Trang chủNewsKinh tếHướng đi mới để giải quyết vấn đề “thẻ vàng” trong ngành...

Hướng đi mới để giải quyết vấn đề “thẻ vàng” trong ngành thủy sản

Giảm khai thác hải sản từ tự nhiên, đẩy mạnh nuôi trồng trên biển (nuôi biển), đặc biệt ở quy mô công nghiệp, là một trong những giải pháp mà ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới nhằm cân bằng giữa nhu cầu của con người với bảo tồn tài nguyên biển, qua đó phát triển ngành thủy sản một cách bền vững. Bên cạnh đó, đây được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết vấn đề khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Cá được bày bán tại cảng cá Đông Hải. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

Cá được bày bán tại cảng cá Đông Hải. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Với chiều dài bờ biển lên tới 3.260km, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ. Đây là một trong những lợi thế quan trọng đối với Việt Nam để phát triển nuôi biển. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi biển ở nước ta hiện nay còn gặp không ít khó khăn, thách thức do nhận thức về giá trị nuôi biển còn hạn chế, rủi ro lớn, nguồn lực thiếu, hiểu biết thị trường cho các sản phẩm nuôi biển chưa sâu.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, quy mô nuôi biển ở Việt Nam vẫn còn nhỏ, dẫn tới giá thành cao và khả năng cạnh tranh thấp. Khu vực nuôi biển lại chủ yếu ở gần bờ, ven các đảo. Việc đảm bảo con giống, thức ăn nuôi, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu sản phẩm… vẫn còn hạn chế.

Kết quả là theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, tính đến năm 2022, diện tích nuôi biển ở nước ta mới đạt 85.000 ha với 8,9 triệu m3 lồng; sản lượng nuôi biển đạt 750.000 tấn; tổng số cơ sở nuôi biển của nước ta có khoảng 7.447 cơ sở với 248.768 lồng/bè. Về giống, nước ta đã sản xuất được cá biển, nhuyễn thể và rong biển với nhiều công nghệ, mô hình nuôi khác nhau.

Trong bối cảnh đó, tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1664/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó khẳng định: “Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển (gọi tắt là nuôi biển) thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có đóng góp quan trọng về sản lượng, giá trị và chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong toàn bộ ngành thủy sản, trong đó lấy doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt để đầu tư phát triển nuôi biển quy mô công nghiệp ở vùng biển xa”.

Trong Đề án, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280.000 ha, thể tích lồng nuôi 10,0 triệu m3, sản lượng nuôi biển đạt 850.000 tấn; và đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha, thể tích lồng nuôi 12,0 triệu m3, sản lượng nuôi biển đạt 1.450.000 tấn:

Để thực hiện mục tiêu trên, trong Đề án, Chính phủ đề ra 6 nhóm nhiệm vụ và 9 nhóm giải pháp cụ thể, đồng thời đưa ra một loạt danh mục các dự án đầu tư, nghiên cứu chủ yếu trong các lĩnh vực: đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi biển, phát triển khoa học công nghệ phục vụ các khâu trong chuỗi nuôi biển, và quản lý nuôi biển.

Triển khai Đề án trên, ông Trần Công Khôi, Trưởng phòng Giống và Thức ăn thủy sản, Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết ngành đang cùng các tổ chức, đơn vị cá nhân chuyển đổi nghề cho bà con khai thác ven bờ sang phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển. Bên cạnh đó, ngành đang phối hợp cùng số công ty triển khai các mô hình nuôi thủy sản cộng đồng tại Phú Yên, Bình Định, Cà Mau, Kiên Giang… Những mô hình này phát triển theo phương thức đồng quản lý vừa quản lý được khai thác ven bờ, vừa chuyển đổi nghề cho bà con ngư dân, đồng thời giúp các hoạt động khai thác tận diệt ven bờ được giảm thiểu.

Tuy nhiên, PGS.TS Võ Văn Nha, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III, nêu vấn đề là trừ các doanh nghiệp nuôi biển, phần nhiều người nuôi đều nuôi theo kiểu truyền thống, với vật liệu làm lồng thô sơ, kỹ thuật nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

Vì thế, theo các chuyên gia, ứng với với mỗi một nhóm quy mô nuôi biển khác nhau, Nhà nước cần đưa ra các giải pháp chuyển đổi khác nhau. Chẳng hạn với nhóm có qui mô lớn, cần vận động người dân hợp tác, hướng đến chuyển đổi sang các mô hình nuôi biển theo hướng công nghệ cao như các công ty, doanh nghiệp để dẫn dắt những người nuôi khác.

Với nhóm có quy mô trung bình, tập trung hướng dẫn, tập huấn/đào tạo và tăng cường tham quan mô hình nuôi biển tốt hơn, hiện đại hơn, bảo vệ môi trường biển trong sạch hơn; đồng thời có chính sách hỗ trợ, có giải pháp khoa học công nghệ tốt hơn/khác biệt hơn so với kiểu nuôi biển truyền thống.

Với nhóm có ít ô lồng hơn thì cần thúc đẩy liên kết để gia tăng nguồn lực, khuyến khích họ chuyển đổi nghề hoặc liên kết lại với nhau để họ vẫn có thể tham gia vào chuỗi hoạt động nuôi biển ở địa phương.

Thả cá tại mô hình lồng HDPE được thí điểm tại vùng biển hở của tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Đặng Tuấn –TTXVN

Thả cá tại mô hình lồng HDPE ở tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Đặng Tuấn –TTXVN

Một trong những mô hình nuôi biển khá thành công hiện nay là mô hình xây dựng chuỗi nuôi biển cho bà con ở Quảng Ninh của Công ty Cổ phần Tập đoàn STP Group. Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Tổng Giám đốc STP Group, chia sẻ doanh nghiệp này đã kết hợp với 43 hộ nông dân, hỗ trợ trả góp trong vòng 18 tháng, doanh nghiệp cung cấp giống cho các hộ nông dân và sau đó, thu mua sản phẩm của họ để bán lại cho Công ty Rau câu Long Hải.

Còn để sản phẩm nuôi biển có thể xuất khẩu, các chuyên gia cho rằng cần phải xây dựng các vùng nuôi lớn đạt chuẩn, đồng thời phải có nghiên cứu sâu, đủ về các thị trường tiềm năng và có cách tiếp cận phù hợp, làm theo đúng yêu cầu thị trường.

Hiện nay, ngành thủy sản đang tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển giao khoa học công nghệ về thiết kế, vật liệu làm lồng bè; công nghệ sản xuất giống, thức ăn, nuôi thương phẩm, phòng trị bệnh và các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời tăng cường hợp về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý, nghiên cứu và sản xuất cho nuôi biển./.

Hoàng Hà

Cùng chủ đề

Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Chúc mừng các gương mặt trẻ được tuyên dương về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian vừa qua, phát biểu tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 nhấn mạnh, đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ với khát vọng xây dựng...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp.Dưới đây là...

U23 Việt Nam kết thúc tập huấn ở Tajikistan bằng kết quả hòa

Thầy trò Moulay Azzeggouarh cầm hòa 0-0 cùng đội chủ nhà U23 Tajikistan ở trận tái đấu diễn ra vào tối 23-3 (giờ Việt Nam), qua đó khép lại chuyến tập huấn trên nước bạn với chuỗi kết quả tích cực. Càng cuối trận, tốc độ trận đấu bị giảm dần vì thể lực không đảm bảo của đôi bên. Ở phút 87, tiền đạo vào sân thay người Nguyễn Quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Bài đọc nhiều

Điều gì khiến đảo Vũ Yên thành nơi tọa lạc độc nhất vô nhị của Thành phố đảo Hoàng gia?

Điều gì khiến đảo Vũ Yên thành nơi tọa lạc độc nhất vô nhị của Thành phố đảo Hoàng gia?Sở hữu những lợi thế đắt giá “ngàn năm có một”, nơi sinh khí và tinh hoa hội tụ, đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang trở thành tâm điểm khi được lựa chọn để kiến tạo nên “đảo tỷ phú” mới của thế giới - Vinhomes Royal Island. ...

Phòng khám Charlie tiên phong công nghệ Thon gọn hàm Slim V-Face không cần phẫu thuật

Với hành trình 10 năm xây dựng và phát triển, Phòng khám Charlie đã trở thành thương hiệu chăm sóc sắc đẹp uy tín, chất lượng góp phần thay đổi cuộc sống cho hàng ngàn chị em. ...

Tâm điểm giao thương sầm uất bậc nhất Văn Giang

Hội tụ giá trị hiện hữu hiếm có cùng tiềm năng vượt trội trong tương lai, Vaquarius kiến tạo tâm điểm giao thương sôi động và sầm uất bậc nhất Văn Giang. Đặc quyền trung tâm, giá trị hiện hữu  Văn Giang là vùng đất trù phú bên dòng sông Hồng, nổi tiếng với nghề sản xuất hoa cây cảnh lớn nhất cả nước. Nhờ sự phát triển...

VN-Index cán mốc 2.180 điểm, dòng tiền chảy mạnh vào thị trường

VN-Index chốt tuần với 2.181,8 điểm, ngưỡng cao kỷ lục 18 tháng qua. Thị trường khép lại tuần biến động, nhiều nhà đầu tư "bắt đáy" thành công. ...

Khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Hoàng Hiệp -Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư tỉnh ủy Nghệ An; ông Watanabe Shige - Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, bà Takebayashi Yoko - Phó Trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam và nhiều đại diện các cơ quan liên quan. Dự án “Khôi phục, nâng...

Cùng chuyên mục

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tưUBND tỉnh Thanh Hoá cho biết vừa có quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh. Theo đó, Trưởng Ban chỉ đạo là Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá;...

Thế Giới Di Động dự tính phát hành cổ phiếu ESOP không quá 2%

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động mới công bố tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên phương án phát hành cổ phiếu cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt (ESOP) nếu hoàn thành vượt 110% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Theo tờ trình, nếu lợi nhuận sau thuế của công ty đạt dưới 110% kế hoạch,...

Pacific Airlines trả slot không khai thác

Trong báo cáo mới nhất gửi đến Cục Hàng không Việt Nam, Pacific Airlines cho biết, phương án mới nhất về slot (lượt cất hạ cánh) sẽ được hãng phối hợp với Vietnam Airlines hoàn trả trong quá trình tạm ngừng khai thác.Trả lời PV VTC News, đại diện hãng Pacific Airlines thông tin, việc trả các slot khi quá thời hạn 2 tháng bị thu hồi chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (AOC), hoặc các chặng...

Mới nhất

Diện mạo Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trị giá 2.500 tỷ đồng

 Dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trị giá 2.500 tỷ đồng nằm cạnh đại lộ Thăng Long (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang gấp rút hoàn thiện để kịp mở cửa đón khách trong năm 2024. Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng...

Nhân chứng kể khoảnh khắc ‘người hùng’ đối đầu kẻ khủng bố nhà hát Nga

Bà Elena cho biết một người đàn ông đã dũng cảm lao vào giằng súng của kẻ khủng bố trong nhà hát Crocus, giúp hàng chục người trốn thoát. Bà Elena, 61 tuổi, tối 22/3 tới nhà hát Crocus City Hall, ngoại ô Moskva, để xem ban nhạc Picnic biểu diễn. Nhưng khi buổi diễn chưa bắt đầu, tiếng...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh...

U23 Việt Nam hòa nhạt nhòa U23 Tajikistan, HLV Troussier thêm âu lo

Đúng như dự đoán của giới chuyên môn, HLV Maulay tạo ra hàng loạt sự thay đổi trong đội hình xuất phát của U23 Việt Nam. Mục tiêu của trận đấu gặp U23 Tajikistan là cọ xát và giúp các cầu thủ có thêm kinh nghiệm.Trong khung gỗ, Văn Bình bắt chính và các hậu vệ phía trên...

Mới nhất