Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHai năm loay hoay dạy môn tích hợp

Hai năm loay hoay dạy môn tích hợp


Sau hai năm dạy tích hợp, nhiều trường học vẫn để giáo viên môn nào dạy môn đó, đến kỳ kiểm tra thì cùng ra đề rồi ghép lại, tự thỏa thuận điểm.

Nhìn thời khóa biểu năm học mới, cô Huyền, giáo viên môn Lý ở Hà Nam, thở dài. Là giáo viên Vật lý duy nhất trong trường, cô Huyền có tuần chỉ dạy 10 tiết, nhưng có tuần gần 30 tiết. Việc này do có thời điểm cả ba khối lớp (6, 7, 8) cùng học Vật lý trong môn Khoa học tự nhiên.

Theo chương trình mới, từ năm 2021, học sinh THCS không học Sinh học, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý riêng lẻ mà học Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, gọi là môn tích hợp. Về lý thuyết, môn này chỉ cần một giáo viên đảm nhận nhưng vì không có người chuyên trách, trường cô Huyền phân công giáo viên môn nào dạy môn đó.

Theo cô, giáo viên phải học bốn năm để dạy một môn, giờ phải dạy thêm hai môn “không khác gì đánh đố”. Cô Huyền từng dạy thử cả Hóa và Sinh học nhưng không tự tin và chỉ sợ học sinh hỏi bài.

“Khi đi học, tôi theo khối A00 (Toán, Lý, Hóa) nên nhiều kiến thức Sinh tôi không nhớ”, cô giáo bày tỏ.

Các trường học khác cũng đang loay hoay. Theo nhiều giáo viên, môn tích hợp làm ảnh hưởng đến cả việc giảng dạy và học tập của thầy trò, bố trí thời khóa biểu, kiểm tra, đánh giá.

Hiệu trưởng một trường học ở Quảng Trị nói phải gọi Khoa học Tự nhiên hay Lịch sử và Địa lý là “môn ghép” chứ không phải môn tích hợp. Ở trường ông, giáo viên môn nào dạy phần đó. Đến kỳ kiểm tra thì căn theo khối lượng kiến thức, mỗi giáo viên ra đề phần của mình rồi ghép lại.

“Đề trắc nghiệm thì ai chấm cũng được, tự luận thì giáo viên nào chấm phần đó, vào điểm thì tự thỏa thuận”, ông nói, thêm rằng trường phải phân công một người chuyên sắp thời khóa biểu.

Tương tự, ở trường THCS Bùi Quang Mại, huyện Đông Anh, Hà Nội, phó hiệu trưởng Nguyễn Khả Đống cho biết năm đầu dạy tích hợp, trường bố trí giáo viên dạy các bài học theo thứ tự trong sách, tới bài của giáo viên nào thì người đó dạy. Năm vừa rồi, học sinh được học rời lần lượt từng môn Lý, Hóa, Sinh. Vì thế, giáo viên có khi một tuần dạy 32 tiết nhưng có khi lại thiếu giờ.

Năm nay, ông Đống cho biết các trường được chủ động chọn cách dạy tùy điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất. “Chắc chúng tôi sẽ áp dụng cách mà năm đầu tiên đã làm”, ông Đống nói. Cách này phần nào cân đối được số giờ dạy một tuần của thầy cô.

Trong buổi gặp gỡ với giáo viên cả nước hồi giữa tháng 8, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, thừa nhận dạy tích hợp là là một trong những khó khăn nhất khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, là “điểm vướng, nghẽn, khó”.





Học sinh lớp 6, trường THCS Nguyễn Tri Phương, Hà Nội, trong một buổi học tháng 2/2022. Ảnh: Giang Huy

Học sinh lớp 6, trường THCS Nguyễn Tri Phương, Hà Nội, tháng 2/2022. Ảnh: Giang Huy

PGS.TS Chu Cẩm Thơ, trưởng Ban nghiên cứu Đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho rằng nguyên nhân chính của việc này là điều kiện dạy học chưa đảm bảo. Hầu hết trường chưa được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, giáo viên và học sinh dạy chay, học chay, không được làm thí nghiệm hay thực hành nên không thể hình dung thế nào là tích hợp.

Ngoài ra, nhiều nơi thiếu nhân lực, trong đó có giáo viên dạy tích hợp. Các trường đại học Sư phạm như Thái Nguyên, Hà Nội 2, Huế, Đà Nẵng, TP HCM đã tuyển sinh ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Lịch sử – Địa lý, nhưng chưa có sinh viên tốt nghiệp.

Cuối tháng 7/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp cấp THCS, thời lượng 20-36 tín chỉ. Giáo viên có thể theo học ở các trường có khoa sư phạm, kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc tự đóng. Sau khoảng 6 tháng, họ được cấp chứng chỉ.

Tuy nhiên, tại Hội nghị Tổng kết năm học 2022-2023 hôm 18/8, bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho rằng “không thể vài tháng bồi dưỡng chứng chỉ mà dạy được”, cần có giáo viên chuyên trách, được đào tạo bài bản.

“Ngành giáo dục phải đầu tư cho khối sư phạm thật cẩn thận”, bà Doan nhấn mạnh.





Học sinh trường THCS Hà Huy Tập, TP HCM, trong buổi trải nghiệm tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh, tháng 12/2021. Ảnh: Fanpage nhà trường

Học sinh trường THCS Hà Huy Tập, TP HCM, trong buổi trải nghiệm tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh, tháng 12/2021. Ảnh: Fanpage nhà trường

Dù vậy, không ít trường học đang dần bắt nhịp được với dạy tích hợp.

Cô Hứa Thị Diễm Trâm, hiệu trưởng THCS Hà Huy Tập, TP HCM, cho biết trường đã tổ chức các buổi thảo luận, cùng đọc sách cho giáo viên đơn môn. Các thầy cô luyện tập dạy chéo môn rồi góp ý cho nhau. Việc này diễn ra cả trong dịp hè.

“Nhờ những buổi này, giáo viên Lịch sử mới biết xoay quả địa cầu về hướng nào cho đúng, còn giáo viên Địa lý cũng nắm được cách triển khai một bài giảng Lịch sử. Những thứ tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng nếu giáo viên không biết thì sẽ dạy sai, không tự tin khi đứng lớp”, cô Trâm nói.

Để đồng hành, ban giám hiệu lắng nghe, hỗ trợ tài liệu cho giáo viên. Theo cô Trâm, các trường nên giảm bớt đầu việc máy móc hay bắt giáo viên làm sổ sách, báo cáo để họ tập trung vào chuyên môn.

“Khó đến đâu thì lãnh đạo và giáo viên cùng gỡ, quan trọng là dám làm, đồng hành và chia sẻ với nhau”, cô Trâm nói, cho biết 31 giáo viên đơn môn không còn “sợ” tích hợp như hai năm trước.

Trong hội thảo về dạy tích hợp hôm 27/8 do Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới tổ chức, ông Trịnh Ngọc Hải, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Than Uyên, Lai Châu, cho biết cả huyện chỉ có hai giáo viên Lịch sử và Địa lý, còn Khoa học tự nhiên không có ai, nhưng “tinh thần là vừa làm, vừa gỡ khó”.

Theo ông, Phòng đã thành lập tổ chuyên môn cốt cán, kết nối giáo viên giỏi. Hàng tháng, tổ này tới từng trường để dự giờ, chia sẻ kinh nghiệm hoặc dạy minh họa. Các hoạt động bồi dưỡng liên môn cũng được tổ chức nhiều hơn, kết hợp đưa thầy cô tới các trường triển khai tốt môn tích hợp để học hỏi.

Giữa tháng 8, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói “khả năng cao” sẽ điều chỉnh các môn tích hợp.

Bà Chu Cẩm Thơ cho rằng rất đáng tiếc nếu môn tích hợp bị tách về từng đơn môn, bởi dạy tích hợp là chủ trương đúng, giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực như mục tiêu của chương trình mới. Theo bà, các trường nên được tạo điều kiện để tự chủ việc này. Trường nào đang làm tốt thì khuyến khích tiếp tục, nơi khó khăn cần được hỗ trợ.

Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh, chuyên gia Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP HCM, cũng tán thành phương án này.

“Không nên lo ngại về việc mỗi nơi một kiểu, bởi trường học càng sáng tạo, linh hoạt thì học sinh sẽ năng động, thành công hơn”, ông nói.

Tuy nhiên, ông cho rằng việc tách môn chỉ nên áp dụng với lớp 9 – lứa tuổi các em đã có định hướng, còn khối 6, 7, 8 nên duy trì dạy tích hợp để phát huy tối đa mục tiêu của chương trình mới.

Còn cô Huyền, giáo viên Vật lý ở Hà Nam, rất trông chờ việc tách môn. Cô cho rằng lên THPT, học sinh vẫn học từng môn lẻ, tại sao THCS lại tích hợp, gây “phức tạp và mệt mỏi”.

“Thế hệ sau này được đào tạo chính quy sẽ làm tốt hơn. Còn hiện tại tôi cho rằng không thể cứ dạy và lạc quan như vậy được”, cô Huyền nói.

Thanh Hằng




Source link

Cùng chủ đề

Ông Putin: Nga sẽ trừng phạt tất cả người liên quan vụ khủng bố nhà hát

Tổng thống Putin gọi vụ tấn công ở nhà hát Crocus là "hành vi khủng bố man rợ" và cam kết trừng phạt mạnh tay tất cả người liên quan. "Hôm nay tôi sẽ phát biểu liên quan hành động khủng bố đẫm máu, man rợ mà nạn nhân là hàng chục người dân vô tội", Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trên truyền hình ngày 23/3. "Toàn bộ 4 nghi phạm vụ tấn công khủng bố đã...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Việt Nam chia buồn về vụ khủng bố tại Nga

Việt Nam gửi điện chia buồn đến Nga sau vụ tấn công tại nhà hát ở ngoại ô Moskva khiến hơn 60 người thiệt mạng, đồng thời lên án mạnh mẽ hành vi tấn công khủng bố. Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Nga Vladimir Putin sau vụ tấn công khủng bố tối 22/3 tại buổi hòa nhạc ở trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva khiến nhiều...

Lương tối thiểu được đề xuất tăng 200.000-280.000 đồng

Lương tháng của lao động trong doanh nghiệp có thể tăng 200.000-280.000 đồng (6%) tùy vùng, điều chỉnh cùng lúc cải cách lương khu vực nhà nước, từ ngày 1/7. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến bộ ngành dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với lao động làm việc theo hợp đồng. Bộ này đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu tháng và giờ thêm 6% so với hiện...

Có thể giải thể trường đại học không đạt chuẩn

Từ nay tới năm 2028, các trường đại học phải đạt tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục, nếu không có thể bị đình chỉ tuyển sinh và giải thể. Thông tin được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nêu tại Hội nghị tập huấn triển khai thông tư 01 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học, ngày 22/3.Thông tư này được Bộ ban hành hồi tháng 2 với 6 tiêu chuẩn để bảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doãn Hải My lần đầu đăng ảnh bầu

Người đẹp Doãn Hải My nói hạnh phúc khi mang thai con đầu lòng năm Rồng, lần đầu đăng ảnh bầu bên chồng - cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Tối 23/3, Doãn Hải My lần đầu xác nhận tin vui sau bốn tháng kết hôn với Đoàn Văn Hậu. "Tôi hạnh phúc xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ trong lần đầu làm mẹ", người đẹp nói. Doãn Hải My và chồng trong bộ ảnh công bố tin vui, tung tối...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Rừng hoa đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Pu Ta Leng

LAI CHÂU-Hoa đỗ quyên nhiều màu sắc đang nở rực rỡ trên đỉnh Pu Ta Leng, tạo nên khung cảnh "như cổ tích", thu hút khách trekking. Đỉnh Pu Ta Leng, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm ở huyện Tam Đường, cách thành phố Lai Châu khoảng 20 km. Pu Ta Leng cao 3.049 m, là đỉnh núi cao thứ ba đã được khám phá ở Việt Nam, sau Fansipan (3.143 m, Lào Cai) và Pu Si Lung (3.083 m, Lai...

Bài đọc nhiều

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Bất ngờ ‘tiết học’ liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Vì sao là Dấu ấn rồng bay?"Dấu ấn rồng bay" là một dự án học tập liên môn (toán -...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất