dự án thành phần, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và tác động sâu rộng trong thực tiễn nên quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều nội dung mới; văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, đồng bộ; bộ máy quản lý, triển khai chương trình ở cơ sở chưa có kinh nghiệm, có việc chưa đáp ứng được yêu cầu.

Tại hội nghị các đại biểu đã tham luận đánh giá toàn diện, đầy đủ tình hình triển khai và kết quả thực hiện, những cách làm hay, sáng tạo, kinh nghiệm quý báu của các địa phương; làm rõ những khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân, để từ đó đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình trong thời gian tới.

Giải ngân gần 5.700 tỷ đồng vốn chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 4

Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc phát biểu kết luận Hội nghị.

Kết luận hội nghị, đồng chí Hầu A Lềnh nhấn mạnh, trên tinh thần nhìn thẳng vào những vướng mắc, lắng nghe ý kiến của cơ sở, những chia sẻ tại hội nghị lần này giúp gợi mở nhiều vấn đề để rút kinh nghiệm triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Đồng chí đề nghị, Ban Dân tộc các tỉnh cần nghiên cứu kỹ văn bản để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có chỉ đạo, hướng dẫn cấp cơ sở thực hiện đúng tiến độ và phát huy hiệu quả chương trình. Các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện. Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo tiến độ cụ thể, chi tiết.

Ủy ban Dân tộc tổng hợp các khó khăn, vướng mắc làm việc với các cơ quan liên quan để có giải pháp hướng dẫn cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao nhất.

Theo Báo Nhân Dân
null





Source link

Cùng chủ đề

Phát triển sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số trồng cà phê tại Sơn La

Trong 3 năm thực hiện, dự án SURE - Phát triển sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số trồng cà phê tại Sơn La dự kiến sẽ tiếp cận và nâng cao quyền năng...

“Vườn ươm doanh nghiệp” hỗ trợ sáng kiến khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số

Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” do Tổ chức Aide et Action (AEA) thực hiện đã đồng hành, giúp đỡ 78 mô hình khởi nghiệp kinh doanh, trong đó có hơn 50 dự án của thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai. 4.000 thí sinh tham gia Cuộc thi khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long 2023 GNI hỗ trợ thanh...

Lào Cai: các em học sinh khó khăn có thêm “mẹ đỡ đầu” yêu thương chăm sóc

Đồn Biên phòng Y Tý, Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai vừa ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn, là đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới. Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Đắk Lắk dành nhiều phần quà gửi tặng hộ gia đình khó khăn ...

Phát động cuộc thi “Phụ nữ Hà Tĩnh khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”

Thực hiện Kế hoạch của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, ngày 16/3/2024, Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh tổ chức phát động Cuộc thi “Phụ nữ Hà Tĩnh khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”. Đặc biệt,...

Tháng Ramadan – Tháng yêu thương của đồng bào dân tộc Chăm An Giang

Tháng Ramadan, đối với người Chăm tại An Giang có ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những lễ lớn nhất trong năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lên núi săn “đặc sản” thanh mai

Giữa mùa hè, vùng cao Y Tý vẫn mát mẻ dễ chịu như mùa thu vùng thấp khiến lữ khách phải mặc thêm áo khoác mỏng trên cung đường khám phá. Thời tiết Y Tý vốn đỏng đảnh, thất thường như tâm hồn thiếu nữ, trời đang nắng chói chang bỗng chuyển mưa. Chẳng thế mà chuyến luồn rừng săn “đặc sản” thanh mai của chúng tôi cùng nhóm cô gái dân tộc Hà...

Trao 300 triệu đồng tài trợ quỹ khuyến học cho 3 huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát

Ngày 12/8, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tổ chức trao tài trợ Quỹ khuyến học huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên, huyện Bát Xát. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trao tặng 300 triệu đồng cho quỹ khuyến học của 3 huyện. Với mong muốn dành sự quan tâm cho các hoạt động an sinh xã hội, góp phần ươm mầm và phát triển thế hệ...

Đồng loạt ra quân Ngày cao điểm Chiến sĩ tình nguyện vì văn minh đô thị, hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ...

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Tỉnh đoàn Lào Cai đồng loạt tổ chức ra quân ngày cao điểm Chiến sĩ tình nguyện vì đô thị văn minh và hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, giải quyết thủ tục hành chính. Sa Pa được lựa chọn là địa phương tổ chức hoạt động cấp tỉnh. Tỉnh đoàn trao tặng quà cho...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Lao Cai tourism: 7 million visitors in 2023

At this point, the number of visitors to Lao Cai has nearly reached the finish line for the whole year of 2023. With the cooperation between local authorities and businesses, people, Lao Cai tourism is changing and accelerating strongly after the negative impacts of the year affected by the Covid-19 pandemic. Tourism Development - Smokeless industry is identified by Lao Cai province as one of the four pillars of economic development of the province. In the period of 2016 -...

Sa Pa – the most beautiful small town in the world

In the introduction, the famous travel magazine Condé Nast Traveler wrote about the place they ranked 41/50: "Far from Vietnam's famous beach resorts, big cities and world heritage sites", Sa Pa is a relatively quiet mountain town located in Lao Cai province, northwest of Vietnam. Sa Pa is known for its majestic mountain scenery, amazing green terraced fields, breathtaking waterfalls and winding hiking trails, its wonderful climate. Let's try to find out and discover whether Condé Nast Traveler is exaggerating or...

Winter cloud paradise in Y Ty, Lao Cai

Winter comes as Y Ty has a beautiful romantic snowfalls like a movie, turning this highland of Lao Cai province into a "land of white snow" that attracts tourists. Snow hunting experience in Y Ty will definitely be an experience not to be missed during this winter trip. Brief introduction about Y Ty Y Ty is a highland commune in Lao Cai. This place is a familiar destination for Northwest tourists. Located at an altitude of 2000m above sea level and...

Khám phá chợ phiên Sín Chéng

⁣Con đường như dải lụa bên dãy núi đưa chúng tôi đến với vùng đất cổ Si Ma Cai thuộc tỉnh Lào Cai. Si Ma Cai là vùng đất có bao điều để khám phá bởi nét văn hóa riêng có của mình, trong đó chợ phiên là dời sống tinh thần không thể thiếu từ bao đời nay. Tìm về chợ phiên Sín Chéng – một bức tranh vùng cao của đồng bào các dân tộc luôn sôi...

Lên núi săn “đặc sản” thanh mai

Giữa mùa hè, vùng cao Y Tý vẫn mát mẻ dễ chịu như mùa thu vùng thấp khiến lữ khách phải mặc thêm áo khoác mỏng trên cung đường khám phá. Thời tiết Y Tý vốn đỏng đảnh, thất thường như tâm hồn thiếu nữ, trời đang nắng chói chang bỗng chuyển mưa. Chẳng thế mà chuyến luồn rừng săn “đặc sản” thanh mai của chúng tôi cùng nhóm cô gái dân tộc Hà...

Mới nhất

Tuần tra liên hợp khu vực biên giới Việt Nam-Trung Quốc

Đội tuần tra Đồn Biên phòng Thàng Tín (Hà Giang, Việt Nam) do Trung tá Nguyễn Huy Thái, Chính trị viên làm đội trưởng và phía Phân trạm Kiểm soát Biên phòng Mãnh Động và Đồn công an Mãnh Động (Trung Quốc) do đồng chí Hà Thu Hồng, Chính trị viên làm đội trưởng. Lực lượng tuần...

Những giọt máu ấm nồng ngày mưa rét

20/03/2024 | 17:57 TPO - Hướng tới kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), ngày 20/3, Huyện Đoàn Nghĩa...

Vì sao chuyên gia dự báo tiếp tục tăng?

Theo tờ Economic Times, giá vàng trong năm tài chính 2023-2024 tại Ấn Độ đã tăng 11%, gần gấp đôi so với chỉ số lạm phát bán lẻ 5,7% tại quốc gia này. So với thị trường quốc tế, giá vàng Ấn Độ cũng đã tăng trưởng vượt trội so với mức tăng trưởng 10% của giá...

Mới nhất