Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc không phải để thi

Học không phải để thi


Có những cách học tốt không cần thuộc lòng

Em vừa xong kiểm tra cuối kỳ 2 của lớp 11. Là học sinh ở mức khá tốt trong lớp, bản thân em cảm thấy mình chăm chỉ nên có được kết quả học tập và rèn luyện như thế. Em vẫn cảm thấy nếu bản thân mình không tiếp tục chịu khó học tập, tự học tích cực, không học chăm hơn, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn, để mình tiến bộ hơn chính mình thì em sẽ tụt hậu.

Em biết có bạn trí nhớ rất tốt và khả năng tư duy nhạy bén nên tiếp thu bài học nhanh. Còn nhớ một bạn học THCS của em, bạn ấy luôn đứng trong tốp đầu của lớp, khi đi thi thường được điểm cao nhờ tiếp thu kiến thức hầu hết ngay trên lớp và hiểu nhanh, vận dụng tốt bài giảng của thầy cô.

Mong ước của một học sinh lớp 11: Học không phải để thi - Ảnh 1.

Giám thị đánh số báo danh cho thí sinh vào phòng thi

Một lần kiểm tra miệng môn tiếng Anh, cô giáo gọi bạn bất chợt thế mà bạn lên bảng trình bày phải đúng hơn 80% bài viết đó. Đến cô giáo cũng bất ngờ vì bài đó khá dài. Em hỏi bí kíp, bạn cho biết, một phần nội dung câu hỏi của cô, bạn đã tự học theo chương trình trên YouTube, phần hỏi “xoay”, bạn trả lời được nhờ nghe nhạc tiếng Anh.

Các bạn nam lớp em hiện nay khá nhạy bén, tiếp thu bài ngay trên lớp, những môn đòi hỏi vận dụng nhiều, các bạn tuy phân tích nhanh, nhưng điểm số vẫn bị khống chế do chủ quan không học lý thuyết. Đó cũng là điều đáng tiếc nhưng lực học các bạn ấy cũng khiến em phải “dè chừng”.

Động cơ học tập không chỉ vì thi, vì những kỳ kiểm tra theo quy định có thể sẽ là biện pháp tích cực xây dựng việc học thật.

Kỳ thi chỉ là đánh giá tương đối

Bản thân em cảm thấy khá khó khăn trong việc chọn khối thi đại học vì điểm số trong các bài kiểm tra chỉ là tương đối, và em thật sự khá mông lung về nó. 

Các kỳ kiểm tra có ý nghĩa quan trọng để tổng hợp và củng cố kiến thức nhưng sau khi kiểm tra xong thường học sinh lại quên nhanh và không áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Có lẽ do học sinh ít được trải nghiệm mà chỉ được học…”chay”.

Em đọc và được biết đất nước Phần Lan có nền giáo dục phát triển nhờ một phần không nhỏ vì chỉ có kỳ thi cuối năm lớp 12. Điều này không làm giảm đi chất lượng học hành. Phải chăng vì không có các kỳ kiểm tra thường xuyên, định kỳ nên giải tỏa áp lực cho học sinh? Động cơ học tập không chỉ vì thi, vì những kỳ kiểm tra theo quy định có thể sẽ là biện pháp tích cực xây dựng việc học thật.

Mong ước của một học sinh lớp 11: Học không phải để thi - Ảnh 3.

Căng thẳng trước giờ thi

Em hiểu, rất khó để thay đổi, nhưng đến một giai đoạn nào đó ta cần phải tiếp thu tinh hoa giáo dục nhân loại và có những sửa đổi phù hợp, hành trình đó, em biết, đang được thực hiện bằng triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Tại sao kỳ thi chỉ là đánh giá tương đối? Bởi vì có những bạn học rất tốt, đạt điểm cao, vô cùng xứng đáng song áp lực thi cử hoặc sai sót không đáng có thể dẫn đến điểm không như mong muốn. Hay có bạn “học tủ”, lại thi điểm cao do may mắn. Như vậy “Học tài thi phận” vẫn ngự trị thời 4.0.

Em ước gì các buổi học trên lớp, số lần kiểm tra sẽ được giảm, hạn chế đánh giá học sinh bằng điểm số, thay vào đó, tổ chức các buổi trải nghiệm ngoài thực tế như, học cách sinh tồn khi gặp hiểm nguy… “Áp lực tạo nên kim cương” nhưng chúng ta cũng không phủ nhận áp lực sẽ dẫn đến hội chứng tâm lý tiêu cực. “Bệnh” đó có căn nguyên từ áp lực điểm số, từ ba mẹ, thầy cô đặt kỳ vọng lớn, bị so sánh từ mọi người xung quanh.

Em nghĩ gia đình, thầy cô không nên đặt nặng về vấn đề điểm số, hãy khuyến khích con em cố gắng, tạo động lực cho các bạn, những buổi đi chơi biển, đi dã ngoại, dành nhiều thời gian để hiểu hơn về con cái.

Hè về rồi đó, em mong được học bơi, đọc sách, xem phim, rèn kỹ năng sống, chuẩn bị khởi nghiệp. Xin đừng vội đưa chúng em đến các lớp học thêm… 24/7, để một ngày nào đó, người lớn và trẻ con bây giờ tiếc nuối “ai chở mùa hè của tôi đi đâu”.

Hãy để chúng em đi bằng đôi chân, trái tim và cách thiết kế của riêng mình.

* Tác giả là học sinh lớp 11 Trường THPT Bảo Lộc, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

Hãy chia sẻ mong ước của bạn

Chúng tôi nhận được bài viết của Thanh Thư từ một giáo viên của em, người thường viết cộng tác bài giáo dục với Báo Thanh Niên. Đây quả thật không chỉ là mong muốn của riêng Thanh Thư mà của biết bao học sinh đang ngày đêm dành toàn bộ tâm sức cho việc học để đi thi, từ kiểm tra định kỳ đến các kỳ thi tuyển. Kỳ thi nào cũng áp lực nặng nề vì tất cả cuối cùng đều quy về điểm số để đánh giá. Mong ước việc học nhẹ nhàng hơn với những kiến thức được tích lũy và khắc ghi không phải từ việc “học gạo”, “học tủ” của học sinh này đáng được các cấp quản lý giáo dục, thầy cô, nhà trường và phụ huynh suy nghĩ và có những đổi thay mạnh mẽ để thật sự giúp các em “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Trên tinh thần này, Báo Thanh Niên mong muốn tiếp tục nhận được những bài viết, chia sẻ, mong ước của bạn đọc về các vấn đề giáo dục khi một năm học sắp kết thúc và một mùa hè sôi động đang đến với hy vọng năm học tới sẽ có những thay đổi.

Bài viết xin vui lòng gửi về: thanhniengiaoduc@thanhnien.vn. Bài được chọn đăng sẽ nhận nhuận bút theo quy định. Trân trọng cảm ơn.



Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Nữ sinh viên theo lối sống tối giản xài 25 triệu đồng/tháng gây sốt trên mạng

"Các khoản chi của tôi đều chính đáng, không tiêu xài phung phí"Chia sẻ thêm về clip "Sinh viên chi bao nhiêu tiền 1 tháng?" đang gây sốt trên mạng xã hội, Thư xác nhận những nội dung trong clip là thật. "Trước đây tôi từng ở thuê căn hộ dịch vụ, chung cư có nhiều người ở với chi phí thuê...

Mới nhất

Khu nghỉ dưỡng Hoiana đồng hành với Quảng Nam trên hành trình xanh

Khu nghỉ dưỡng Hoiana đồng hành với Quảng Nam trên hành trình xanhKhông chỉ kiến tạo một khu du lịch đẳng cấp thế giới, Hoiana luôn đồng hành với tỉnh Quảng Nam trên hành trình phát triển xanh, bền vững. Khu nghỉ dưỡng Hoiana là một dự...

HAGL Group đổi màu logo; Thế giới Di động đặt mục tiêu hồi phục; Mỏ Núi Pháo khai thác trở lại

HAGL Group đổi màu logo; Thế giới Di động đặt mục tiêu hồi phục; Mỏ Núi Pháo khai thác trở lạiCảng quốc tế Long An hợp tác với công ty cung cấp dịch vụ cảng hàng đầu Philippines; HAGL Group đổi màu logo; Thế giới Di động đặt mục tiêu hồi phục; Mỏ Núi Pháo khai thác trở...

Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Chúc mừng các gương mặt trẻ được tuyên dương về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian vừa qua, phát biểu tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự...

‘Dư vị miền xưa’ – ký ức vùng sông nước Nam bộ

Dấu ấn văn hóa Nam bộ và ký ức chèo xuồng, nấu rượu, nuôi heo, món ngon ngày lũ tràn đồng được tái hiện trong "Dư vị miền xưa". Sáng 23/3, tác giả Trần Minh Thương (bút danh Thạch Ba Xuyên) có buổi giao lưu tại đường sách thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, xoay quanh chủ đề Vấn...

Mới nhất