Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh băn khoăn bằng đại học bị lạm phát, Bộ GD-ĐT...

Học sinh băn khoăn bằng đại học bị lạm phát, Bộ GD-ĐT ý kiến gì?


Học sinh băn khoăn bằng đại học bị lạm phát, Bộ GD-ĐT ý kiến gì?- Ảnh 1.

PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), chia sẻ trong chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên sáng nay

Sáng nay (27.1), chương trình Tư vấn mùa thi lần thứ 26 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức diễn ra tại Trường ĐH Đồng Nai.

Chương trình thu hút khoảng 9.000 học sinh lớp 12 của nhiều trường THPT tham dự trực tiếp. Đại diện Bộ GD-ĐT và hơn 50 trường ĐH-CĐ tham gia chương trình sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích tới học sinh. Chương trình nhận được nhiều câu hỏi bày tỏ băn khoăn của thí sinh trong lựa chọn nghề nghiệp.

Chương trình được truyền hình trực tuyến trên kênh thanhnien.vn, facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên.

Đặt câu hỏi trực tiếp tại chương trình, một học sinh Trường THPT Nam Hà (Đồng Nai), băn khoăn: “Có phải hiện tại bằng đại học (ĐH) đang thật sự bị lạm phát hay không? Có thông tin cho rằng hiện nay số lượng trường ĐH nhiều và hàng năm số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp, khiến nhiều người bị chênh vênh trong quá trình tìm việc. Chúng em sắp kết thúc 12 năm học THPT và sắp tới 4-5 năm trên giảng đường ĐH. Tương lai chúng em có thể còn phải cạnh tranh với những người tốt nghiệp từ các trường ĐH tiên tiến trên thế giới… Vậy chúng em cần phải làm gì nếu không thật sự quá xuất sắc?”.

Bộ GD-ĐT trả lời gì khi học sinh lo quá nhiều người học đại học?

Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thu Thủy đánh giá câu hỏi hay và đặt câu hỏi ngược lại: “Nếu các bạn không học thì đất nước sẽ đi về đâu? Nếu dừng học thì chúng ta sẽ lạc hậu đến mức nào?”. PGS-TS Thu Thủy nói thêm: “Tôi không đặt nặng chúng ta phải có tấm bằng ĐH vì nó như chứng chỉ để bước vào thị trường lao động. Nhưng không phải có bằng ĐH-CĐ xong là dừng lại việc học mà phải học tập suốt đời. Nếu không học, không làm chủ thì chúng ta mất cơ hội vào những người giỏi hơn”.

Trước thông tin cho rằng Việt Nam quá nhiều người học ĐH, bà Thủy khẳng định: “Tỷ lệ học ĐH của Việt Nam hiện đang rất thấp so với thế giới, chỉ 210-215 sinh viên/vạn dân, trong khi các quốc gia khác ở mức 300-400 sinh viên/vạn dân lâu rồi”. Dẫn dắt ví dụ từ ngành giáo dục, Vụ trưởng nói: “Chúng tôi đang vô cùng thiếu tiến sĩ ngay trong đội ngũ nhân lực ở lĩnh vực giáo dục”.

“Đúng là tỷ lệ người học ĐH hiện nay nhiều hơn so với trước đây nhưng đây là cơ hội các bạn được học ĐH nhiều hơn. Các bạn phải học vì không học sẽ bị loại ra khỏi thị trường lao động. Trên thế giới vẫn có thông tin thiếu nguồn nhân lực trình độ cao vì thị trường lao động ngày càng đòi hỏi nhân lực trình độ cao”, PGS-TS Thu Thủy thông tin thêm.

Truyền cảm hứng học tập tới người trẻ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH nói thêm: “4 năm học ĐH không đủ, các bạn cần phải học tiếp. Học nghề cũng là học. Học để đóng góp nhiều hơn cho xã hội, đừng sợ không có vị trí cho mình. Có vị trí dành cho người giỏi nhưng cũng cần những người trung gian để hỗ trợ cho những vị trí đứng đầu”.

Với những người chọn chưa đúng ngành nghề từ đầu, bà Thủy cho rằng việc chuyển đổi vẫn cần thiết dù có nhiều thách thức, mất nhiều thời gian và công sức. Với quy chế đào tạo hiện nay, sinh viên có thể học thêm ngành thứ 2, chuyển trường hoặc chuyển lĩnh vực đào tạo… “Có thể mất thêm công sức nhưng đừng bỏ cuộc”, Vụ trưởng nói thêm.

Học sinh băn khoăn bằng đại học bị lạm phát, Bộ GD-ĐT ý kiến gì?- Ảnh 2.

Hàng ngàn học sinh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên sáng nay

Thi tốt nghiệp và tuyển sinh 2024 có gì mới?

Cũng trong chương trình, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Nguyễn Thu Thủy cho biết năm 2024 Bộ GD-ĐT sẽ không ban hành mới quy chế tuyển sinh ĐH và CĐ ngành giáo dục mầm non. Thay vào đó, quy chế tuyển sinh hiện hành được ban hành và áp dụng từ năm 2022 tiếp tục có hiệu lực trong năm nay. Bộ GD-ĐT chỉ có những điều chỉnh nhỏ về kỹ thuật trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Về cơ bản, quy trình xét tuyển vẫn giữ ổn định từ 2023 đến năm nay, vai trò của các trường và Bộ là hỗ trợ thí sinh, để thí sinh có quyền lợi tốt nhất.

Vụ trưởng cho biết Bộ có dự thảo thông tư sửa đổi bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT. Dự thảo này không thay đổi nhiều so với năm ngoái, chỉ cập nhật thêm một số chứng chỉ ngoại ngữ để thuận lợi hơn cho học sinh. “Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Bộ sẽ ban hành quy chế thống nhất với tinh thần giữ ổn định không ảnh hưởng đến học sinh năm nay. Ở thời điểm này, thí sinh có thể tham khảo các mốc thời gian của năm trước”, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Nguyễn Thu Thủy thông tin thêm.



Source link

Cùng chủ đề

Bằng đại học tại chức và chính quy có giống nhau?

Đại học tại chức là chương trình đào tạo dành cho người vừa làm vừa học, nhằm mục đích bổ sung kiến thức, bồi dưỡng, cải thiện và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.Để biết bằng đại học tại chức có giá trị như bằng đại học chính quy không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.Bằng đại học tại chức và chính quy có giá trị ngang nhau?Theo Luật Giáo dục...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Nữ sinh viên theo lối sống tối giản xài 25 triệu đồng/tháng gây sốt trên mạng

"Các khoản chi của tôi đều chính đáng, không tiêu xài phung phí"Chia sẻ thêm về clip "Sinh viên chi bao nhiêu tiền 1 tháng?" đang gây sốt trên mạng xã hội, Thư xác nhận những nội dung trong clip là thật. "Trước đây tôi từng ở thuê căn hộ dịch vụ, chung cư có nhiều người ở với chi phí thuê...

Mới nhất

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự...

U23 Việt Nam kết thúc tập huấn ở Tajikistan bằng kết quả hòa

Thầy trò Moulay Azzeggouarh cầm hòa 0-0 cùng đội chủ nhà U23 Tajikistan ở trận tái đấu diễn ra vào tối 23-3 (giờ Việt Nam), qua đó khép lại chuyến tập huấn trên nước bạn với chuỗi kết quả tích cực. Càng cuối trận, tốc độ trận đấu bị giảm dần...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ...

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Pháp tìm hiểu, hợp tác đầu tư tại Đà Nẵng

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh bày tỏ vui mừng vì mối quan hệ Việt Nam-Pháp ngày càng được củng cố và phát triển. Theo Chủ tịch Lê Trung Chinh, hiện thành phố Đà Nẵng đang tập trung ưu tiên phát triển các lĩnh vực trọng tâm như:...

Mới nhất