Trang chủChính trịNgoại giaoKhi nông nghiệp và ngoại giao “bắt tay” đưa nông sản Việt...

Khi nông nghiệp và ngoại giao “bắt tay” đưa nông sản Việt vươn ra thế giới

Vào giữa tháng 8/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Ngoại giao đã ký kết Kế hoạch hành động triển khai công tác ngoại giao kinh tế đóng góp thúc đẩy phát triển ngành Nông nghiệp giai đoạn 2023-2026. Việc hai ngành nông ngoại giao và nông nghiệp “bắt tay” với nhau để thực hiện công tác ngoại giao kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng đằng sau những con số đầy ấn tượng về xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2023.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan ký kế hoạch hành động. Ảnh Lâm Khánh - TTXVN

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan ký kế hoạch hành động. Ảnh Lâm Khánh – TTXVN

Muốn đi xa thì phải đi cùng nhau

Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định muốn đi xa thì phải đi cùng nhau và muốn nông sản Việt đi xa thì phải gắn kết với ngành Ngoại giao.

Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ mong muốn ngành Ngoại giao, trong đó đặc biệt là các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục đồng hành với ngành Nông nghiệp vượt qua những thách thức, nắm bắt kịp thời những cơ hội, thông tin thị trường thế giới để không ngừng nâng cao chất lượng, đưa nông sản Việt đến nhiều thị trường hơn nữa.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho rằng, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không chỉ là một kênh tiếp thị nông sản trong nước ra quốc tế mà còn là kênh thông tin tin cậy, hiệu quả trong việc cung cấp kịp thời cho ngành Nông nghiệp những mô hình sản xuất, các thành tựu khoa học công nghệ nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, để từ đó những thay đổi chính sách chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống trong nước sang hiện đại, nâng cao năng lực công nghệ sản xuất, chất lượng nông sản.

Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao những thành tựu, đóng góp của ngành Nông nghiệp trong thời gian qua đối với phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Bộ trưởng khẳng định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng chung của nền kinh tế; là nền tảng thiết yếu trong bảo đảm an sinh xã hội; thế mạnh hàng đầu trong hợp tác quốc tế và hoạt động đối ngoại của Việt Nam.

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng và thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết thời gian qua, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam đã rất chú trọng, tích cực đồng hành cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong xúc tiến, thúc đẩy mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam; kết nối hợp tác quốc tế và thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; hỗ trợ ngành nông nghiệp hội nhập quốc tế và phát huy, nâng cao vai trò trong các cơ chế hợp tác đa phương.

Trong thời gian tới, từ dự báo bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh việc đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế hỗ trợ ngành Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, góp phần thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, phục vụ mục tiêu duy trì tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị các đơn vị của hai bộ tập trung triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm nêu tại Kế hoạch hành động, trong đó đặc biệt quan tâm phối hợp chặt chẽ, tham mưu, lồng ghép để đưa nội dung hợp tác kinh tế nói chung và hợp tác nông nghiệp trở thành một trong những trọng tâm trong các tiếp xúc, trao đổi của Lãnh đạo Cấp cao với các đối tác; thúc đẩy ký kết các thỏa thuận hợp tác cụ thể, mang tính đột phá trong các chuyến thăm.

Các đơn vị chức năng hai bộ tăng cường thông tin thị trường, nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá với chiến lược bài bản, dài hạn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh tham mưu, thu hút các nguồn lực cả trong hợp tác song phương và đa phương phục vụ quá trình chuyển đổi nông nghiệp, thích ứng với các xu thế, yêu cầu, quy định mới về phát triển xanh, bền vững, nhất là về vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản trị…

Những con số đầy ấn tượng

Việc hai ngành Nông nghiệp và Ngoại giao “bắt tay” với nhau trong việc thực hiện  công tác ngoại giao kinh tế đã góp phần không nhỏ vào việc “chắp cánh” cho nông sản Việt bay xa. Kết quả là bất chấp các khó khăn kinh tế ở trong và ngoài nước và bất ổn địa-chính trị trên thế giới, xuất khẩu nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam vẫn duy trì mức tương đương năm ngoái. Đáng chú ý, lần đầu tiên Việt Nam có một mặt hàng nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 5 tỷ USD.

Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Ảnh: Thanh Tùng/VNS

Thanh Long Việt Nam được bày bán tại siêu thị AEON ở tỉnh Chiba (Nhật Bản). Ảnh: Thanh Tùng/VNS

Trao đổi trên báo chí, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết trong 11 tháng qua, xuất khẩu của toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 47,84 tỷ USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, với những lợi thế của rau quả, lúa gạo, hạt điều… và sự ổn định trở lại trong xuất khẩu lâm sản, thủy sản, dự tính xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 12 sẽ đem về hơn 5 tỷ USD. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, ngư nghiệp năm 2023 có thể đạt trên 53 tỷ USD, tiệm cận với con số 53,2 tỷ USD của năm 2022.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đến thời điểm này, ngành nông nghiệp đã có 6 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD, gồm: cà phê, gạo, rau quả, hạt điều, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ. Trong đó, điểm sáng lớn nhất là xuất khẩu gạo và rau quả liên tục tăng vọt trong nhiều tháng.

Cụ thể, đối với lúa gạo, trong 11 tháng của năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 7,75 triệu tấn gạo, giá trị 4,41 tỷ USD, tăng 36,3% so với năm ngoái. Đây là con số kỷ lục cao nhất từ trước tới nay.

Đối với ngành rau quả, trong 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,3 tỷ USD, tăng 74,5% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là lần đầu tiên có một mặt hàng nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD. Nếu tháng 12/2023, xuất khẩu rau quả vẫn đạt được kim ngạch 500 triệu USD như tháng 11 thì giá trị xuất khẩu rau quả cả năm sẽ đạt 5,8 tỷ USD.

Như vậy, có thể thấy, với sự bắt tay của hai ngành Nông nghiệp và Ngoại giao, xuất khẩu nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam đã khởi sắc hơn trong các tháng cuối năm. Đây là cơ sở cho ngành Nông nghiệp đề ra những mục tiêu tham vọng hơn cho năm 2024./.

Mai Hương

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp Canada muốn đầu tư vào năng lượng, nông nghiệp ở Việt Nam

Canada muốn hợp tác, đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, công nghệ xanh - sạch với Việt Nam, theo Bộ trưởng Mary Ng. Theo Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng, các doanh nghiệp Canada nhìn thấy cơ hội hợp tác ở Việt Nam. Vì thế, đi cùng bà trong chuyến thăm, làm việc lần này có Phái đoàn thương mại Canada gồm 168 công ty...

Xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I tăng gần 100%

DNVN - Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, toàn ngành nông lâm ngư nghiệp xuất siêu 3,36 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2024, tăng tới...

Rà soát vùng trồng để sớm xuất dừa, sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Để chuẩn bị ký nghị định thư xuất chính ngạch dừa, sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc, các địa phương cần rà soát vùng trồng, cơ sở chế biến. Yêu cầu này được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) gửi các địa phương về rà soát vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Việc này nhằm đẩy nhanh quá trình...

Ngoại giao nông nghiệp | BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Được phát động vào năm 2013, dự án Con đường tơ lụa mới bao gồm khía cạnh nông nghiệp cho phép đẩy nhanh chiến lược an ninh lương thực của Trung Quốc. Với việc tạo ra các trang trại hình mẫu, đầu tư và hợp tác khoa học, Bắc Kinh đang áp dụng chính sách ngoại giao gây ảnh hưởng của mình vào thực tiễn và nhất là đang tìm kiếm các đồng minh chính...

Xây dựng cửa khẩu thông minh gắn với kiểm soát nông sản xuất nhập khẩu

Bà Hoàng Thị Phương, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tuấn Nga cho biết: “Công ty tôi chuyên về xuất nhập khẩu nông sản, thời gian cao điểm thì doanh nghiệp lúc nào nhiều thì trên 30 xe, lúc ít thì trên dưới chục xe cả xuất cả nhập 2 chiều. Từ khi tiến hành cửa khẩu số, thì đây là bước đầu triển khai lúc đầu cũng gặp một chút khó khăn, xe cộ vì...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Những dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024

Trong các báo cáo công bố gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Fitch Ratings đều đưa ra các dự báo khá lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong hai năm tới. Đáng chú ý, cả WB và Fitch Ratings đều dự báo sau một năm chững lại, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5% (WB) và...

Sắp có cơ chế gỡ khó cho các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì, phối hợp với Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Pháp chế, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Chính phủ để kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ những vướng mắc đối với quy định của pháp luật hiện hành trong triển khai các dự án...

Bài đọc nhiều

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Ra mắt ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số Whistle

Vừa qua, Whistle - ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số phát triển bởi Click Network Technology Ltd (đăng ký kinh doanh tại Singapore) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của gần 500 khách mời.

Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực

Chiều 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Chào mừng bà Bộ trưởng Mary Ng và Phái đoàn thương mại Canada sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, chuyến thăm góp phần tích cực vào việc củng...

Acecook Việt Nam – Câu chuyện 50 năm đầu tư và thành công tại Việt Nam

30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam (1993 -2023), Acecook Việt Nam – một thành viên của Tập đoàn Acecook Nhật Bản, đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên trở thành nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam. Thành công của doanh nghiệp đến từ việc tạo ra sự giao thoa giữa Nhật Bản và Việt Nam trong chiến lược sản phẩm và quá trình quản trị doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Chủ tịch GFANZ Mary L.Schapiro

Sáng 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Mary L.Schapiro, Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (GFANZ). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 Mary L. Schapiro. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng chia sẻ, Việt Nam đang gặp một...

Cùng chuyên mục

Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực

Chiều 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Chào mừng bà Bộ trưởng Mary Ng và Phái đoàn thương mại Canada sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, chuyến thăm góp phần tích cực vào việc củng...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự tọa đàm về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Tại Viện Brookings, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có bài phát biểu quan trọng và trả lời nhiều câu hỏi của cử tọa. Ngày 26/3/2024, tại Washington D.C., trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ và đồng chủ trì Đối thoại Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dự và phát biểu tại tọa đàm về quan hệ Việt Nam...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Chủ tịch GFANZ Mary L.Schapiro

Sáng 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Mary L.Schapiro, Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (GFANZ). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 Mary L. Schapiro. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng chia sẻ, Việt Nam đang gặp một...

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ nhất

Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp...

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Mới nhất

Hai ôtô trùng biển số xanh

Hà TĩnhChiếc Ford Laser 5 chỗ và Toyota Hiace 12 chỗ cùng gắn biển công vụ 38A-1169, thường đỗ cách nhau khoảng 15 m trên đường Võ Liêm Sơn, TP Hà Tĩnh. Ngày 29/3, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Hà Tĩnh) cho biết đang giao các đơn vị nghiệp vụ xác minh giấy tờ của hai...

Nâng cao giá trị trao đổi thương mại, hướng tới hợp tác lâu dài giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Argentina

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác toàn diện với Argentina; tin tưởng rằng chuyến thăm của Bộ trưởng sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Argentina thời gian tới, tập trung vào những lĩnh vực mà hai bên có...

Mới nhất