Trang chủDestinationsQuảng NgãiKhi xưa guốc gỗ, chân trần

Khi xưa guốc gỗ, chân trần


(Báo Quảng Ngãi)- Ngày xưa, do cuộc sống thiếu thốn, lạc hậu, nhiều người phải đi chân trần, nhưng cũng có một lớp người được đi guốc gỗ. Và hình ảnh guốc gỗ, chân trần ngày xưa ấy đã khơi gợi trong mỗi chúng ta rất nhiều ký ức của một thuở không thể nào quên.  

Ký ức một thuở  

Chân trần hay chân đất là không mang bất cứ thứ gì ở chân. Xem các hình ký họa và hình chụp thời Pháp thuộc, cho thấy phần lớn người Việt xưa đi chân trần, từ người lớn đến trẻ em, từ đàn ông đến đàn bà, từ người nông dân đến người kéo xe, phu chạy trạm (chạy đưa văn thư), thậm chí cả binh lính.





Đôi guốc mộc là một vật dụng bé nhỏ, đơn sơ mà cũng rất đỗi gần gũi đã in dấu trong hành trang văn hóa dân tộc. (ảnh minh họa)
Đôi guốc mộc là một vật dụng bé nhỏ, đơn sơ mà cũng rất đỗi gần gũi đã in dấu trong hành trang văn hóa dân tộc. (Ảnh minh họa)

Không chỉ vùng xa xôi, ngay cả người dân ở ngoại ô xứ kinh kỳ cũng “Chân đất đội áo nối vai. Le te chợ Hôm, chợ Mai” (Nguyễn Khoa Điềm). Khi đi chân trần, bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, lỡ đạp phải gai, sỏi sạn, vật nhọn thì rất đau, có khi bị chảy máu. Ở vùng biển với những trảng cát dài, mùa hè nóng bỏng, để vượt qua nó, người ta phải bẻ theo một mớ cây lá, đi được một đoạn, nóng quá, bèn bỏ ít lá xuống đất dừng nghỉ, rồi mới đi tiếp. Đồng bào dân tộc thiểu số sống trên địa bàn dốc núi, lối đi nhiều sỏi sạn, gai góc, vậy mà người ta vẫn đi chân trần, cả khi đi dự lễ hội hay đi rừng làm rẫy, chặt cây.

Còn với người Kinh ở vùng đồng bằng của Quảng Ngãi xưa, đi cuốc đất, xới ruộng, gặt hái, gánh lúa, gánh củi, người ta đều đi chân trần. Có những người sống ở đồng bằng đi buôn gánh bán bưng, đi “buôn núi” cuốc bộ hằng ngày mấy chục cây số vẫn với gót chân trần. Hàng hóa chưa phát triển, giày dép chưa phổ biến, sắm một đôi giày, đôi dép không phải ít tiền, mà dép nhựa thì chưa có, nên phải đi chân trần. Thậm chí có những người mặc áo dài đầy đủ, mà vẫn đi chân trần. Người ta gọi đùa đi chân trần là đi… giày da, tức là cái da chân của mình. Cũng như bàn tay, bàn chân con người vốn rất nhạy cảm, nhưng chân chịu đựng như vậy trở nên chai lì, mất cảm giác. Tuy vậy, cũng có một loại vật dụng mang ở chân không hẳn sang mà không hẳn hèn, đó là guốc gỗ. Ngày xưa, không có các loại dép nhựa hay cao su, người ta đi guốc gỗ.

Guốc gỗ khi xưa 




Guốc gỗ tưởng như lạc hậu, nhưng cũng có cái hay của nó. Khi đi guốc gỗ rất sạch và thoáng bàn chân, có cảm giác dễ chịu khi da chân tiếp xúc với mặt gỗ, hơn là giày dép. Guốc đôi khi cũng gợi cảm giác của sự quý phái, đoan trang khi con người mặc áo dài, đầu đội khăn. Tất nhiên, do đế làm bằng gỗ, nếu đi guốc ở nơi gồ ghề sẽ dễ trượt ngã.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài “Đất ngoại ô” khá nổi tiếng có câu “Ngơ ngẩn đọc thơ buồn trong tiếng guốc cạo râu”. Ngày xưa, đàn ông, đàn bà phổ biến mặc áo vạt hò, áo bà ba, chân mang guốc gỗ. Guốc gỗ đương nhiên có đế bằng gỗ, gắn một miếng quai duy nhất để xỏ chân, có thể bằng vải, da hay miếng gì dẻo mà bền chắc. Đến những năm 60 của thế kỷ trước, các loại dép nhựa hay dép đúc bằng cao su vẫn chưa phổ biến, ở phố Lê Trung Đình (nay là đường Lê Trung Đình, TP.Quảng Ngãi) thường có những cửa hiệu bán guốc gỗ. Giáo viên, học sinh khi đến trường đều mang guốc. Guốc ở đây có lẽ từ các nhà sản xuất trong Nam chở ra. Guốc nam chỉ thuôn thuôn hình trái xoài, mặt guốc phẳng. Guốc nữ thì đẽo uốn lượn theo bàn chân, thường là guốc gót cao, quai guốc được gắn một miếng vải lụa hay miếng nhựa đúc. Mặt guốc có khi được sơn màu thẫm có trang trí hay màu gỗ tự nhiên. Ở dưới gót guốc, người ta có thể gắn miếng vải, miếng cao su để đi được êm, không kêu lốc cốc và chống trượt. Đó là loại guốc được sản xuất ra hàng loạt để bán.

Guốc gỗ có bán sẵn, nhưng không phải ai cũng có tiền để mua, nên người ta ai cũng có thể tự đóng. Công cụ để đẽo guốc đôi khi chỉ là một cái rựa, nếu có thêm cưa, đục, bào… thì càng tốt. Một miếng gỗ hình chữ nhật được đẽo, chuốc cho vừa bàn chân, mặt trên để phẳng, mặt dưới đẽo giật gót, phía mũi gọt bớt cạnh góc để khi đi khỏi vấp, tìm một miếng vải hay miếng da cắt hình chữ nhật làm quai, có miếng thiếc nhỏ lót làm đai giữ, đóng đinh nhỏ tán rộng, thế là có một đôi guốc gỗ để mang. Gỗ làm guốc dùng loại gì cũng được, có thể gỗ tốt, danh mộc, hay gỗ mềm xốp và nhẹ. Độ dày của guốc gỗ thường khoảng 5cm. 

Xem các bức tranh cổ, có thể thấy người Nhật xưa bên cạnh bộ kimono nổi tiếng cũng dùng guốc gỗ như người Việt. Lịch sự, nhưng cũng có khi, có giày, có dép hoặc guốc mà không thể lịch sự nổi. Đó là khi phải lội qua sông, suối, hay đi đường bùn lầy, chỉ có cách duy nhất là cởi giày dép hay guốc ra, buộc lên thắt lưng mà đi. Cũng có khi đường không có bùn lầy mà vẫn bất tiện. Như trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, thời Pháp thuộc, ông Nghị Quế có đôi giày Chí Long, đi họp nghị viện hay ngủ gật nên gọi là Nghị Gật. Khi ngủ gật trên bàn ông thường rút chân khỏi đôi giày để lên ghế, sợ đôi giày cởi ra khi ngủ bị mất trộm, bèn đeo vào thắt lưng cho chắc. Khi xưa, mang guốc đẹp cũng có thể như vậy: Cởi chân khỏi guốc, ngủ gật, coi chừng khi tỉnh dậy thả chân xuống chỉ thấy đất!

Dùng guốc nhiều khi cũng phải ý tứ. Hồi còn thiếu niên, tôi cùng ông anh thích chí đẽo guốc để mang, thấy có vẻ rất “lối”. Ông bác thấy vậy bèn quở: Đi guốc lốc cốc trước mặt người lớn là vô lễ! Bởi xưa kia cái tiếng lốc cốc chỉ có bậc trưởng thượng mới dùng như một thứ tiếng… thị uy, ai cũng phải sợ.

CAO CHƯ

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


 



Source link

Cùng chủ đề

Báo Ấn Độ gợi ý những điểm du lịch hàng đầu miền Trung Việt Nam không thể bỏ qua

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến du lịch mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam như Hội An, khu di tích Mỹ Sơn...

TPHCM đề xuất ‘hồi sinh’ sân khấu Sen Hồng vào dịp 1/6

TPO - Theo thông tin từ Sở Văn hoá- Thể thao (VH-TT) TPHCM, Sở vừa có đề xuất với UBND TPHCM về việc hồi sinh sân khấu Sen Hồng (Công viên 23/9, quận 1). Nếu đề xuất sớm được thông qua, sân khấu Sen Hồng sẽ tập trung sửa chữa, trang trí để phục vụ người dân, du khách đúng vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6/2024. Sở VH-TT đánh giá việc hồi sinh sân khấu Sen...

Ngày hội du lịch văn hoá Sơn La – Hủa Phăn năm 2024

Điểm nhấn của Ngày hội là đêm khai mạc diễn ra tối 21/3, với Chương trình nghệ thuật có chủ đề “Bản tình ca Sơn La - Hủa Phăn”. Tập thể nghệ sĩ, diễn viên của tỉnh Sơn La và tỉnh Hủa Phăn đã đem đến những tiết mục ấn tượng, ca ngợi truyền thống cách mạng, truyền thống hữu nghị, gắn bó thủy chung giữa 2 tỉnh Sơn La và Hủa Phăn nói riêng, hai nước Việt Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tây Ban Nha vào chung kết World Cup nữ 2023

Chiều 15/8, đội tuyển nữ Tây Ban Nha trở thành đội bóng đầu tiên vòng chung kết World Cup nữ 2023 sau khi đánh bại Thụy Điển với tỷ số 2-1. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá nữ Tây Ban Nha đạt được thành tích xuất sắc này. Đội trưởng Olga Carmona ăn mừng bàn thắng phút 89 để ấn định chiến thắng 2-1 cho tuyển nữ Tây Ban Nha. (Ảnh: Reuters) Đến với trận...

Nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ

(Báo Quảng Ngãi)- Qua hơn 2 năm thực hiện Đề án về tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, hoạt động và đảm bảo chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ (DQTV); tổ chức trực 12/24 giờ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Đề án), hoạt động của lực lượng DQTV trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ...

Phát huy vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập

(Baoquangngai.vn)- Chiều 15/8, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ VH-TT&DL, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học trực tuyến toàn quốc về phát huy vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ mới.  Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Tây Ban Nha vào chung kết World Cup nữ 2023

Chiều 15/8, đội tuyển nữ Tây Ban Nha trở thành đội bóng đầu tiên vòng chung kết World Cup nữ 2023 sau khi đánh bại Thụy Điển với tỷ số 2-1. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá nữ Tây Ban Nha đạt được thành tích xuất sắc này. Đội trưởng Olga Carmona ăn mừng bàn thắng phút 89 để ấn định chiến thắng 2-1 cho tuyển nữ Tây Ban Nha. (Ảnh: Reuters) Đến với trận...

Nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ

(Báo Quảng Ngãi)- Qua hơn 2 năm thực hiện Đề án về tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, hoạt động và đảm bảo chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ (DQTV); tổ chức trực 12/24 giờ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Đề án), hoạt động của lực lượng DQTV trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ...

Phát huy vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập

(Baoquangngai.vn)- Chiều 15/8, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ VH-TT&DL, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học trực tuyến toàn quốc về phát huy vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ mới.  Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban...

Ra quân tổng kiểm soát ô tô vận tải hành khách và ô tô vận tải hàng hóa bằng container 

(Baoquangngai.vn)- Sáng 15/8, Công an các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã ra quân thực hiện tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải hành khách và ô tô vận tải hàng hóa bằng container. Tại TX.Đức Phổ: Đại tá Đào Quang Minh- Trưởng Công an TX.Đức Phổ đã quán triệt đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ các kế hoạch, mệnh lệnh của lãnh đạo Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, chỉ đạo...

Công an tỉnh: Tặng nhà “Nghĩa tình đồng đội”

(Báo Quảng Ngãi)- Công an tỉnh đã phối hợp với chính quyền xã Sơn Thượng (Sơn Hà) tổ chức nghiệm thu và bàn giao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho gia đình Trung úy Đinh Văn Thanh - cán bộ Công an xã Sơn Kỳ (Sơn Hà). Đại tá Phan Công Bình - Giám đốc Công an tỉnh trao bảng tượng trưng hỗ trợ 100 triệu đồng và quà cho gia đình Trung úy Đinh Văn Thanh. Vợ chồng Trung...

Mới nhất

Ngắm dàn ‘quái thú’ tranh tài tại cuộc đua mô tô nước thế giới

TPO - Những chiếc mô tô nước có giá hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn USD đã hội tụ đầy đủ tại đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) để tham gia tranh tài tại Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship diễn ra từ ngày 23/3.  ...

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú “sốc” tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler (1928-2016) có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng “sốc” do nhịp độ sống gấp, cập rập, phải cố gắng theo cho kịp sự việc. Công nghệ thay đổi cuộc sống hàng ngày như vũ bão (lò viba, video, máy fax, máy vi tính…phổ biến).

Thiếu điện là trở ngại lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tại Việt Nam trong hiện tại, nhưng quan ngại khi nhắc đến câu chuyện tương lai khi Việt Nam đi qua thời điểm dân số vàng và vấn đề thiếu điện không được xử lý sớm. ...

Chương trình biểu diễn nghệ thuật: Vở chèo “Chuyện ngoài chính sử

Tại khu vực Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, các nghệ sĩ, diễn viên nhà hát chèo Ninh Bình đã có buổi biểu diễn vở chèo “Chuyện...

Dư địa đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Quảng Nam

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Mặc dù thị trường chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia nhận định, bất động sản Quảng Nam sẽ sớm hồi phục trở lại nhờ các dư địa lớn của tỉnh. ...

Mới nhất