Học sinh THCS nói gì?


img
img

Sách giáo khoa môn tích hợp khoa học tự nhiên, môn lịch sử và địa lý lớp 8

Học môn tích hợp có ưu điểm hay khó khăn gì? Đâu là những đề xuất của học sinh? Chúng tôi ghi những ý kiến của học sinh đang học chương trình GDPT mới 2018 tại các trường THCS tại TP.HCM.

Đầu năm học hóa, giữa học lý, cuối năm học sinh

T.N.T.V, học sinh lớp 7 (năm nay lên lớp 8) tại Trường THCS An Phú Đông, Q.12 cho biết: “Với môn tích hợp khoa học tự nhiên, em được học chia theo học kỳ. Học kỳ đầu học môn hóa, học kỳ giữa học môn lý, học kỳ cuối thì học môn sinh. Điểm bất cập là học đến cuối năm thì quên luôn kiến thức 2 môn đầu là hóa và lý. Em nghĩ rằng nếu tích hợp thì nên đan xen kiến thức các môn với nhau để học sinh ghi nhớ kiến thức hơn”.

Trong quá trình kiểm tra, T.V cho hay có kiến thức cơ bản và một số ít câu nâng cao nên cá nhân em thích điều này. Cuối học kỳ 1, nhà trường kiểm tra môn hóa, vật lý. Đến cuối học kỳ 2, trường kiểm tra kiến thức môn vật lý, sinh.

Tại lớp của T.V, một giáo viên dạy cả 3 kiến thức là hóa học, vật lý, sinh học trong môn khoa học tự nhiên. “Cô vốn là giáo viên dạy chuyên về môn vật lý. Tuy nhiên, chúng em cảm thấy cô đã truyền đạt được các kiến thức môn học. Một số bạn hỏi những phần nâng cao hơn, cô chưa thể giải thích được thì hẹn sẽ giải đáp sau đó”, T.V nói.

Môn tích hợp thách thức hay hiệu quả: Học sinh THCS nói gì? - Ảnh 2.

Các chương trong cuốn sách giáo khoa môn tích hợp khoa học tự nhiên lớp 8

Với môn tích hợp lịch sử và địa lý, sách giáo khoa cũng tách riêng phần lịch sử và địa lý, một cô giáo phụ trách môn tích hợp này trước đây chỉ dạy lịch sử nhưng đã được tập huấn, đào tạo để dạy cả lịch sử và địa lý. Theo T.V, một tuần có 3 buổi học môn lịch sử và địa lý thì 2 buổi học kiến thức lịch sử – 1 buổi học kiến thức địa lý rồi tuần sau 2 buổi địa lý – 1 buổi lịch sử, cứ như vậy. Học sinh này cho biết thêm: “Khi kiểm tra thì tùy là bài trắc nghiệm, tự luận hoặc cả trắc nghiệm và tự luận. Trong một bài kiểm tra có 50% kiến thức lịch sử, 50% kiến thức địa lý”.

Tích hợp nhưng hóa vẫn là hóa, sinh vẫn là sinh, địa vẫn là địa, sử vẫn là sử

Đ.Nh.K, học sinh lớp 7 (năm nay lên lớp 8) Trường THCS Mạch Kiếm Hùng, Q.5, TP.HCM nhận xét: “Đầu năm học, chúng em được học phần kiến thức hóa học, giữa năm thì học môn vật lý, cuối năm thì học môn sinh. Học tới đâu, cô cũng ôn lại hệ thống kiến thức, để học sinh không quên kiến thức”.

Theo Nh.K, kiến thức các phần vẫn rạch ròi, vật lý là vật lý, hóa học là hóa học, sinh học là sinh học. Tuy nhiên, vì đây là môn tích hợp nên một giáo viên sẽ dạy cả 3 phần kiến thức này.

“Tương tự với môn lịch sử và địa lý, bố cục sách giáo khoa thì phần lịch sử riêng, phần địa lý riêng. Một giáo viên cũng dạy cả 2 phần kiến thức này. Tuy nhiên, khác với môn khoa học tự nhiên, trong tuần chúng em được học kiến thức lịch sử và địa lý đan xen nhau. Trong bài kiểm tra, một nửa kiến thức là địa lý, nửa còn lại là kiến thức lịch sử”, Nh.K nói.

Cũng theo Nh.K, sự ảnh hưởng của giáo viên tới việc giảng dạy môn tích hợp rất quan trọng. Học sinh này nói: “Em cảm thấy may mắn được học cô Hạnh, một mình cô dạy cả 3 môn hóa học, vật lý, sinh học nhưng dạy hay, giúp học sinh hiểu bài. Cô dạy kỹ, đi từ dễ tới khó, kèm cặp học sinh, dạy lại nếu học sinh không hiểu. Nhiều học sinh lớp khác cũng muốn được học cô”.

Chọn môn tích hợp hay quay về mỗi môn một cuốn sách giáo khoa như cũ?

T.N.T.V, học sinh Trường THCS An Phú Đông, Q.12, cảm thấy điều bất hợp lý trong việc tổ chức dạy môn tích hợp khoa học tự nhiên là các phần kiến thức hóa học, vật lý, sinh học bố trí ở đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học, khiến cho học sinh tới cuối năm có thể dễ quên các kiến thức đầu năm.

“Trong mùa hè này, em đã suy ngẫm lại và nghĩ rằng đầu năm học tới, ở cương vị một lớp trưởng, em sẽ đề xuất để học sinh được học các kiến thức vật lý, hóa học, sinh học cùng với nhau, xen kẽ nhau”, T.N.T.V cho biết.

img
img

Mục lục sách giáo khoa môn lịch sử và địa lý lớp 8, bộ Chân trời sáng tạo

Nhiều ý kiến cho rằng nên “lối cũ ta về”, chia sách giáo khoa thành môn riêng biệt như trước đây, không có môn gọi là tích hợp. T.N.T.V cho hay cá nhân em vẫn nghĩ rằng học các môn tích hợp là một xu hướng trên thế giới. Ưu điểm của sách giáo khoa môn tích hợp là sách đẹp, được minh họa nhiều, nhiều màu sắc sinh động.

Trong khi đó, nữ sinh Đ.Nh.K, học sinh lớp 7 (năm nay lên lớp 8) Trường THCS Mạch Kiếm Hùng, Q.5, TP.HCM, cho rằng: “Những gì cải tiến sẽ là tốt hơn phương án cũ. Chỉ cần nghiên cứu giải pháp hiệu quả hơn trong dạy, học môn tích hợp thì em nghĩ sẽ tốt hơn việc học đơn môn”.

Không thấy con than phiền gì!

“Những năm con học tiểu học, tôi thường kèm cặp con trong các môn học nhưng tới bậc THCS chủ yếu là con tự học. Chỉ trong thời gian có ảnh hưởng dịch Covid-19, tôi nhờ gia sư kèm cặp chung các môn cho con, còn lại con tự học. Nhưng tôi thấy kết quả học tập trên trường của con tốt, không nghe con than phiền gì về các môn tích hợp hay cách dạy của giáo viên tại trường”.

Chị Tr.Th.N.C, phụ huynh của học sinh năm nay lớp 8, Trường THCS Mạch Kiếm Hùng, Q.5, TP.HCM.

Dạy học kiểu ‘tên lửa’ thì lương tâm cắn rứt

Bạn đọc Báo Thanh Niên gửi rất nhiều bình luận dưới các bài viết về môn học tích hợp bậc THCS ở chương trình GDPT 2018.

Bạn đọc Tran Nghia tâm tình: “Tôi cũng ngót nghét hơn 12 năm gõ đầu môn vật lý. Dạy rất vui vì tôi cho học trò ghi thì ít mà kể chuyện về vật lý thì nhiều. Nhưng mới năm vừa rồi được phân công dạy khoa học tự nhiên lớp 7 thì máu tôi lên não. 2 tháng hè tập huấn chỉ để nói vui là “đối phó và cho qua”. Khi vào đứng lớp không phải môn của mình thì kiến thức tập huấn đi du lịch rồi. Đọc tên nguyên tố bằng tiếng Anh tôi lẹo cả lưỡi, học trò thì nhắc “thầy đọc sai rồi”. Tôi sợ dạy mà học sinh không hiểu, sợ bị bắt bẻ, sợ khi học trò hỏi sâu tí là phải nhờ anh “gu gồ”. Hỏi kinh nghiệm các chị tiền bối (đã dạy lớp 6) thì được bảo “sách viết sao thì em dạy vậy thôi”. Hóa học còn chống chế được chứ sinh học thì… Thầy không dạy kịp thì lương thầy bị cắt mà dạy kiểu tên lửa ngắm hoa thì lương tâm cắn rứt”.

Bạn đọc Nguyễn Huy nói: “Thực tế là môn lịch sử – địa lý khi triển khai trên lớp học hoàn toàn là hai môn học độc lập nhưng phải tính trong 1 đầu điểm. Tức là học sinh học 2 môn, ôn tập 2 môn, thi 2 môn, nhưng điểm chỉ có 1 môn. Ngay từ lớp 6 môn này đã chia ra riêng đâu là lịch sử, đâu là địa lý. Vậy thì tích hợp để làm gì? Thậm chí sách giáo khoa khoa học tự nhiên lớp 8 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống đã bắt đầu chia rạch ròi các chương đâu là vật lý, là hóa học, là sinh học. Có thể thấy việc áp dụng lại học đơn môn là cần thiết. Vì đơn giản, học sinh vẫn phải học như vậy”.



Source link

Cùng chủ đề

Tái hiện Đắk Nông xưa và nay qua gần 268 hình ảnh, hiện vật

Ngày 22/3, UBND tỉnh Đắk Nông phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II tổ chức khai mạc triển lãm “Lịch sử hình thành, các thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của Đắk Nông trong 20 năm”. Triển lãm trưng bày gần 268 hình ảnh, tài liệu, bản đồ, phiên bản mộc nhằm tái hiện về tỉnh Đắk Nông xưa và nay. Đây là dịp giúp nhân dân...

Từ đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2024, ôn thi thế nào?

Ở phần làm văn, câu 1 là phần yêu cầu học sinh viết đoạn văn 200 chữ trình bày về suy nghĩ và ý nghĩa của thái độ sống tích cực. Yêu cầu này không đánh đố học sinh mà vẫn liên kết được với phần đọc hiểu ở trên, lại có tính giáo dục và rất phù hợp với học sinh trong...

Lịch sử luôn là đề tài hấp dẫn công chúng

Không phải là vậy. Đề tài nào cũng hấp dẫn công chúng, nếu bộ phim làm đâu ra đó, có tấm, có miếng, chứ không phải là những thước phim “minh họa” cho lịch sử”, nhà thơ Lê...

‘Tiếng nói tuổi trẻ – Hành động của Đoàn’: Chia sẻ lịch sử, truyền cảm hứng theo cách của người trẻ

Trả lời câu hỏi này, Bí thư Trung ương Đoàn, anh Nguyễn Tường Lâm cho hay nâng cao năng lực ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cho đoàn viên, thanh thiếu niên là nhiệm vụ rất quan trọng. Vì vậy, năm 2018, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ban hành "Đề án nâng cao năng lực tiếng Anh...

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của di tích lịch sử Phố Hiến

Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến diễn ra từ ngày 29/2-2/3 là một trong những hoạt động góp phần bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử thuộc Quần thể khu Di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến của tỉnh Hưng Yên.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nữ đại úy xinh đẹp là ‘Gương mặt trẻ công an thành phố tiêu biểu’

Nữ đại úy Phạm Thị Ngọc Anh (33 tuổi), cán bộ Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an Q.10 vừa được lãnh đạo Công an TP.HCM tuyên dương là "Gương mặt trẻ công an thành phố tiêu biểu" năm 2024. "Gương mặt thân quen" Chia sẻ cảm xúc khi được tuyên dương, Ngọc Anh cho biết cảm thấy may mắn và tự hào khi giải thưởng này là cột mốc quan trọng trong...

Bài đọc nhiều

Những lý do khiến học sinh không nói được tiếng Anh

Lớp đông, phương pháp dạy hàn lâm, thiên về từ vựng, thiếu động lực hay môi trường thực hành khiến học sinh hạn chế trong các kỹ năng nghe, nói tiếng Anh. Theo TS Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia dùng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Hiện các số liệu thống kê về khả năng tiếng Anh của người...

Ôm tiền tỷ bỏ trốn, giáo viên đình công… loạt lùm xùm ở trường quốc tế

Giáo viên “đình công”, chủ tịch trường bị treo băng rôn đòi nợNhững ngày qua, vụ việc trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) nợ phụ huynh hơn 3.200 tỷ đồng tiếp tục gây xôn xao. Sự việc vỡ lở từ tháng 9 năm ngoái, khi có nhiều phụ huynh treo băng rôn, thậm chí cầu cứu vì không “đòi nợ” được trường Quốc tế Mỹ.Đây vốn là số tiền phụ huynh cho trường vay không lãi suất,...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Vì sao học trên 10 năm, người Việt vẫn chưa tự tin nói tiếng Anh

Trên thực tế, không ít người học đã đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc vào tiếng Anh để có công việc tốt hơn và đồng hành cùng con, nhưng hiệu quả không được như mong đợi. Số tiền họ đầu tư vào các ứng dụng, chương trình học tiếng Anh lên...

Cùng chuyên mục

Làm việc trong ngành Quản lý đất đai có kiếm được nhiều tiền?

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngày càng có nhiều dự án phát triển nông nghiệp và bất động sản triển khai trên khắp cả nước. Điều này tạo ra thị trường việc làm đa dạng cho những người học ngành Quản lý đất đai.Vậy ngành học này có dễ dàng xin việc và thu nhập cao hay không, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.Làm việc...

Nam sinh chuyên Lý đỗ loạt đại học Mỹ nhờ đam mê nước hoa

Giành 20 giải thi Toán và Lý nhưng Anh Minh muốn theo đuổi ngành Kinh doanh, trúng tuyển nhiều đại học top đầu Mỹ khi kể về niềm đam mê với nước hoa. Cuối tháng 3, Trịnh Anh Minh, lớp 12 Lý 1, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, nhận hàng loạt tin trúng tuyển từ các đại học Mỹ. Trong đó, nhiều trường top đầu, theo US News, như Đại học California tại Los Angeles (UCLA) thuộc...

Nữ sinh bị đánh tới rối loạn tinh thần, huyện ở Hà Nội phê bình hiệu trưởng

Chiều 31/3, đại diện UBND huyện Thanh Trì thông tin hình thức xử lý vụ việc nhóm học sinh đánh nhau tại trường THCS Tả Thanh Oai (Hà Nội).Theo đó, UBND huyện Thanh Trì yêu cầu phê bình Hiệu trưởng trường THCS Tả Thanh Oai trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu nhà trường. Đồng thời yêu cầu hiệu trưởng cùng tập thể ban giám hiệu nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm...

Harvard gỡ bìa sách làm bằng da người trong thư viện

MỹĐại học Harvard sẽ tìm "nơi yên nghỉ" cho phần thi thể người được dùng làm bìa của một cuốn sách hồi thế kỳ 19. Thông báo được Đại học Harvard đưa ra hôm 27/3. Theo đó, bìa của cuốn chuyên khảo Des Destinées de l'Ame (Số phận của linh hồn) của tác giả người Pháp Houssaye, được cho là làm từ da người, sẽ được tháo gỡ.Ngoài ra, giờ đây, người quan tâm sẽ dễ dàng tìm đọc...

Mới nhất

Giá xăng dầu hôm nay 1/4: Lo nguồn cung giảm, giá dầu đi lên

Giá dầu thế giớiLúc 6h ngày 1/4, giá dầu Brent giao dịch ở mức 87 USD/thùng, tăng 1,02 USD so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 83 USD/thùng, tăng 0,9 USD.Giá dầu đi lên do được thúc đẩy bởi lo ngại nguồn cung giảm sau khi các cơ sở lọc dầu của Nga liên...

HLV Kiatisuk và Popov lên tiếng về khả năng dẫn dắt tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Sau trận đấu Thanh Hóa - CLB Công an Hà Nội ở vòng 14 V-League 2023-24, cả hai HLV Kiatisuk và Popov đều lên tiếng trước câu hỏi về việc được mời dẫn dắt tuyển Việt Nam trong tương lai. CLB Công an Hà Nội của HLV Kiatisuk đánh bại đội Thanh Hóa 2-0 ngay trên sân...

Nam sinh chuyên Lý đỗ loạt đại học Mỹ nhờ đam mê nước hoa

Giành 20 giải thi Toán và Lý nhưng Anh Minh muốn theo đuổi ngành Kinh doanh, trúng tuyển nhiều đại học top đầu Mỹ khi kể về niềm đam mê với nước hoa. Cuối tháng 3, Trịnh Anh Minh, lớp 12 Lý 1, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, nhận hàng loạt tin trúng tuyển từ các đại...

Bình Định: Nhiều cơ hội phát triển mới sau Tuần lễ Thể thao Văn hóa Du lịch

Tuần lễ Amazing Binh Dinh Fest 2024 diễn ra từ ngày 22-31/3 với nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch phong phú, đa dạng, đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách và người dân đến xem và cổ vũ. Tối 31/3, tỉnh Bình Định đã tổ chức bế mạc Tuần lễ Thể thao Văn hóa Du...

Mới nhất