Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh thiếu 'quyền nói' phải chăng do giáo viên thiếu kỹ...

Học sinh thiếu ‘quyền nói’ phải chăng do giáo viên thiếu kỹ năng?


Thiếu ‘quyền nói’, học sinh ví lớp học như ‘nhà tù’

Ở học kỳ I năm học lớp 6, con gái lớn của tôi bị điểm khá thấp ở môn toán so với kỳ vọng và nghĩ bản thân dở toán. Khi ngồi lại cùng con tìm hiểu vấn đề, con cho rằng cô giảng bài “hôm thì nghe ổn, hôm thì chán, buồn ngủ”. Vì vậy, tôi nhờ một người quen giỏi toán, biết cách truyền đạt giúp con củng cố kiến thức. Bước qua học kỳ 2, điểm toán con bứt phá hẳn.

Qua câu chuyện của con gái, tôi nhớ lại bản thân mình từng trải qua những ngày tháng học tập như thế, kể cả bậc đại học lẫn cao học. Có những ngày các vị giáo sư, tiến sĩ thao thao bất tuyệt, bất kể sinh viên có tiếp thu hay không.

Gần đây, khi đọc một quyển sách, tôi lưu ý hội thoại giữa vua George VI của Anh cùng quan cận thần. Cụ thể, vị quan hỏi: “Vì sao thần phải phí thời gian ngồi nghe?”. Vua George VI đáp: “Vì ta có quyền bắt các ngươi phải nghe. Ta có quyền nói”.

Nếu đặt hội thoại trên bối cảnh giáo dục thì nó khá đúng để hình dung vị thế của học trò và người thầy trong lớp học truyền thống hiện nay. Người duy nhất có quyền nói trong lớp học là giáo viên, bất kể học trò thích nghe hay không.

Cách đây hơn 10 năm, trong lớp học thạc sĩ của tôi, một giáo sư có tiếng mở đầu bài giảng với phát biểu: “Chúng tôi không còn là sinh viên chỉ biết lắng nghe, mà phải có tư duy phản biện, chính kiến của mình”. Khi ông đưa ra vấn đề thảo luận, tôi phản biện. Thế là, ông lại lớn tiếng chỉnh đốn: “Các anh chị đến đây để học và như vậy thì cần phải biết lắng nghe”. Điều này cho thấy, “quyền nói” ở tất cả bậc học cũng chỉ nằm ở phía người thầy.

Học sinh thiếu 'quyền nói' phải chăng do giáo viên thiếu kỹ năng?- Ảnh 1.

Nhà trường cần tạo không gian, khơi gợi học sinh trao đổi ý kiến để rèn luyện tư duy phản biện

ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Nếu người thầy không biết cách truyền tải, khơi gợi học sinh trao đổi ý kiến thì tiết học giống như “cực hình”. Bởi lẽ học sinh chỉ được giơ tay phát biểu điều mà chúng biết khi được hỏi, chứ không thể kể “những gì em không biết không?” hoặc thắc mắc “tại sao phải như thế mà không phải là thế này”.

Con tôi từng nói: “Nếu đi hỏi hết trẻ em thì con chắc các bạn đều nói trường học như nhà tù”. Sự so sánh này có thể “hơi quá” nhưng phản ánh đúng với những gì chúng trải qua. Bọn trẻ phải ngồi học trong im lặng vì sợ hơn là vì thích. Hầu hết không phải ngồi vì ham học, nếu có thì rất ít trong số đó.

Cần cải thiện là kỹ năng truyền đạt của giáo viên

Chúng ta luôn biết rằng thành phẩm của giáo dục không chỉ là điểm số mà là sự yêu thích của học trò đối với một môn học. Tuy nhiên, nền giáo dục hiện tại phụ thuộc vào vai trò của người dạy. Giáo viên có kỹ năng truyền đạt tốt sẽ giúp một học trò dở phát triển khả năng. Ngược lại, người thầy dù có năng lực nhưng truyền đạt kém sẽ khiến học sinh nản.

Với sự phát triển vượt bậc của AI, người học có thể tìm “thầy” cho mình mọi lúc, mọi nơi dễ dàng. Bản thân học sinh ngày nay ngoài học thuật, tự tìm đến các lớp học về soft skills (kỹ năng mềm) từ cách thuyết trình đến tư duy phản biện.

Vì thế, bản thân người thầy trong thời đại AI cũng phải biết nâng cao những kỹ năng này. Để làm sao trong 40-45 phút đứng lớp dù như một nghệ sĩ trình diễn độc thoại nhưng người thầy giúp bọn trẻ bật cười thu nạp kiến thức khô khan một cách dễ chịu nhất, nhẹ nhàng nhất. Có vậy, những kiến thức hàn lâm mới thật sự tồn tại lâu dài và phát huy tiềm năng của bọn trẻ.

Nhiều năm qua, ngành giáo dục Việt Nam bị chỉ trích nặng về lý thuyết. Ngành giáo dục nỗ lực cải cách và thay đổi sách giáo khoa nhưng quên mất điều đầu tiên cần cải thiện là kỹ năng của người giảng dạy.

Học sinh thiếu 'quyền nói' phải chăng do giáo viên thiếu kỹ năng?- Ảnh 2.

Người thầy trong thời đại AI phải luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng để tự tin đứng lớp và tạo dựng niềm tin trong mắt học trò

ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Người thầy của thời đại AI phải có kỹ năng lắng nghe, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề mới có thể giúp học sinh trở thành những người có tư duy độc lập và phân tích. Nếu người thầy có năng lượng truyền tải, kỹ năng truyền đạt như một MC thì dĩ nhiên lớp học sẽ thú vị hơn nhiều.

Trong thời đại ngày nay, vai trò người thầy vẫn hơn hẳn công cụ AI vì giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn biết khơi gợi, truyền cảm hứng và lắng nghe. Nếu người thầy không thể làm tốt được như vậy, thì gần như quyền nói của bọn trẻ bị hạn chế và tiết học trở thành sự kiềm hãm niềm vui của đôi bên.

Chỉ những giáo viên có khả năng thích ứng và đổi mới để theo kịp xu hướng phát triển mới có thể truyền cảm hứng cho học sinh sáng tạo.

Do đó, thay vì hỏi tại sao con em chúng ta không thích đến trường thì đôi khi ta cần đặt lại câu hỏi trường học có thật sự là nơi tạo được sự yêu thích để bọn trẻ hào hứng đến đó vào mỗi sáng thức giấc hay không? Trong đời đại AI, mong ra hầu hết học sinh sẽ có cơ duyên được học cùng những người thầy cô giỏi chuyên môn, biết truyền cảm hứng để các con thấy việc học thật thú vị và thời gian lại trôi quá mau.



Source link

Cùng chủ đề

Trao giải ‘Khoảnh khắc Tết của tôi’: Nhiều hoạt động khám phá độc đáo, truyền cảm hứng

Khoảnh khắc Tết của tôi 2024. Các tác phẩm dự thiBan giám khảo chấm giải Khoảnh khắc Tết của tôi Ảnh: DUYÊN PHAN ...

‘Tiếng nói tuổi trẻ – Hành động của Đoàn’: Chia sẻ lịch sử, truyền cảm hứng theo cách của người trẻ

Trả lời câu hỏi này, Bí thư Trung ương Đoàn, anh Nguyễn Tường Lâm cho hay nâng cao năng lực ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cho đoàn viên, thanh thiếu niên là nhiệm vụ rất quan trọng. Vì vậy, năm 2018, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ban hành "Đề án nâng cao năng lực tiếng Anh...

Cô gái xinh đẹp giúp những đứa trẻ miền quê định vị bản thân

Từng khởi nghiệp với số tiền chỉ vỏn vẹn 384.000 đồng, giờ đây Nguyễn Mai Thảo Trâm (23 tuổi), ngụ tại tỉnh Quảng Nam đã trở thành người đồng sáng lập và điều hành Học viện SENDA, nơi giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc, kỹ năng và thái độ sống. Không chỉ xinh đẹp, giỏi giang, Thảo Trâm còn có hoài bão tạo nên thật nhiều giá trị cho thế hệ trẻ của quê hương xứ Quảng. Từ thời THPT,...

Cuộc thi viết Khoảnh khắc Tết của tôi gợi nhiều cảm hứng và kỷ niệm

Buổi chấm giải cuộc thi Khoảnh khắc Tết của tôi ngày 5-3-2024Sau nhiều lần trao đổi và chấm điểm, ban tổ chức cuộc thi Khoảnh khắc Tết của tôi đã quyết định chọn các bài viết để trao 1 giải nhất (15 triệu đồng tiền mặt và quà tặng), 2 giải nhì (7 triệu đồng và quà tặng), 3 giải ba (5...

Chấm giải ‘Khoảnh khắc Tết của tôi’: Bất ngờ với nhiều cách đón Tết độc đáo

Là 1 trong 4 giám khảo cuộc thi (cùng Phó tổng thư ký báo Tuổi Trẻ - Trương Bảo Châu và nhà báo Huy Thọ, phó giám đốc Trung tâm Truyền thông báo Tuổi Trẻ), nhà văn Huỳnh Trọng Khang cũng cho rằng chất lượng bài thi năm nay đồng đều. Giám khảo dựa vào một số tiêu chí cụ thể để...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Nhận định đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Hơn 11.000 thí sinh dự đợt một kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) để lấy kết quả xét tuyển vào khoảng 90 trường. Sáng 23/3, khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội đông đúc phụ huynh, thí sinh đến thi đánh giá năng lực. Đây là đợt thi HSA đầu tiên trong năm nay, diễn ra tại 8 điểm thi ở Hà Nội, Thái Bình và Nam Định. So với...

Cùng chuyên mục

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Phát động cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024

Ngày 24-3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP năm 2024 (ACP World Championship 2024).Suốt 7 mùa giải, Trung ương Đoàn mong muốn tạo sân chơi trí tuệ bổ...

Học sinh đưa Chí Phèo – Thị Nở lên sân khấu

Hà NộiHọc sinh hóa thân thành Chí Phèo - Thị Nở và những nhân vật trong tác phẩm văn học, khiến nghệ sĩ Xuân Bắc và nhà văn Sương Nguyệt Minh bất ngờ. Diễn viên đóng vai Thị Nở mặc váy đụp, tay xách hai chum nước vung vẩy, hai chân khệnh khạng bước đi. Trông thấy bóng mình dưới nước, Thị Nở bỗng hét lên: "Đứa nào ở dưới sông thế nhỉ? Thôi đúng rồi, đúng là Nở...

Nhiều cách ‘dụ’ trò mê sách

Phụ huynh đồng hành cùng conVới Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Sơn Trà), có một phong trào thu hút không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cùng tham gia mang tên "Đằng sau thành công của con là bóng dáng của bố mẹ". Theo đó, qua nhóm Facebook do nhà trường lập, phụ huynh sẽ quay và đăng tải lên...

Mới nhất

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj...

Dự kiến tổ chức nhiều chương trình đặc sắc, ấn tượng tại Lễ hội Vì hòa bình

Tại buổi làm việc, ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã trình bày dự thảo kịch bản, chương trình khung các hoạt động Lễ hội...

Hội An là nơi du lịch một mình an toàn nhất thế giới, chi phí rẻ nhất châu Á

Phố cổ Hội An (Quảng Nam, Việt Nam) đã vinh dự đứng đầu danh sách những điểm đến du lịch một mình an toàn nhất thế giới do website Smoky Mountains của Mỹ tổng hợp. Theo trang web, Hội An có tỷ lệ tội phạm là 6,25, so với Lima của Peru, nơi có tỷ lệ tội phạm cao nhất...

Có nên dán kính chống nhìn trộm cho iPhone?

Kính cường lực chống nhìn trộm không còn quá xa lạ với người dùng điện thoại thông minh hiện nay. Kính cường lực chống nhìn trộm là miếng dán cường lực dành cho màn hình điện thoại. Nó có tác dụng hạn chế tầm nhìn của người xung quanh trong phạm vi góc nhìn nghiêng 90 độ. Điều...

Mới nhất