Powered by Techcity

Trẻ em dân tộc Mông bước qua rào cản để học và nói tiếng Việt

Bằng cách biểu đạt cùng khả năng nói tiếng Việt khá lưu loát, bé Sùng Y Soan (5 tuổi) ở xóm Pà Háng đang theo học tại Trường mầm non Pà Cò, xã Pà Cò (Mai Châu) tự tin vào vai nữ hướng dẫn viên du lịch nhí giới thiệu cho đoàn khách về những sản phẩm văn hóa độc đáo gắn với phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc mình. Cô giáo Hà Thị Nhất, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Sự mạnh dạn, tự tin trong trong giao tiếp ngôn ngữ tiếng Việt và khả năng cá nhân của trẻ được bộc lộ là minh chứng cho thấy hiệu quả, tầm quan trọng của mô hình “Xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc Mông gắn với văn hóa địa phương”. Được thực hiện trên địa bàn vùng đồng bào Mông sinh sống tập trung, ban đầu có nhiều khó khăn bởi việc giao tiếp trong cộng đồng nơi đây chủ yếu bằng tiếng Mông, người dân ít sử dụng, thậm chí không sử dụng tiếng Việt.


Trường
mầm non Pà Cò (Mai Châu) xây dựng góc không gian văn hóa địa phương – là nơi trẻ
được cô giáo hướng dẫn làm quen với từ mới vàluyện phát âm tiếng Việt.

Đối với nhà trường, chất
lượng chương trình giáo dục bằng tiếng Việt không được như mong đợi do bất đồng
ngôn ngữ giữa trẻ và giáo viên. Ngoài số ít giáo viên từ vùng khác, đội ngũ
giáo viên trong trường hầu hết là người bản địa nên việc giao tiếp bằng tiếng
Mông càng phổ biến hơn. Với vốn tiếng Việt ít ỏi, trẻ chỉ có khả năng nghe, nói
được những câu ngắn, đơn giản. Những rào cản về mặt ngôn ngữ khiến việc học tập
hạn chế, các em thêm phần nhút nhát, rụt rè, không tự tin tham gia các hoạt động
giáo dục.

Bắt đầu từ năm học 2022
– 2023, mô hình triển khai xây dựng môi trường lớp học thân thiện với các góc
hoạt động được thiết kế mang tính mở, có sự liên kết các góc để trẻ có cơ hội
giao lưu, trao đổi, giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt. Những nguyên vật liệu sẵn
có, gắn với văn hóa truyền thống và quen thuộc với trẻ được tận dụng, tạo thành
không gian thu nhỏ (áo, váy, khèn…). Mặt khác, các mảng tường, đồ dùng, thiết
bị trong lớp được treo/dán đa dạng kiểu ký hiệu, số, chữ cái tiếng Việt. Hoạt động
tăng cường tiếng Việt được lồng ghép với hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong
ngày, trò chơi ngôn ngữ, hoạt động giao lưu, giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa
cô với trẻ và những người xung quanh. Khi kết thúc một hoạt động, giáo viên chú
ý chỉnh sửa trẻ nói chưa chuẩn và cùng trẻ phát âm lại.

Tiếng Việt cho trẻ cũng
được tăng cường thông qua hoạt động góc thư viện. Các nhóm, lớp thường xuyên
thay đổi sách, truyện mới, phù hợp với chủ đề giáo dục. Góc thư viện, góc sách
bài trí linh hoạt, sáng tạo, tiện lợi cho các em sử dụng. Khi tổ chức hoạt động
đọc thư viện, giáo viên sử dụng hình thức song ngữ (Mông – Việt) trước, trong,
sau khi đọc để giúp trẻ dễ nhớ, dễ hiểu. Nhà trường còn thiết kế xây dựng các
góc hoạt động cho trẻ ngoài lớp học, như: góc thiên nhiên, góc vận động, góc
không gian văn hóa địa phương… nhằm khuyến khích các em giao tiếp, tương tác
với nhau bằng tiếng Việt, giúp gợi mở, tăng vốn từ tiếng Việt, khả năng phát
âm. Các em còn được tạo môi trường thuận lợi thông qua các buổi nói chuyện,
trao đổi, sinh hoạt theo chủ đề để giao lưu tiếng Việt, làm quen với từ mới, ôn
luyện, củng cố những từ, câu đã được học. Nhà trường cũng phối hợp chặt chẽ với
phụ huynh của trẻ, có biện pháp tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng nơi trẻ
sinh sống tăng cường giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt.

Đồng chí Sùng A Chua,
Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò khẳng định: Cấp uỷ, chính quyền luôn quan tâm, ủng hộ
nhà trường trong quá trình triển khai, thực hiện và nhận thấy mô hình phù hợp với
bối cảnh địa phương. Mô hình đã làm thay đổi cách nhìn của cộng đồng về sự cần
thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số mà bậc học mầm
non là tiền đề của những cấp học tiếp theo, giúp các em nâng cao năng lực toàn
diện, đóng góp vào sự tiến bộ và phát triển xã hội bền vững.

Mô hình được Trường mầm
non Hang Kia và một số đơn vị, trường học khác đến tham quan, học tập, nghiên cứu
khả năng nhân rộng. Cùng với việc cải thiện rõ rệt tỷ lệ trẻ tự tin giao tiếp bằng
tiếng Việt trong nhà trường đạt 95%, điểm mới của mô hình là giúp trẻ bước qua
rào cản ngôn ngữ, đồng thời có nhiều cơ hội hoạt động tập thể, trở thành cầu nối
giúp người thân trong gia đình và cộng đồng giao tiếp bằng tiếng Việt; giáo
viên người địa phương có nhiều kinh nghiệm,
kỹ năng phát âm chuẩn tiếng Việt để thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiệu
quả hơn; gia đình và nhà trường có sự phối hợp gắn kết trong chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục trẻ…

Bùi Minh




Nguồn

Cùng chủ đề

Ngỡ ngàng vẻ đẹp vịnh Ngòi Hoa

Trên hành trình khám phá các điểm đến của hồ Hòa Bình, du khách khó lòng rời mắt trước cảnh quan thiên nhiên ấn tượng của vịnh Ngòi Hoa thuộc địa phận xã Suối Hoa (Tân Lạc). Nằm ở vùng lõi được ví như "trái tim” của khu du lịch (KDL), Ngòi Hoa thu hút bởi vẻ đẹp hiếm gặp của một vịnh trên núi cao, vịnh trong hồ.Vịnh Ngòi Hoa tạo điểm nhấn trên khu du lịch hồ...

Cùng tác giả

Ngỡ ngàng vẻ đẹp vịnh Ngòi Hoa

Trên hành trình khám phá các điểm đến của hồ Hòa Bình, du khách khó lòng rời mắt trước cảnh quan thiên nhiên ấn tượng của vịnh Ngòi Hoa thuộc địa phận xã Suối Hoa (Tân Lạc). Nằm ở vùng lõi được ví như "trái tim” của khu du lịch (KDL), Ngòi Hoa thu hút bởi vẻ đẹp hiếm gặp của một vịnh trên núi cao, vịnh trong hồ.Vịnh Ngòi Hoa tạo điểm nhấn trên khu du lịch hồ...

Cùng chuyên mục

Khơi dậy văn hóa đọc cho thiếu nhi

Nghỉ hè là dịp trẻ em được vui chơi, tham gia các hoạt động thư giãn, giải trí. Thư viện là một trong những điểm được nhiều phụ huynh lựa chọn đưa con đến mỗi dịp nghỉ hè. Nắm bắt được nhu cầu đó, thời gian qua, Thư viện tỉnh đã đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi, góp phần hình thành và nuôi dưỡng thói quen đọc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất