Trang chủNewsThế giớiIsrael vô hiệu hóa thêm 4 tướng lĩnh Hamas, trực thăng Nga...

Israel vô hiệu hóa thêm 4 tướng lĩnh Hamas, trực thăng Nga bất ngờ xuất hiện ở lãnh thổ Nhật Bản?



Ông Zelensky tức giận vì phương Tây, lý do Mỹ phản đối ngừng bắn cho xung đột Israel-Hamas … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Lực lượng Hamas và quân đội Israel đã có cuộc giao tranh khốc liệt trong ngày 29/10. (Nguồn: AP)
Xung đột Israel-Hamas tiếp tục diễn biến phức tạp. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

* Chính phủ Nga thảo luận tăng cường ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài: Ngày 31/10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết một ngày trước đó, ông Vladimir Putin cùng các quan chức chính phủ và an ninh hàng đầu đã thảo luận tăng cường các biện pháp nhằm chống lại sự can thiệp từ bên ngoài.

Cụ thể, trong tuyên bố tại cuộc họp ngày 30/10 gồm các thành viên Hội đồng An ninh, chính phủ và các người đứng đầu các cơ quan thực thi pháp luật, ông Putin cáo buộc phương Tây và Ukraine khuấy động tình trạng bất ổn ở Nga sau khi kẻ bạo loạn ở Dagestan xông vào một sân bay để “bắt” hành khách Do Thái trên chuyến bay từ Tel Aviv. Ukraine bác bỏ sự liên quan đến vụ việc trên. Hiện Nga đang phân tích vụ việc ở Dagestan để giảm thiểu nguy cơ tái diễn. (Reuters)

* Ukraine sẽ bảo vệ nhiều lớp đối với các cơ sở năng lượng: Ngày 30/10, Bộ trưởng Năng lượng nước này Herman Galushchenko cho hay “lá chắn bảo vệ” đối với cơ sở hạ tầng năng lượng sẽ bao gồm các hệ thống và thiết bị phòng không. Điều này sẽ đưa Kiev quốc gia đầu tiên trên thế giới có sự bảo vệ như vậy đối với các cơ sở năng lượng.

Ông Galushchenko cho rằng các cuộc tấn công của Nga đã gây ra thiệt hại to lớn cho các cơ sở năng lượng của Ukraine. Do đó, việc dự trữ thiết bị ở châu Âu để sửa chữa các cơ sở này là đặc biệt quan trọng. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo giám sát quốc tế đối với cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Theo chính quyền Ukraine, có tới khoảng một nửa số cơ sở điện của nước này bị hư hại trong khoảng thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023. (TTXVN)

* Ông Zelensky tiếp phái đoàn lưỡng đảng Hạ viện Mỹ: Ngày 30/10, bộ phận báo chí của Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết ông đã tiếp đoàn lưỡng đảng Hạ viện Mỹ gồm nghị sĩ French Gill, Michael Quigley và Stephen Lynch.

Trong cuộc hội đàm, hai bên đã thảo luận về việc Washington tiếp tục hỗ trợ toàn diện cho phía Kiev. Tổng thống Zelensky đã thông báo cho phái đoàn Mỹ tình hình chiến sự và các nhu cầu ưu tiên của Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU).

Kênh Telegram của Văn phòng Tổng thống Ukraine đăng tải đoạn video về tuyên bố của Nghị sĩ Michael Quigley, thành viên đảng Dân chủ bang Illinois, người xác nhận rằng đôi khi xảy ra “những tình huống rất khó chịu” liên quan đến việc phân bổ viện trợ cho Kiev. Ông cũng lưu ý rằng có “sự chia rẽ quan điểm” về vấn đề viện trợ: “Tôi hiểu cần có đạn pháo 155mm, nhưng Israel cũng cần chúng”. Ông ám chỉ rằng đã đến lúc Ukraine phải tự chủ hơn về vũ khí và đạn dược. (TTXVN)

* Báo Anh: Ông Zelensky tức giận do phương Tây giảm nhiệt huyết với Ukraine: Ngày 30/10, tờ The Times (Anh) dẫn nguồn tin thạo tin cho biết, Tổng thống Ukraine đã “thất vọng và tức giận” sau khi thăm Mỹ.

Theo tờ báo, ông Zelensky đã mất đi “sự lạc quan, khiếu hài hước thường thấy và xu hướng làm sôi động cuộc họp trong phòng họp bằng trò đùa”. Một trong người thân cận lưu ý Tổng thống Ukraine “cảm thấy bị các đồng minh phương Tây phản bội” và làm cho ông không còn phương tiện để “chiến thắng” trước Moscow. Song niềm tin của chính trị gia này “về chiến thắng cuối cùng trước Nga” bắt đầu làm cố vấn của ông lo lắng.

Trước đó, tờ này dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao nhấn mạnh VSU không còn người và vũ khí cho đợt tấn công tiếp theo. Kiev đã yêu cầu quân đội tiến hành chiến dịch đánh chiếm Gorlovka, song binh sĩ không được bảo đảm đầy đủ để triển khai chiến đấu. Một sĩ quan Ukraine cho hay: “Đầu tháng 10, Kiev yêu cầu triển khai một chiến dịch ‘lấy lại’ thành phố Gorlovka. Câu trả lời đến dưới dạng câu hỏi: Bằng gì? Vũ khí đâu? Pháo binh đâu? Các tân binh ở đâu?”.

Nằm cách thành phố Donetsk 50 km, Gorlovka là nơi đặt trụ sở công ty khai thác than và hóa chất lớn Stirol. Trước khi bắt đầu cuộc xung đột ở Donbass, dân số Gorlovka là hơn 250.000 người. (The Times)

TIN LIÊN QUAN
Ukraine tuyên bố ‘mạnh tay’ với khí đốt Nga, vô tình giáng ‘đòn’ mới vào thị trường EU?

* Israel tiêu diệt thêm 4 thủ lĩnh cấp cao Hamas, cảnh giác ở Biển Đỏ: Ngày 30/10, viết trên mạng xã hội X, người phát ngôn Lực lượng phòng vệ Israel (IDF), Chuẩn tướng Daniel Hagari, nhấn mạnh sau khi nhận được tin tình báo chính xác, binh sỹ Israel đã tấn công và vô hiệu hóa các chỉ huy cấp cao của Hamas.

Trong số những người này có chỉ huy lực lượng hải quân khu vực miền Trung dải Gaza, Jamil Baba, chỉ huy đơn vị chống tăng thuộc tiểu đoàn Tafah, Muhammad Safadi, và đối tượng Muwaman Hegazi cũng thuộc đơn vị chống tăng của tiểu đoàn Tafah. Một vụ tấn công khác cũng đã bắn trúng ông Muhammad Awadallah, nhân vật cấp cao trong đội ngũ chế tạo vũ khí của Hamas

Hồi tuần trước, IDF cũng đã không kích khiến ông Shadi Barud, một trong những thủ lĩnh Hamas được cho là lên kế hoạch vụ tấn công Israel hôm 7/10, cũng như ông Asem Abu Rakab, người đứng đầu không lực của Hamas, thiệt mạng.

Trước đó cùng ngày, IDF thông báo tấn công 300 mục tiêu quân sự của phong trào Hồi giáo Hamas ở dải Gaza trong 24 giờ, vô hiệu hóa một số lượng lớn binh sĩ trong các cuộc đụng độ trong khuôn khổ chiến dịch trên bộ ở vùng đất Palestine.

Trong một tin liên quan, ngày 31/10, IDF cho biết còi báo động không kích liên quan tới máy bay xâm nhập đã vang lên ở thành phố Eilat bên bờ Biển Đỏ. (Reuters/Times of Israel)

* Thủ tướng Israel: Xung đột với Hamas bước vào “giai đoạn mới”: Ngày 31/10, Văn phòng Thủ tướng Israel nhấn mạnh: “Chúng ta đang ở trung tâm xung đột. Chúng ta đặt ra cho mình mục tiêu rõ ràng là tiêu diệt tiềm lực quân sự và hành chính của Hamas. Chúng ta đang thực hiện nhiệm vụ này một cách có hệ thống. Giai đoạn phong tỏa đầu tiên đã hoàn thành.

Giai đoạn thứ hai, các cuộc không kích nhằm vào đối phương, đang tiếp tục trong mọi lúc. Giai đoạn thứ ba IDF đã mở rộng tấn công trên bộ vào dải Gaza. Họ đang thực hiện điều này bằng những động thái rất mạnh mẽ và được cân nhắc kỹ lưỡng, từng bước đạt được tiến bộ một cách có phương pháp”. (Times of Israel)

* Israel thất vọng về Liên hợp quốc: Ngày 30/10, phát triển trước các phóng viên, Đại sứ Israel ở Geneva Meirav Eilon Shahar nói: “Nhìn chung, tôi phải nói rằng Liên hợp quốc đã khiến người dân Israel thấy thất vọng. Điều gì xảy ra khi có tổ chức làm việc ở Geneva, ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bắt đầu nói về Dải Gaza ngày 8/10?”.

Phát biểu của Đại sứ Meirav Eilon Shahar được cho là nhắm tới bình luận của Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trên X về số thường dân thiệt mạng ở Dải Gaza. Hiện WHO chưa bình luận nào về tuyên bố trên. (Reuters)

* Hamas công bố số người thiệt mạng tại Dải Gaza: Ngày 31/10, người phát ngôn cơ quan y tế Dải Gaza Ashraf Al-Qudra thông báo ít nhất 8.525 người Palestine, trong đó có 3.542 trẻ em, thiệt mạng sau do các đợt tấn công của Israel. Đại diện cơ quan y tế thuộc Hamas cho biết thêm, trong số các nạn nhân còn có 130 nhân viên y tế. Hiện 15 bệnh viện và 32 trung tâm y tế đã ngừng hoạt động.

Các cuộc tấn công dữ dội của IDF đã gây ra tình trạng bị cắt điện, nước, mạng viễn thông… khiến công tác chữa trị người bị thương, được cho là lên tới hơn 21.000 người, bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo người phát ngôn Hamas Hazem Kasem, phong trào này sẵn sàng hoàn tất thỏa thuận trao đổi tù nhân với Israel.

Trong khi đó, số người Israel thiệt mạng sau vụ tấn công bất ngờ của Hamas vào miền Nam đã lên tới 1.400 người, với 239 người khác bị bắt làm con tin. (TTXVN)

* Ai Cập cho phép 193 xe cứu trợ qua cửa khẩu Rafah: Ngày 30/10, quan chức nước này cho biết 193 xe tải chở 3.100 tấn hàng viện trợ nhân đạo đã qua Rafah để tới Dải Gaza kể từ khi hoạt động cứu trợ được bắt đầu từ ngày 21/10.

Tổng thư ký tỉnh Bắc Sinai, ông Osama el-Ghandour, xác nhận số hàng viện trợ trên bao gồm thực phẩm, nước uống và thuốc men. Quan chức này nói thêm rằng các cơ sở y tế ở Bắc bán đảo Sinai đã sẵn sàng tiếp nhận và điều trị cho những người Palestine bị thương, sau khi họ được phép rời Gaza, vùng đất ven biển bị phong tỏa. Đồng thời, ông khẳng định 3 cơ sở ở các thành phố Arish và Sheikh Zuweid hiện được huy động để tiếp đón gia đình của người bị thương. (TTXVN)

* Mỹ không ủng hộ lệnh ngừng bắn Israel-Hamas vào thời điểm này: Ngày 30/10, diều phối viên chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nêu rõ: “Chúng tôi không ủng hộ một lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas vào thời điểm hiện nay”. Đồng thời, ông nhấn mạnh việc “đình chiến” để đưa viện trợ vào dải Gaza cần được xem xét.

Về cáo buộc của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cho rằng Ukraine và “đặc vụ phương Tây” kích động tình hình liên quan xung đột ở Dagestan, ông Kirby cho hay: “Theo lối nói hoa mỹ cổ điển của người Nga, khi có điều gì đó tồi tệ xảy ra ở đất nước, bạn sẽ đổ lỗi cho người khác… Phương Tây không liên quan đến việc này”. (AFP)

* Nga cảnh báo về biện pháp nửa vời ở Trung Đông: Ngày 31/10, phát biểu tại một cuộc họp của HĐBA LHQ, Đại diện thường trực của Nga Vasily Nebenzya cảnh báo biện pháp “tạm dừng nhân đạo” không giúp ích gì cho Trung Đông: “Thời điểm này, nhiệm vụ ưu tiên của cộng đồng toàn cầu là ngăn chặn đổ máu, giảm thiểu thiệt hại cho dân thường và chuyển tình hình sang con đường chính trị và ngoại giao”. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố các bước đi tập thể nhằm khởi động lại đàm phán chính thức Israel-Palestine.

Trong một tin liên quan, cùng ngày, Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin đã điện đàm với người đồng cấp Ai Cập Sameh Shoukry và thảo luận về xung Israel-Hamas. Hai bên nhất trí rằng xung đột không được leo thang thêm nữa và việc “tạm dừng nhân đạo” là cần thiết khẩn cấp để ngăn chặn cuộc khủng hoảng hiện nay trở nên tồi tệ hơn. Ông Park Jin đánh giá Ai Cập đang tìm cách giúp giảm bớt căng thẳng bằng các nỗ lực hòa giải tích cực và quyết định cho phép vận chuyển các mặt hàng cứu trợ tới Dải Gaza qua biên giới nước này. (TASS/Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Trung Đông: Trung Quốc hứa hẹn giải pháp chính trị cho xung đột, Kuwait lên án cuộc tấn công của Israel, còi báo động vang bên bờ Biển Đỏ

Đông Nam Á

* Tướng Subiyanto được đề cử giữ chức Tư lệnh quân đội Indonesia: Ngày 31/10, Chủ tịch Hạ viện Indonesia Puan Maharani cho biết tân Tham mưu trưởng Lục quân, Tướng Agus Subiyanto, đã được Tổng thống Joko Widodo đề cử giữ chức Tư lệnh quân đội nước này. Đáng chú ý, động thái nêu trên diễn ra chỉ 6 ngày sau khi ông Agus được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Lục quân.

Cụ thể, ông Agus được đề cử thay thế cho Tư lệnh quân đội sắp mãn nhiệm, Đô đốc Yudo Margono – người sẽ về hưu cuối tháng 11 tới. Bà cho hay: “Chúng tôi đã nhận được sự đề cử của Tổng thống cho vị trí Tư lệnh quân đội. Chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục cần thiết trong Hạ viện. Chúng tôi hy vọng rằng tiến trình này sẽ diễn ra suôn sẻ nhằm tránh bất kỳ khoảng trống lãnh đạo nào trong quân đội”.

Dự kiến, Ủy ban I (giám sát các lĩnh vực quốc phòng và đối ngoại) thuộc Hạ viện sẽ mời ông Agus tham dự một loạt phiên điều trần. Nếu vượt qua vòng này, ông Agus sẽ tiếp tục được Hạ viện bỏ phiếu lựa chọn trong một phiên họp toàn thể. Toàn bộ tiến trình này dự kiến sẽ kéo dài vài tuần. Theo Luật Quân sự năm 2004 của Indonesia, độ tuổi tối đa của Tư lệnh quân đội đất nước là 58 tuổi. (ANTARA)

* Thủ tướng Hà Lan thăm Malaysia: Ngày 31/10 và 1/11, ông Mark Rutte sẽ có chuyến thăm làm việc tới Malaysia, đánh dấu chuyến thăm thứ hai của ông tới đất nước này sau chuyến thăm đầu tiên năm 2014.

Theo thông cáo báo chí Bộ Ngoại giao Malaysia ngày 31/10, nhà lãnh đạo này dự kiến sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Malaysia Anwar Ibrahim ngày 1/11. Cả hai nhà lãnh đạo sẽ đánh giá tiến triển của quan hệ song phương, đặc biệt là hợp tác thương mại, đầu tư, trao đổi văn hóa, dầu cọ, nông nghiệp, nông sản hàng hóa. Bên cạnh đó, giải quyết vấn đề bài Hồi giáo, cũng như khám phá các lĩnh vực hợp tác tiềm năng mới cũng sẽ được đề cập đến trong cuộc gặp song phương.

Ngoài ra, Thủ tướng Hà Lan cũng dự kiến gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hàng hóa Fadillah Yusof và tham gia sự kiện trồng cây cọ, loài cây tượng trưng cho sự hợp tác xuất sắc giữa hai nước trong lĩnh vực dầu cọ.

Ông Rutte sẽ có phát biểu quan trọng và tham gia phiên đối thoại với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên, Môi trường và Biến đổi Khí hậu, Nik Nazmi Nik Ahmad, tại Đối thoại về vấn đề Nước Malaysia – Hà Lan lần thứ 6. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Cuộc đua mở màn tại Indonesia

Nam Á

* Liên hợp quốc hối thúc Pakistan bảo vệ người Afghanistan bị trục xuất: Ngày 31/10, Người phát ngôn của Cơ quan tị nạn LHQ tại Pakistan, ông Qaiser Khan Afridi nói: “Chúng tôi đang yêu cầu chính phủ (Pakistan) đưa ra một hệ thống toàn diện và … cơ chế quản lý và đăng ký những người có nguy cơ bị đàn áp nếu bị buộc phải quay trở lại. Bởi vì họ không thể quay lại, họ không thể quay lại Afghanistan vì sự tự do hoặc mạng sống của họ có thể bị đe dọa”.

Cơ quan này và Đại sứ quán phương Tây đang kêu gọi Pakistan có cách để xác định và bảo vệ người Afghanistan bị trục xuất trước nguy cơ tại quê nhà. Cụ thể, Pakistan sẽ bắt đầu trục xuất người di cư không có giấy tờ từ ngày 1/11. Kế hoạch này có thể ảnh hưởng tới 1,7 triệu/4 triệu người di cư tị nạn Afghanistan. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Pakistan sẽ trục xuất công dân Afghanistan bất hợp pháp từ tháng tới

Đông Bắc Á

* Trực thăng Nga bị nghi xâm phạm không phận Nhật Bản: Ngày 31/10, một máy bay trực thăng Nga được cho là đã xâm nhập vào vùng trời phía trên vùng biển ngoài khơi Bán đảo Nemuro ở phía Đông Hokkaido vào khoảng 12h44. Ngay sau đó, các máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JADSF) đã xuất kích để phản ứng hành vi xâm phạm từ khí tài nêu trên.

Về phần mình, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết chính quyền Tokyo đã “gửi kháng nghị nghiêm khắc phản đối Moscow về vụ việc qua các kênh ngoại giao”.

Trước đó, hồi tháng 3/2022, máy bay trực thăng Nga được cho là đã có hành vi tương tự gần nhóm đảo do Tokyo kiểm soát và gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc, nơi Moscow cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Quần đảo Nam Kuril. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Nhật Bản sắp thăm hai quốc gia Đông Nam Á này

* Phần Lan xác nhận Trung Quốc hợp tác điều tra đường ống Balticconnector: Ngày 31/10, Thủ tướng Petteri Orpo xác nhận Bắc Kinh đang hợp tác trong cuộc điều tra của Helsinki về vai trò của tàu NewNew Polar Bear có cờ Hong Kong (Trung Quốc) trong vụ phá đường ống Balticconnector hôm 8/10.

Trong thông báo, ông cho biết Helsinki đã thảo luận ngoại giao, cũng như đã bắt đầu hợp tác với Bắc Kinh về việc này. Theo Thủ tướng Phần Lan, Trung Quốc đã hứa và tuyên bố về việc muốn hợp tác. Ông cho rằng trong vài ngày tới sự hợp tác này sẽ cho thấy hiệu quả. Song nhà lãnh đạo này cũng nhấn mạnh các bên cần kiên nhẫn để có bức tranh toàn cảnh rõ ràng về những gì đã xảy ra.

Trước đó, chính phủ Trung Quốc cũng đã tuyên bố sẵn sàng cung cấp những thông tin cần thiết theo luật pháp quốc tế để hỗ trợ cuộc điều tra này.

Hiện Cảnh sát Phần Lan đang chỉ đạo cuộc điều tra đã nêu tên tàu container NewNew Polar Bear như nghi phạm chính trong vụ phá hỏng đường ống dẫn khí đốt sáng 8/10. Tuy nhiên, lực lượng này cho rằng hiện còn quá sớm để khẳng định đây là một sự cố hay một hành động cố ý. Một mỏ neo lớn, được cho là của tàu Polar Bear, đã được tìm thấy gần đường ống. Các nhà điều tra cho biết đường ống có thể bị vỡ khi mỏ neo nêu trên được kéo lê dưới đáy biển. (TTXVN)

* Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gia hạn nhiệm vụ phái bộ ở Libya: Ngày 30/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã gia hạn nhiệm vụ của Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Libya (UNSMIL) thêm một năm, đến ngày 31/10/2024.

Nghị quyết 2702, được sự ủng hộ nhất trí của tất cả 15 nước HĐBA, kêu gọi các thể chế chính trị ở Libya và các bên liên quan giải quyết các tranh cãi còn vướng mắc liên quan đến bầu cử càng sớm càng tốt. Nghị quyết kêu gọi các thể chế chính trị ở đây và bên liên quan chủ chốt đàm phán với ông Abdoulaye Bathily, người đứng đầu UNSMIL và Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ, để nước này nhanh chóng tổ chức các cuộc bầu cử tự do, công bằng và minh bạch.

LHQ nhấn mạnh không thể có giải pháp quân sự cho vấn đề Libya và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế bạo lực hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng và xung đột, gây nguy hiểm cho dân thường và phá hoại tiến trình chính trị hoặc lệnh ngừng bắn được ký kết ngày 23/10/2020.

Nghị quyết này cũng kêu gọi tất cả các bên thực hiện đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn và kêu gọi các nước thành viên LHQ tôn trọng và ủng hộ việc thực hiện đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn, bao gồm việc rút ngay lập tức toàn bộ lực lượng nước ngoài, máy bay chiến đấu và lính đánh thuê nước ngoài khỏi Libya. (TTXVN)





Nguồn

Cùng chủ đề

Nga bắt giữ nghi can “khủng bố”, tàu Trung Quốc chặn tàu Philippines ở Biển Đông, Moscow tiết lộ lý do không kích ồ...

Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công các cơ sở năng lượng của Nga; Đức - Pháp thỏa thuận "đột phá' về vũ khí, Israel bắt giữ hàng trăm chiến binh Palestine tại bệnh viện Gaza … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Dâng cao nguy cơ khủng bố ở Đan Mạch

Ngày 21/3, Cơ quan an ninh và tình báo Đan Mạch (PET) cho biết mối đe dọa khủng bố với nước này gia tăng do xung đột giữa Israel và Hamas và một loạt vụ đốt kinh Koran năm 2023.

Hội nghị thượng đỉnh châu Âu bàn nhiều chuyện “nóng”

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Brussels (Bỉ) trong hai ngày (21 và 22-3) tập trung thảo luận về các vấn đề cấp bách hiện nay như đẩy nhanh viện trợ cho Ukraine; xây dựng chiến lược phòng thủ chung cho châu Âu; tình hình nhân đạo tại Gaza; chuẩn bị cho việc mở rộng liên minh... Thay đổi nhận thức Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhấn...

Ukraine đón khách VIP từ NATO, Australia xuất khẩu xe bọc thép sang Đức, Nghị viện New Zealand “gật đầu” FTA với EU

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/3.

Viện trợ Ukraine là trọng tâm, tính toán về an ninh châu Âu và mở rộng khối

Từ 21-22/3, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) sẽ diễn ra tại thủ đô Brussels (Bỉ), với sự tham gia của các nhà lãnh đạo từ các quốc gia thành viên.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Nguyên nhân 16 tiểu bang nhất trí kiện Tổng thống Mỹ Joe Biden

Texas – nhà sản xuất dầu thô và khí đốt tự nhiên hàng đầu của Mỹ, cùng 15 tiểu bang khác do Đảng Cộng hòa lãnh đạo, hôm 21/3 đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang ở Louisiana để phản đối việc chính quyền Biden đình chỉ phê duyệt các dự án xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới. Vụ kiện chống lại Tổng thống Joe Biden và Bộ Năng lượng Mỹ đã được...

Nghị sĩ Cộng hòa yêu cầu phế truất Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Nghị sĩ Marjorie Greene đề xuất bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mỹ, khởi động quy trình có thể khiến ông Mike Johnson mất chức. Nghị sĩ Cộng hòa theo đường lối cứng rắn Marjorie Taylor Greene hôm 22/3 thông báo nộp đơn "đề xuất bãi nhiệm" Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson, sau khi ông phớt lờ nhiều thành viên trong đảng Cộng hòa nhằm thông qua dự luật ngân sách 1.200 tỷ USD giúp chính phủ...

Cách EU có thể chuyển lợi nhuận tài sản Nga cho Ukraine

EU có thể dùng chính sách "hàng rào khoanh vùng" để tách lợi nhuận phát sinh từ tài sản bị đóng băng của Nga rồi chuyển cho Ukraine để tránh rắc rối pháp lý. Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 21/3 đồng ý xúc tiến kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của ngân hàng trung ương Nga để viện trợ Ukraine. "Điều này sẽ tạo ra nguồn tài chính để...

Cùng chuyên mục

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Nhân chứng kể khoảnh khắc ‘người hùng’ đối đầu kẻ khủng bố nhà hát Nga

Bà Elena cho biết một người đàn ông đã dũng cảm lao vào giằng súng của kẻ khủng bố trong nhà hát Crocus, giúp hàng chục người trốn thoát. Bà Elena, 61 tuổi, tối 22/3 tới nhà hát Crocus City Hall, ngoại ô Moskva, để xem ban nhạc Picnic biểu diễn. Nhưng khi buổi diễn chưa bắt đầu, tiếng súng đã rộ lên trong khán phòng, khi 4 kẻ khủng bố xông vào và nã đạn bừa bãi.Elena không...

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Tổng thống Putin tuyên bố quốc tang

Ngày 23-3, phát biểu sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Matxcơva, Tổng thống Putin thông báo ngày 24-3 sẽ là ngày quốc tang ở Nga, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công này. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu qua video trước toàn quốc ngày 23-3 - Ảnh: REUTERS/ĐIỆN KREMLIN Theo Đài RT, ngày 23-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu trước toàn quốc về vụ tấn công khủng...

Mới nhất

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

Tỷ giá Yen Nhật tiếp diễn xu hướng giảm trong phiên cuối tuần

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 24/3/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng ngày 24/3/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 158,70 VND/JPY và tỷ giá bán là 167,97 VND/JPY, giảm 0,71 đồng ở chiều mua và giảm...

Nắng nóng thiêu đốt, chủ xe giải khát mỗi ngày bán 1.200 chai nước sâm

Trong những ngày nắng nóng gay gắt tại TPHCM, gia đình chị Bội Ân phải làm việc từ sáng sớm, thuê thêm nhân viên để chuẩn bị kịp 1.200 chai nước sâm đem giao cho khách hàng mỗi ngày. Sáng, tối gì cũng đông! "Mùa nóng, nước sâm bán rất chạy nên gia đình tôi phải tranh...

Tuổi trẻ Nghệ An với những con số ấn tượng cao điểm xây dựng nông thôn mới

TPO - Ngày cao điểm tình nguyện xây dựng nông thôn mới, 100% đoàn cấp cơ sở tỉnh Nghệ An đồng loạt triển khai với hơn 30 nghìn đoàn viên thanh niên tham gia. Đã có 1.350 công trình, phần việc thanh niên được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh. ...

Mới nhất