Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo dục "chuyển mình" để đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội...

Giáo dục “chuyển mình” để đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và cạnh tranh thực chất

Ngành Giáo dục cần khắc phục bất cập, để đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập và cạnh tranh thực chất.

Giáo dục
TS. Bùi Phương Việt Anh cho rằng, ngành Giáo dục cần khắc phục những bất cập để có thể đáp ứng đổi mới. (Ảnh: NVCC)

Đó là quan điểm của TS. Bùi Phương Việt Anh, Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổ chức giáo dục EAS Việt Nam với Báo Thế giới và Việt Nam xung quanh những tồn tại của ngành Giáo dục Việt Nam thời gian qua.

Là một chuyên gia giáo dục, ông đánh giá thế nào về bức tranh giáo dục Việt Nam trong năm qua?

Trong năm qua với việc chúng ta tổng kết thực hiện 10 năm Nghị quyết TƯ 29 về đổi mới giáo dục đã phác hoạ bức tranh giáo dục của chúng ta khá sắc nét với 7 thành tựu và 8 vấn đề cần giải quyết. Đó là những điều chúng ta kỳ vọng.

Tuy nhiên, ở góc nhìn quản trị thì Nghị quyết 29 vẫn chưa thực sự đi vào thực tế hiệu quả như kỳ vọng. Việc chúng ta tạo ra một hệ sinh thái giáo dục còn chưa đồng bộ. Từ đó, bức tranh giáo dục còn nhiều mảng tối và nhiều khoảng cách thực thi cũng như khoảng cách truyền thông.

Theo ông, ngành Giáo dục còn tồn tại những vấn đề gì cần tháo gỡ?

Như tôi nói trên, ngành Giáo dục còn khá nhiều “bất cập” như chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập và cạnh tranh thực chất. Cho nên, trong 8 vấn đề tồn đọng như: việc tạo lập cơ chế và hệ sinh thái không đồng bộ, việc truyền thông chưa thực chất nên không hiệu quả. Vai trò giáo dục rất mờ nhạt trong hệ sinh thái quản trị và vận hành.

Đồng thời, mô hình và hệ thống chưa theo kịp đổi mới và còn nặng hình thức. Chưa cải cách được giá và chính sách giá đối với dịch vụ đặc thù này nên người học chưa được hưởng dịch vụ giáo dục chất lượng cao với giá thành hợp lý. Thậm chí, các chính sách tạo công bằng như miễn học phí cho người yếu thế hoặc đối tượng mục tiêu các cấp ban đầu.

“Giáo dục có vị thế rất quan trọng trong phát triển của mỗi quốc gia và phát triển quyền lực mềm đất nước. Tuy nhiên, nó cần phải là một nền giáo dục đổi mới và thích ứng thay vì gò ép theo chủ quan”.

Chất lượng và cơ cấu đội ngũ không đảm bảo với mục tiêu đề ra. Chất lượng sản phẩm giáo dục còn yếu, chưa thể hội nhập chủ động và thực chất. Chưa tận dụng hết nguồn lực cho đầu tư giáo dục cũng như tăng ngân sách cho giáo dục để đạt kỳ vọng.

Việc phát triển đội ngũ nhà giáo quan trọng thế nào trong việc tạo ra những con người hạnh phúc, thích ứng và cạnh tranh thành công trong thời đại số hiện nay, theo ông?

Mục tiêu đổi mới và hội nhập cũng như cạnh tranh cần đội ngũ đồng bộ, có chất lượng và thái độ cao, tích cực. Bên cạnh đó, môi trường giáo dục cần tạo niềm tin và hạnh phúc cho cả người học lẫn người làm giáo dục. Bởi vậy, phát triển đội ngũ nhà giáo có thể được coi là vấn đề quan trọng, then chốt cùng với chương trình và chiến lược phát triển của giáo dục. Việc kỳ vọng phát triển đội ngũ trong cạnh tranh và đáp ứng chuyển đổi số trong thời gian ngắn mà chưa thực sự có chiến lược là gượng ép.

Ông có kỳ vọng gì về bức tranh giáo dục của Việt Nam trong năm 2024?

Giáo dục có vị thế rất quan trọng trong phát triển của mỗi quốc gia và phát triển quyền lực mềm đất nước. Tuy nhiên, nó cần phải là một nền giáo dục đổi mới và thích ứng thay vì gò ép theo chủ quan. Nếu làm được điều đó, giáo dục sẽ là một bức tranh sáng cho Việt Nam, đồng thời có thể tăng nguồn thu ngoại tệ nếu giáo dục của chúng ta đáp ứng được nhiệm vụ phát triển của nó.

Để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới, theo ông, ngành Giáo dục Việt Nam cần phải làm gì?

Để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ việc tái cấu trúc nền kinh tế để xây dựng hệ sinh thái giáo dục tốt, hiệu quả đến việc xác định mục tiêu, triết lý giáo dục. Đặc biệt, thay đổi phương thức đánh giá, có học liệu hiệu quả cho một nền giáo dục thực chất.

Cần thực hiện tự chủ giáo dục gắn với việc thực hiện đào tạo, giáo dục nhiều tầng, bậc. Trong đó, cần đầu tư cho những hạng mục mà Nhà nước nắm giữ cũng như thúc đẩy nghiên cứu và phát triển giáo dục khai phóng gắn với chuyển đổi số và công nghệ. Từ đó, để hội nhập và phát triển cùng với mục tiêu đưa Việt Nam theo kịp các nước tiên tiến về giáo dục. Ngoài ra, cần phải có cơ chế hợp lý trong sử dụng ngân sách cũng như phát triển đội ngũ giáo viên ngang tầm với nhiệm vụ trong tình hình mới. Bản thân nhà giáo cũng phải cập nhật kiến thức, tìm tòi và sáng tạo không ngừng để theo kịp xu hướng phát triển.

Có kinh nghiệm quốc tế gì mà chúng ta có thể học hỏi?

Khẳng định giáo dục nơi nào trên thế giới cũng có mạnh, yếu tuy nhiên do quản trị và năng lực điều hành mà sự phát triển cũng khác nhau. Nó bắt nguồn từ hệ thống chính trị đến bộ máy và cơ chế, sứ mệnh và tầm nhìn, tạo ra những đột phát trong phát triển kinh tế và đổi mới xã hội. Điều này cũng được Singapore thực hiện khá bài bản và giáo dục thực sự là công cụ để phát triển.

Dưới góc nhìn của tôi, giáo dục cần “mở”, liên thông và thực sự chủ động trong xây dựng, đổi mới và thực thi sứ mệnh của nó. Nhân dân và người học cần phải hiểu được nhiệm vụ học tập không chỉ đem lại kiến thức cho người học mà còn cách mạng nền kinh tế. Đây là bài học mà Nhật Bản đã thực hiện nhiều năm trước.

Xin cảm ơn ông!

TS. Bùi Phương Việt Anh hiện là Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổ chức giáo dục EAS Việt Nam, tác giả của Học thuyết Kinh tế tổng thể và Chuẩn nhân lực quốc tế (EAS IHHRM G23.0).

Tốt nghiệp Thạc sĩ tại Đại học Victoria (Australia), nghiên cứu Tiến sĩ Quản trị chiến lược tại Đại học Horizons (Pháp), ông Việt Anh cũng được biết đến như một nhà quản trị thực tế.

Là chuyên gia tư vấn và đào tạo lãnh đạo cấp cao quốc tế, ông Bùi Phương Việt Anh mong muốn dẫn dắt giới trẻ đến với giáo dục tiên tiến nhất thế giới ngay tại Việt Nam.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mở rộng hợp tác giữa Việt Nam-Philippines trong lĩnh vực giáo dục

Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Philippines, mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh cũng như văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân, đồng thời, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới trên kênh nghị viện. Phó Chủ...

Việt Nam là một điển hình thành công nhờ hội nhập mạnh mẽ

Đề nghị Argentina thúc đẩy đàm phán FTA giữa Việt Nam và Khối thị trường chung Nam Mỹ Argentina mong muốn xuất khẩu thịt lợn sang Việt Nam Chiều ngày 20/3, Đại sứ quán Argentina tại Hà Nội tổ chức buổi họp báo kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina - bà Diana Mondino. ...

Vì sao Phần Lan được xếp vị trí số 1 về chỉ số hạnh phúc?

Địa chỉ tòa soạn Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Địa chỉ liên...

Chiến lược giáo dục: Tạo lập thế hệ người Việt Nam mới sống lương thiện, giàu khát vọng

Giáo dục là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tếĐánh giá chiến lược có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Phó thủ tướng lưu ý cần kiên trì thực hiện quan điểm, mục tiêu trong Nghị quyết 29 về cơ sở giáo dục, đào tạo, người dạy, người học... Từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Bài đọc nhiều

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Nữ sinh viên theo lối sống tối giản xài 25 triệu đồng/tháng gây sốt trên mạng

"Các khoản chi của tôi đều chính đáng, không tiêu xài phung phí"Chia sẻ thêm về clip "Sinh viên chi bao nhiêu tiền 1 tháng?" đang gây sốt trên mạng xã hội, Thư xác nhận những nội dung trong clip là thật. "Trước đây tôi từng ở thuê căn hộ dịch vụ, chung cư có nhiều người ở với chi phí thuê...

Mới nhất

Khu nghỉ dưỡng Hoiana đồng hành với Quảng Nam trên hành trình xanh

Khu nghỉ dưỡng Hoiana đồng hành với Quảng Nam trên hành trình xanhKhông chỉ kiến tạo một khu du lịch đẳng cấp thế giới, Hoiana luôn đồng hành với tỉnh Quảng Nam trên hành trình phát triển xanh, bền vững. Khu nghỉ dưỡng Hoiana là một dự...

HAGL Group đổi màu logo; Thế giới Di động đặt mục tiêu hồi phục; Mỏ Núi Pháo khai thác trở lại

HAGL Group đổi màu logo; Thế giới Di động đặt mục tiêu hồi phục; Mỏ Núi Pháo khai thác trở lạiCảng quốc tế Long An hợp tác với công ty cung cấp dịch vụ cảng hàng đầu Philippines; HAGL Group đổi màu logo; Thế giới Di động đặt mục tiêu hồi phục; Mỏ Núi Pháo khai thác trở...

Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Chúc mừng các gương mặt trẻ được tuyên dương về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian vừa qua, phát biểu tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự...

‘Dư vị miền xưa’ – ký ức vùng sông nước Nam bộ

Dấu ấn văn hóa Nam bộ và ký ức chèo xuồng, nấu rượu, nuôi heo, món ngon ngày lũ tràn đồng được tái hiện trong "Dư vị miền xưa". Sáng 23/3, tác giả Trần Minh Thương (bút danh Thạch Ba Xuyên) có buổi giao lưu tại đường sách thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, xoay quanh chủ đề Vấn...

Mới nhất