Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếHỏng thận ở tuổi đôi mươi

Hỏng thận ở tuổi đôi mươi


Hà NộiCô gái 21 tuổi đến viện khám vì viêm cầu thận, men gan cao gấp 13 lần bình thường, nguyên nhân là thói quen uống rượu triền miên.

Cầm kết quả xét nghiệm của cô gái, bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, Bộ môn Nội tổng hợp, Đại học Y Hà Nội, ngạc nhiên vì chỉ số gan thận ở mức báo động. Tuy nhiên, bệnh nhân tỏ ra khá bình thản, nói đã biết điều này từ nhiều lần khám trước. Cô từ chối mọi câu hỏi của bác sĩ, chỉ cho biết “lý do là ngày nào cũng uống rượu và yêu cầu điều trị”.

“Giữa áp lực và cám dỗ cuộc sống, nhiều người trẻ chưa đủ bản lĩnh, đồng thời thiếu sự định hướng, phải trả giá bằng chính sức khỏe của mình”, bác sĩ nói khi kể lại trường hợp trên, thêm rằng ngày càng nhiều người trẻ bị suy thận mạn tính, thậm chí giai đoạn cuối. Lúc này, người bệnh buộc phải chạy thận nhân tạo chu kỳ dù tuổi đời còn trẻ.

Như nữ sinh 17 tuổi, không kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Trước vào viện khoảng ba tháng, cô đau các khớp ở hai bàn tay và rụng tóc nhiều, sau đó phù toàn thân tăng dần, tiểu ít, mệt mỏi, ho, khó thở. Vào viện, bệnh nhân được chẩn đoán suy thận nặng do đợt cấp của lupus ban đỏ hệ thống (một bệnh tự miễn dịch thường gặp ở người nữ trẻ tuổi) kèm suy tim, biến chứng viêm phổi, thiếu máu nặng.

Các bác sĩ phải truyền máu, dùng kháng sinh, lọc máu cấp cứu sau đó thay huyết tương để làm giảm tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân đáp ứng với thuốc kém, phải lọc máu hỗ trợ và sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài. Tình trạng này không kéo dài được lâu, người bệnh phải lọc máu chu kỳ để duy trì sự sống hoặc chờ ghép thận.

Trường hợp khác, nam 20 tuổi, đi khám vì thấy mệt mỏi, xanh xao, buồn nôn khi ăn. Kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối do viêm cầu thận mạn, phải đặt ống thông tĩnh mạch để lọc máu cấp cứu. Sau đó, bác sĩ mổ nối thông động tĩnh mạch ở cổ tay để chạy thận nhân tạo chu kỳ, buộc phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào “quả thận máy” đến khi được ghép thận.





Các bác sĩ sinh thiết thận, kiểm tra chức  cho người bệnh. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Các bác sĩ sinh thiết thận, kiểm tra chức năng thận cho người bệnh. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bệnh thận và suy thận mạn tính là gánh nặng của ngành y tế cũng như gia đình người mắc. Khảo sát Inside CKD trên 11 quốc gia cho thấy chi phí chi trả cho bệnh thận mạn hàng năm lên đến hàng tỷ USD, chiếm 2,4-7,5% chi tiêu y tế hàng năm. Phí quản lý bệnh thận mạn ở giai đoạn cuối cho các liệu pháp chạy thận nhân tạo, thay thế thận, đặc biệt tăng cao.

Thống kê của Hội thận học thế giới ước tính khoảng ba triệu người đang phải duy trì sự sống nhờ phương pháp lọc máu (bao gồm chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng) và ghép thận. Đặc biệt, tỷ lệ người trẻ, người còn trong độ tuổi lao động mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng.

Việt Nam ghi nhận hơn 10 triệu người mắc bệnh thận mạn tính. Tỷ lệ mắc bệnh thận mạn mới hằng năm là khoảng 8.000 người, 800.000 bệnh nhân cần phải chạy thận lọc máu, chiếm 0,1 % dân số. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có 5.500 máy chạy thận phục vụ 33.000 bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong do bệnh này đứng thứ 8 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng khoa Nội thận tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho biết trong khoảng 5 năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân trẻ mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ tăng lên khoảng 5-10%. Nhiều trường hợp tình cờ phát hiện bệnh từ dấu hiệu mờ nhạt như mệt mỏi, ăn không ngon miệng, buồn nôn.

“Đến khi đi khám phát hiện bị suy thận mức độ nặng, thậm chí suy thận giai đoạn cuối, bắt buộc phải lọc máu để duy trì sự sống”, bác sĩ nói.

Hiện, nơi này điều trị khoảng 130 bệnh nhân điều trị lọc máu chu kỳ, chia đều 4 ca. Trong số này, 30-40% bệnh nhân dưới 40 tuổi, thậm chí 30 tuổi, hoặc người trẻ khỏe, không nghiện rượu bia, chăm lười vận động.

“Thực tế này bị ngược so với các nước phát triển bởi nguyên nhân chủ yếu gây suy thận mạn là do tăng huyết áp và đái tháo đường”, bác sĩ Thanh nói. Còn ở Việt Nam, nguyên nhân gây suy thận thường là bệnh cầu thận, sỏi tiết niệu, nhiễm trùng, lạm dụng thuốc không theo chỉ định hoặc lối sống phản khoa học. Do vậy, tuổi trung bình của người mắc bệnh thận mạn tính ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển.

Ngoài ra, suy thận mạn tính là bệnh diễn biến âm thầm, không có triệu chứng nên bệnh nhân ở những giai đoạn sớm có thể không biểu hiện biệt. Khi đã có biểu hiện triệu chứng thì thường đã ở những giai đoạn muộn, dẫn đến điều trị bệnh trở nên khó khăn và hiệu quả thấp.

Đặc biệt, lối sống thiếu khoa học như ít vận động, thiếu ngủ, vệ sinh kém, uống không đủ nước cũng là nguyên nhân. Thường xuyên nhịn tiểu, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, ăn mặn, ăn quá nhiều thịt, ăn nhiều đường và đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ, tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn, béo phì, sử dụng thuốc bừa bãi cũng gây suy thận.





Nhiều người trẻ bị suy thận giai đoạn cuối không rõ nguyên nhân, gây áp lực lên hệ thống y tế và xã hội. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Nhiều người trẻ bị suy thận giai đoạn cuối không rõ nguyên nhân, gây áp lực lên hệ thống y tế và xã hội. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện lối sống lành mạnh. Tất cả mọi người, kể cả những người trẻ tuổi cần có chế độ ăn cân bằng, uống đủ nước, không ăn mặn, hạn chế đồ ăn nhanh và lạm dụng thức uống có cồn.

Không thuốc lá, tập thể dục thể thao hàng ngày tùy theo tình trạng sức khỏe từng cá nhân. Tránh sử dụng thuốc bừa bãi đặc biệt là các thuốc không cần kê đơn, thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc.

Người mắc bệnh lý cấp tính như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh lý ác tính, bệnh tự miễn dịch, sỏi tiết niệu cần theo dõi sức khỏe để phòng bệnh.

Theo bác sĩ Thanh, chỉ cần xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu và siêu âm hệ tiết niệu là có thể sàng lọc và phát hiện sớm suy thận mạn tính. Người dân cần chủ động đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát bệnh thận ít nhất một lần một năm, đặc biệt nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, người bị thừa cân hoặc béo phì, người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, có bệnh lý tim mạch, có bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp.

Hiện cũng chưa có biện pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn suy thận mạn tính. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân buộc phải điều trị lọc máu hoặc ghép thận.

“Lúc này, cuộc sống người bệnh gần như gắn liền với bệnh viện và chi phí lớn”, bác sĩ nói.

Thùy An




Source link

Cùng chủ đề

Nữ nhân lãng mạn ở phố Trịnh

Chiều Xuân Hà Nội dịu dàng se lạnh, thật thích hợp để trò chuyện với một người yêu Hà Nội và dành nhiều tâm huyết cho phố đi bộ như chị Phan Thu Hằng.
01:28:26

Hà Nội mùa cây thay lá mới

Hà Nội sau những ngày mưa phùn và ẩm ướt, những hàng cây bàng, cây lộc vừng đồng loạt nảy chồi non. Vẫn những góc phố và con đường thân quen, nhưng cảnh sắc thiên nhiên giờ đây thật lạ. Mùa cây thay lá mới, Hà Nội như dịu dàng hơn, có chút trầm lắng trong những ngày lạnh cuối cùng còn sót lại. vtv.vn Nguồn

Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa sưa nở trắng trời

Những ngày giữa tháng 3, hoa sưa bung nở trắng xóa khắp nhiều tuyến phố ở Hà Nội, thu hút ánh nhìn của nhiều người. Laodong.vn Nguồn

Bí quyết giúp ‘người sắt’ 10 lần vô địch giải thể hình

Hà NộiKết thúc buổi dạy, huấn luyện viên Tạ Đình Thái, 43 tuổi, dành cho bản thân nửa tiếng để tập luyện, vừa ngắm nghía từng nét cơ bắp trong gương. Căn phòng khoảng 30 mét vuông nhưng gương có ở mọi nơi, giúp người tập dễ quan sát và theo dõi quá trình tập luyện của bản thân. Soi gương cũng là thói quen hàng ngày của anh Thái, "vừa để nhận ra khuyết điểm vừa uốn nắn...

Cây gạo cổ thụ nở hoa đỏ rực trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội

TPO - Chớm hè, cây gạo cổ thụ trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở hoa rực rỡ, tạo vẻ đẹp linh thiêng trong không gian ngôi cổ tự nghìn năm tuổi. Tháng 3 về, cây gạo cổ thụ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) lại bắt đầu nở hoa, đỏ rực trong không gian ngôi cổ tự đã nghìn năm tuổi. Hoa gạo nở phủ kín sân chùa Cả, soi bóng hồ Long Trì. Hoa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thể thao đỉnh cao ảnh hưởng tới VĐV thế nào

Từ mắt cá chân phồng, đôi chân gân guốc đến những ngón chân bị biến dạng, báo Anh Sportmail liệt kê những VĐV chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc thi đấu đỉnh cao. Bàn chân của Cristiano RonaldoRonaldo làm dậy sóng mạng xã hội khi đăng tải bức ảnh đang nghỉ ngơi sau khi ghi bàn duy nhất giúp Al Nassr thắng Al Ahli tại Saudi Pro League ngày 16/3. Tiền đạo 39 tuổi đăng bức ảnh...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Sinh viên thiết kế chip đo tốc độ xe, sóng não

Chip tích hợp vào camera đo tốc độ xe, chip trong thiết bị đo sóng não hỗ trợ giấc ngủ… là các ý tưởng của sinh viên tham gia cuộc thi Thiết kế vi mạch TP HCM. Sáng 24/3, Khu công nghệ cao TP HCM phối hợp Thành đoàn tổ chức vòng loại cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 với sự tham gia của 29 nhóm dự án của các bạn trẻ...

Bài đọc nhiều

Hội chứng Mallory Weiss – VnExpress Sức khỏe

Hội chứng Mallory Weiss đặc trưng bởi xuất huyết tiêu hóa cấp tính do vết rách niêm mạc tại thực quản hoặc gần dạ dày hay kết hợp cả hai do áp lực ổ bụng tăng mạnh và đột ngột. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đặc điểm- Hội chứng Mallory Weiss chiếm khoảng 8-15% số trường hợp...

6 dấu hiệu cảnh báo bạn bị cao huyết áp, tuyệt đối không bỏ qua

Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, nhưng hầu hết các triệu chứng bệnh cao huyết áp đều không có biểu hiện rõ ràng, cường độ xuất hiện cũng khác nhau, tùy theo mức...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Món ăn giúp chắc xương khớp

Cá hồi, hạt lanh cung cấp axit béo omega-3, giảm viêm ở các khớp; rau bina, ớt chuông đỏ, cải xoăn giàu vitamin C, giúp xương khỏe mạnh. Tập thể dục, ăn uống cân bằng và duy trì tư thế tốt là những thói quen giữ cho khớp linh hoạt, hoạt động trơn tru. Duy trì các khớp khỏe mạnh giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các bệnh viêm khớp khởi phát.Một số chất dinh dưỡng dưới đây còn...

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu ở cổ họng cảnh báo chứng sa sút trí tuệ không nên bỏ qua

Chứng sa sút trí tuệ không chỉ là tình trạng mất trí nhớ và lú lẫn nghiêm trọng - mà thực sự có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thể chất. ...

‘Phao cứu sinh’ giúp giảm nguy cơ đột quỵ não tái phát

Theo PGS.TS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, thời gian nằm viện trung bình trong giai đoạn cấp của bệnh nhân đột quỵ não là từ 4 ngày (thiếu máu cục bộ) và 7 ngày (chảy máu não).Những người sống sót sau đột quỵ thường được chuyển từ chăm sóc cấp tính đến một cơ sở phục hồi chức năng nội trú, cơ sở điều dưỡng lành nghề hoặc bệnh viện...

Mắc viêm khớp dạng thấp có được uống rượu bia?

Mức độ ảnh hưởng của rượu bia đến viêm khớp dạng thấp tùy thuộc nhiều yếu tố, người bệnh tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ với sức khỏe. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các khớp, gây viêm.Một số nghiên cứu cho rằng một lượng nhỏ đồ uống có cồn mỗi tuần có thể có lợi cho người bệnh...

Mới nhất

Khoảnh khắc mỗi năm chỉ xuất hiện một lần trên dòng sông Đà hùng vĩ

Những ngày cuối tháng ba, sông Đà chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình có màu nước xanh trong cuộn chảy, hai bên bờ là khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ. Sông Đà chảy trên địa phận tỉnh Hoà Bình dài khoảng 93km và có khoảng 70km chảy trên địa phận các xã vùng cao thuộc huyện Đà Bắc có...

Sinh viên thiết kế chip đo tốc độ xe, sóng não

Chip tích hợp vào camera đo tốc độ xe, chip trong thiết bị đo sóng não hỗ trợ giấc ngủ… là các ý tưởng của sinh viên tham gia cuộc thi Thiết kế vi mạch TP HCM. Sáng 24/3, Khu công nghệ cao TP HCM phối hợp Thành đoàn tổ chức vòng loại cuộc thi Thiết kế vi mạch...

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngày 24/3, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. Trưa 24/3/2024, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: TTXVN Tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Phần...

Tăng cường giám sát, đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ dân sinh

Theo Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Phan Văn Tôn, trong 2 năm 2022 và 2023, Hòa Vang được giao triển khai thực hiện 8 dự án nhóm C, trong đó, có 2 dự án đã hoàn thành, 6 dự án đang thi công. Năm 2024 được giao làm chủ đầu tư 39 dự án, với tổng kinh...

Mới nhất