Trang chủChính trịNgoại giao‘Hiệp ước về Biển cả’

‘Hiệp ước về Biển cả’


Phiên thứ năm Hội nghị liên chính phủ về xây dựng văn kiện pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia.
Liên hợp quốc đạt thỏa thuận về sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc)

Tại sao lại gọi văn kiện này là “Hiệp ước về Biển cả”, thưa Thứ trưởng?

Tên chính thức của văn kiện này là Văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia. Đây là văn kiện thứ ba trong khuôn khổ Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (LHQ) năm 1982, sau Hiệp định thực thi phần XI của Công ước (1994) và Hiệp định về đàn cá di cư (1995).

Vùng biển ngoài quyền tài phán quốc gia nói cách khác chính là phần biển cả rộng lớn ngoài vùng đặc quyền kinh tế và đáy biển ngoài thềm lục địa của các nước. Trên vùng biển quốc tế này, theo Công ước Luật Biển 1982, các nước có quyền tự do đánh cá, song khoáng sản dưới đáy biển thì được coi là di sản chung của nhân loại, việc khai khoáng phải thực hiện theo một cơ chế cấp phép và chia sẻ lợi ích của toàn thể các quốc gia.

Tuy nhiên, Công ước Luật Biển 1982 chưa điều chỉnh về một nguồn lợi mới, đó là nguồn gien biển của các loài sinh vật chỉ sống ở những vùng nước sâu và xa bờ. Hiện nay, hầu như chỉ có các nước phát triển và các công ty tư nhân sở hữu công nghệ biển và công nghệ sinh học hàng đầu, với nguồn tài chính dồi dào mới có khả năng thu thập nguồn gien biển và phát triển ứng dụng đem lại lợi nhuận, trong khi chưa có văn kiện quốc tế nào quy định cho họ nghĩa vụ chia sẻ lợi ích cũng như bảo tồn biển.

Văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia điều chỉnh việc khai thác, bảo tồn, chia sẻ lợi ích từ nguồn gien biển tại một vùng biển rộng lớn, trong một lĩnh vực đầy tiềm năng. Văn kiện này xứng đáng với tên gọi là “Hiệp ước về Biển cả”.

Việt Nam tham gia xây dựng Văn kiện với mong muốn “trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an toàn… tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương”. 

Khoảnh khắc các quốc gia đạt được thỏa thuận, Chủ tịch hội nghị , bà Rena Lee đã bật khóc khi thông báo “con tàu đã tới bến bờ”, phải chăng thành quả lịch sử này đã đi qua một hành trình không dễ dàng để có được, thưa Thứ trưởng?

Tại Hội nghị của LHQ về Phát triển bền vững năm 2012, các nước đã cam kết “xử lý khẩn cấp […] vấn đề bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vùng ngoài quyền tài phán quốc gia, trong đó bao gồm quyết định về xây dựng một văn kiện quốc tế trong khuôn khổ Công ước Luật Biển của LHQ”. Tới năm 2017, sau hai năm làm việc của Ủy ban trù bị, Đại hội đồng LHQ ra nghị quyết triệu tập Hội nghị Liên chính phủ để xây dựng văn kiện, phiên họp đầu tiên diễn ra tháng 9/2018, tới nay đã trải qua năm phiên họp.

Trọng tâm của thương lượng suốt nhiều năm qua xoay quanh các khác biệt giữa các luồng quan điểm về khai thác và bảo tồn, giữa khuyến khích nghiên cứu, khai thác và xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ, chia sẻ lợi ích công bằng, trong đó, nhiều lúc các nước phát triển và các nước đang phát triển thể hiện lợi ích, quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau.

Các cuộc thương lượng thu hút sự tham gia của hầu hết các nước thành viên LHQ, kể cả các nước không có biển hoặc không phải là thành viên Công ước Luật Biển 1982. Các cuộc họp luôn diễn ra với cường độ cao, diễn biến phức tạp, đặc biệt là Phiên họp thứ năm (kéo dài) vừa rồi đã kết thúc bằng 36 giờ làm việc không nghỉ.

Là một quốc gia biển, “thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” – như Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhận định – Việt Nam tích cực tham gia tiến trình thương lượng này ngay từ đầu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã chủ trì thành lập Đoàn liên ngành phối hợp với Phái đoàn Việt Nam tại LHQ tham dự tích cực tất cả các phiên họp. Trong quá trình thương lượng, ngoài phối hợp lập trường, thúc đẩy lợi ích chung của các nước đang phát triển, chúng ta còn đặc biệt quan tâm và đóng góp ý kiến đối với các nhóm vấn đề như Xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ, Khu bảo tồn biển, Các vấn đề xuyên suốt.

Kết quả Hội nghị, tại Phiên họp thứ năm (kéo dài) vừa qua, các nước đã thống nhất được gói thỏa thuận về các nội dung (i) Chia sẻ lợi ích từ nguồn gien biển, (ii) biện pháp phân vùng bảo tồn biển, (iii) đánh giá tác động môi trường, (iv) xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ, (v) thành lập và vận hành của các cơ quan, thể chế để thực hiện văn kiện, giải quyết tranh chấp, cơ chế tài chính…

Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của văn kiện này đối với cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng?

Thành công của Phiên thương lượng thể hiện quyết tâm chính trị của các quốc gia trong việc đạt được một văn kiện nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học biển tại biển cả. Đây là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển, trong bối cảnh thực hiện Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là Mục tiêu phát triển bền vững số 14 (SDG 14) về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và tài nguyên biển. Dự thảo văn kiện là bước phát triển quan trọng trong việc thực thi Công ước LHQ về Luật Biển 1982 – khung pháp lý cho mọi hoạt động trên các vùng biển và đại dương.

Đoàn liên ngành Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc làm trưởng đoàn đã tham gia tích cực và đóng góp thực chất vào tiến trình thương lượng tại Hội nghị.
Đoàn liên ngành Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc làm trưởng đoàn đã tham gia tích cực và đóng góp thực chất vào tiến trình thương lượng tại Hội nghị. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc)

Việt Nam tham gia xây dựng văn kiện với mong muốn “trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an toàn… tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương”.

Tất cả các nước cũng đều đến với Hội nghị với mong muốn riêng của mình. Khó có văn kiện đa phương nào đáp ứng được hoàn toàn mong muốn của tất cả các nước hoặc riêng một nước nào, tuy nhiên về cơ bản nội dung Văn kiện đem lại thêm nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển.

Thực tế là từ trước đến nay chưa có hiệp định nào điều chỉnh chi tiết việc bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển khơi và chia sẻ lợi ích liên quan. Với nội dung gói thỏa thuận vừa đạt được, văn kiện này mở ra khả năng cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam tận dụng các biện pháp xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ cũng như nguồn lực tài chính của quỹ chia sẻ lợi ích từ nguồn gien biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia để “tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến”, “đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao”, từ đó “phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học”, như các mục tiêu mà Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra.

Khó có văn kiện đa phương nào đáp ứng được hoàn toàn mong muốn của tất cả các nước hoặc riêng một nước nào, tuy nhiên về cơ bản nội dung Văn kiện đem lại lợi ích cho các nước đang phát triển.

Như vậy, công việc tiếp theo Phiên họp này là gì, thưa Thứ trưởng?

Dự kiến, Hội nghị Liên chính phủ sẽ báo cáo Đại hội đồng về kết quả Phiên họp thứ năm (kéo dài) vừa qua về việc thành lập Nhóm làm việc về hoàn chỉnh kỹ thuật pháp lý nội dung văn kiện, dịch ra các thứ tiếng của LHQ và triệu tập thêm một Phiên làm việc được gọi là Phiên họp thứ năm (tiếp nối) để thông qua dự thảo văn kiện bằng sáu ngôn ngữ chính thức của LHQ. Các công việc chuẩn bị thường mất khoảng ba tháng, do đó khoảng cuối tháng Năm, đầu tháng Sáu năm nay các nước sẽ có dịp chính thức bày tỏ ý kiến của mình đối với việc thông qua văn kiện.

Tiến trình thương lượng văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia đã sắp hoàn thành, chuyển sang giai đoạn mở ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập và thực hiện.

Song, nhiều tiến trình thương lượng khác đang mở ra cho các văn kiện pháp lý quốc tế đa phương quan trọng xử lý vấn đề toàn cầu, như Công ước về Rác thải nhựa, Hiệp định về Dịch bệnh… Các văn kiện đó thuộc lĩnh vực chuyên môn khác nhau nhưng đều có những điểm chung là: sẽ thiết lập “luật chơi” toàn cầu; đụng chạm tới lợi ích sát sườn của các quốc gia; mang tính chất pháp lý, chính trị quốc tế sâu sắc; và đòi hỏi sự tham gia tích cực, chủ động của ta.

Với kinh nghiệm từ tiến trình thương lượng văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, chúng tôi cho rằng vai trò tích cực của các bộ, ngành chủ trì, cũng như sự phối hợp của Bộ Ngoại giao về luật pháp quốc tế, chính trị – ngoại giao quốc tế là then chốt để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của đất nước trong tiến trình thương lượng các văn kiện pháp lý quốc tế thời gian tới; thực hiện chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương theo Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư.

Toàn vẹn vai trò nền tảng và giá trị phổ quát trong quản trị biển và đại dương Toàn vẹn vai trò nền tảng và giá trị phổ quát trong quản trị biển và đại dương

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Báo Thế giới và Việt Nam xin trân trọng …

Việt Nam đại diện hơn 40 nước khẳng định Công ước Luật Biển 1982 có ý nghĩa lịch sử với nhân loại Việt Nam đại diện hơn 40 nước khẳng định Công ước Luật Biển 1982 có ý nghĩa lịch sử với nhân loại

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh UNCLOS có những ý nghĩa lịch sử đối với cả nhân loại, đánh dấu một cột mốc quan …

Công ước UNCLOS 1982: Đóng góp của Việt Nam về phân định biển Công ước UNCLOS 1982: Đóng góp của Việt Nam về phân định biển

Trung thành với Công ước UNCLOS 1982, Việt Nam là nước thành công trong khu vực Đông Nam Á, giải quyết các tranh chấp biển …

Công tác biên giới lãnh thổ: Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc Công tác biên giới lãnh thổ: Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc

Nhân dịp đầu Xuân 2023, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời …

Liên hợp quốc đạt được thoả thuận lịch sử về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển Liên hợp quốc đạt được thoả thuận lịch sử về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển

Đoàn liên ngành Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc làm trưởng đoàn đã tham …





Nguồn

Cùng chủ đề

Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt 2 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, 2 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Bình Thuận đã triển khai nhiều quyết định điều động, chỉ định và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Chủ tịch TPHCM bổ nhiệm cán bộ chủ chốt Ngày 21/3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu chủ trì Lễ trao quyết định cán bộ. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu đã trao quyết định của Chủ tịch...

Ngắm dàn ‘quái thú’ tranh tài tại cuộc đua mô tô nước thế giới

TPO - Những chiếc mô tô nước có giá hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn USD đã hội tụ đầy đủ tại đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) để tham gia tranh tài tại Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship diễn ra từ ngày 23/3.  Video: Các "quái thú" ở cuộc đua mô tô nước thế giới tổ chức...

Thiếu điện là trở ngại lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tại Việt Nam trong hiện tại, nhưng quan ngại khi nhắc đến câu chuyện tương lai khi Việt Nam đi qua thời điểm dân số vàng và vấn đề thiếu điện không được xử lý sớm. Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam trao đổi bên lề Diễn...

Dư địa đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Quảng Nam

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Mặc dù thị trường chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia nhận định, bất động sản Quảng Nam sẽ sớm hồi phục trở lại nhờ các dư địa lớn của tỉnh. Thị trường tâm điểm miền Trung Các chuyên gia đánh giá, sức hấp...

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cung tải và giá vé hàng không nội địa sẽ khá căng thẳng trong đọt cao điểm hè 2024. Theo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

Các tay đua mô tô nước biểu diễn những màn lướt sóng đẹp mắt

VOV.VN - Hôm nay (22/3) Aquabike Promotion - nhà quảng bá cho giải đua đã chính thức công bố danh sách 55 tay đua đến từ 26 quốc gia, đăng ký thi ở cả 4 hạng mục thi đấu. Đại diện Aquabike Promotion cho biết, trước đó website của giải thông báo có 62 tay đua đăng ký nhưng đến...

Giá như ngày xưa con xin tiền, hãy thông minh, sáng suốt mà nói câu này!

Ông Tô, Trung Quốc, năm nay 65 tuổi, có một cậu con trai hơn 30 tuổi....

Bình Định: Mãn nhãn với những màn lướt sóng đẹp mắt của các tay đua mô tô nước

Các tay đua tập luyện, làm quen với đường đua Trong ngày đầu tiên chặng đua Grand Prix of Binh Dinh 2024, 55 tay đua đến từ 26 quốc gia đã có mặt ở khu vực thi đấu (Đầm Thị Nại, TP Quy Nhơn, Bình Định) để tập luyện, làm quen với đường đua. Sáng 22/03, Aquabike Promotion – nhà quảng...

Khẳng định sự phát triển

Khẳng định sự lớn mạnh sau 20 năm tái lập tỉnh Tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024), có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!