Trang chủDestinationsCà MauKhó quản lý kinh doanh trên môi trường mạng

Khó quản lý kinh doanh trên môi trường mạng


>>Bài 1:Chống hàng giả từ người tiêu dùng đến…nghệ sĩ

Cuộc chiến cam go chưa hồi kết

Trong năm 2022 và đến quý 1 của năm 2023, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian và phòng, chống dịch đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Đội quản lý thị trường số 1 đã kiểm tra phát hiện và xử lý hàng chục vụ kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, phạt tiền trên 135 triệu đồng; tịch thu trên 2.710 sản phẩm. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm bị tịch thu trên 145 triệu đồng.

Các lô hàng gian, hàng nhái, hàng lậu… bị tiêu huỷ.

Trong số những vụ việc này, điển hình phải kể đến vụ kiểm tra và xử phạt túi mỹ phẩm tại Bưu điện Thanh Tùng, Ấp Cái Ngay, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi của bà Nguyễn Thị Diễm X. Bằng biện pháp điều tra, đội quản lí thị trường số 1 đã khiến đối tượng thừa nhận hành vi không đăng ký kinh doanh theo quy định và kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, tịch thu 542 hộp mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ theo quy định và phạt tổng giá trị hàng hóa là trên 44 triệu đồng.

Dù ra quân liên tục và vào cuộc sát sao nhưng các các cơ quan chức năng nói chung và Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập trong công tác đấu tranh chống hàng lậu, hàng gian, hàng nhái. Đầu tiên phải kể đến là công tác thu thập thông tin, phát hiện vi phạm đối với loại hình kinh doanh online qua các trang mạng xã hội (facebook, zalo…) gặp nhiều khó khăn, hạn chế do các đối tượng kinh doanh thường không có cửa hàng, kho hàng mà chỉ sử dụng nơi ở và giới thiệu đặt hàng, lấy hàng ở nơi khác để giao cho người tiêu dùng. Phương thức, thủ đoạn hoạt động không mới nhưng tinh vi hơn, các đối tượng chia nhỏ số lượng hàng hóa rất khó phát hiện và xử lý. Thứ hai là phương thức thủ đoạn kinh doanh hàng lậu, hàng giả… tinh vi hơn.

 

Phần lớn hàng nhái, hàng lậu được phát hiện là mỹ phẩm, nước hoa.

Theo Cục trưởng Cục quản lí thị trường tỉnh Cà Mau – ông Huỳnh Vũ Phong cho biết: “Thời gian qua, tình hình hoạt động sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,… diễn ra trên hầu hết các địa bàn nội tỉnh. Nổi lên là hoạt động kinh doanh các mặt hàng thời trang (giầy dép, quần áo, túi sách…) hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không hóa đơn, chứng từ, hàng kém chất lượng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cao điểm nhất là trong các dịp lễ, hội, tết…

“Gần đây chúng ta thấy hoạt động bán hàng qua mạng của các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội, ứng dụng bán hàng trực tuyến đã quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giao dịch mua bán, sau đó thông qua các dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh để vận chuyển hàng hóa nhằm tránh bị các cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra và xử lý. Các đối tượng lợi dụng hiểu biết hạn chế và tâm lý thích hàng ngoại, hàng giá rẻ của một bộ phận người dân để lừa bán các loại hàng hoá chưa được cấp phép lưu hành, hoặc nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ… Đây là các loại hàng hoá có nguy cơ cao về mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng và quyền lợi người tiêu dùng”. Ông Phong cho biết thêm.

Quyết liệt chống hàng lậu, hàng gian thời 4.0

Cuộc đấu tranh chống hàng lậu, hàng gian… lan tràn không chỉ trong thị trường truyền thống mà còn ở trên mạng xã hội. Bởi việc lập một facebok, zalo… bán hàng là quá dễ dàng. Các đối tượng chỉ cần nhận địa chỉ và số điện thoại của khách là tiến hành giao hàng. Nếu có sự kiểm tra của cơ quan chức năng có thể ngay lập tức xóa các dấu vết một cách dễ dàng. Khách hàng vì cả tin và ham rẻ đã không ít người bị lừa, mua phải hàng kém chất lượng. Họ không biết trông cậy vào đâu hay gõ cửa cơ quan chức năng nào để lấy lại được sự công bằng. Tất cả chỉ có thể dựa vào sự thông thái, kiến thức của bản thân khách hàng trong việc nhận định sản phẩm tiêu dùng cho chính mình. 

Để ngăn chặn hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, bên cạnh ý thức của người tiêu dùng cần nâng cao, sự vào cuộc của cơ quan chức năng phải mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa. Theo Cục Quản lý thị trường, trong thời gian tới đây, Cục tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; bám sát và tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường và chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND tỉnh tăng cường kiểm tra kiểm soát ổn định thị trường; tập trung vào nhóm hàng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; phòng chống hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng nhái; tập trung phòng chống và xử lý vi phạm trên môi trường thương mại điện tử; kiểm soát đối với hàng lậu, hàng cấm và các mặt hàng khác trên thị trường.

Cục Quản lí thị trường tỉnh Cà Mau kiểm tra và xử lý nhiều lô hàng nhái, hàng lậu…

Bên cạnh đó, Cục sẽ chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các ngành, lực lượng chức năng thành viên Ban chỉ đạo 389, như Thanh tra Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Hải quan, Thuế, Công an… tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo; Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của ngành trong năm 2023 đảm bảo đúng quy định. Bên cạnh đó quan tâm tạo môi trường hoạt động kinh doanh thông thoáng, tuân thủ quy định của pháp luật, bình đẳng, thuận lợi, thu hút đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp. Tăng cường phối hợp với các ngành tại địa phương kiểm tra, kiểm soát bình ổn giá cả thị trường, kiểm soát chặt chẽ đối với hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sỡ hữu trí tuệ, vi phạm về an toàn thực phẩm, hàng hóa có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Ông Huỳnh Vũ Phong cho biết: Ngoài kiểm tra xử lý và xử phạt nghiêm minh, công tác tuyên truyền chống hàng hậu, hàng gian… cũng là một trong những hoạt động tiên quyết giúp người tiêu dùng nhận rõ nguồn gốc mặt hàng sử dụng và răn đe: “Chúng tôi tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách, các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, thương mại và tập trung tuyên truyền về các chế tài xử lý, các văn bản mới ban hành như: Luật số 67/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022; Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dung được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ… nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân. Ngoài ra công bố, công khai rộng rãi số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo từ người dân về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, tiến hành xác minh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật”.

Cuộc chiến chống hàng lậu, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc… giữa thời đại 4.0 sẽ còn nhiều gian nan và căng thẳng bởi những biến tướng khó lường và ngày càng tinh vi. Kết quả đang ở phía trước vì trông chờ vào ý thức của người tiêu dùng, lẫn sự vào cuộc quyết liệt cùng những biện pháp hiệu quả hơn của cơ quan chức năng trong giai đoạn tới./.

Lam Khánh

 

 



Source link

Cùng chủ đề

Xe buýt lao khỏi cầu ở Nam Phi, 45 người thiệt mạng

Một chiếc xe buýt lao khỏi cầu, rơi xuống khe núi rồi bốc cháy ở phía bắc Nam Phi, khiến 45 trong 46 người trên phương tiện thiệt mạng. Người sống sót duy nhất là một em bé 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, nạn nhân bị thương nặng và đã được chuyển tới bệnh viện, Bộ Giao thông Nam Phi ngày 28/3 cho biết.Chiếc xe gặp tai nạn khi đi từ nước láng giềng Botswana đến thành phố Moria...

Quỹ bình ổn dư cả nghìn tỉ đồng vẫn để giá xăng dầu tăng liên tiếp

Giá xăng tiếp tục tăngTheo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, chiều 28.3, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) tăng 530 đồng, lên 24.810 đồng một lít; E5 RON 92 thêm 410 đồng, lên 23.620 đồng một lít. Tuy nhiên, các mặt hàng dầu (trừ mazut) giảm, trong đó dầu diesel là 21.690 đồng một lít (giảm 320/lít); dầu hỏa có mức giá mới là 20.870 đồng (giảm 390 đồng/lít).Tính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Số hoá” y tế cơ sở

Bác sĩ Phạm Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, cho biết: “Phú Tân nằm cách xa trung tâm tỉnh, điều kiện giao thông không thuận lợi, người dân bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ y tế. Cùng với đó, do mặt bằng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong Nhân dân vẫn còn khá thấp, ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng cung cấp cũng như tiếp nhận các...

Người nuôi tôm chờ… giá

Nếu như trước đây về Lâm Hải nghe bà con kể chuyện làm giàu, khấm khá lên nhờ con tôm, con cua, thì vài năm trở lại đây, giá bán tôm, cua bấp bênh, tăng lên vài ngày rồi lại xuống, bà con nông dân “không biết đâu mà lần”. Ghé tham quan mô hình nuôi tôm, cua dưới tán rừng của hộ chị Ngô Ngọc Lượm, ấp Trại Lưới B, hỏi thăm về tình hình nuôi tôm, cua...

Ðảng viên đi trước…

Ðảng viên Nguyễn Việt Khái không chỉ gương mẫu, năng nổ và trách nhiệm trong công tác, mà còn là hạt nhân tiêu biểu lan toả, nhân rộng tinh thần khởi nghiệp của người trẻ, làm giàu cho bản thân và quê hương. Chăm lo xây dựng Ðảng Với 26 chi bộ, 459 đảng viên, Ðảng bộ xã Trần Hợi luôn là điểm sáng của toàn huyện Trần Văn Thời về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ...

“Nóng” sản xuất lúa gạo và IUU

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1% so cùng kỳ. Đáng quan ngại nhất là dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng hơn cùng kỳ, nhưng kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực này chỉ đạt 4,95 tỷ USD, giảm đến 25,4% so cùng kỳ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá phiên chất...

Văn hoá tâm linh đất Thới Bình

Vì vậy, trong đời sống văn hoá tâm linh của các bậc tiền nhân luôn có một đức tin mãnh liệt vào tín ngưỡng dân gian. Ðiều này được thể hiện thông qua việc lập miếu, đình, chùa để thờ tự, gửi gắm niềm tin, và theo dòng thời gian, những nơi ấy đã đánh dấu, khẳng định lịch sử chủ quyền của đất nước ta buổi ban đầu được các bậc tiền nhân mở cõi trời Nam...

Bài đọc nhiều

Hành động để tuyên truyền thuyết phục hơn

Tiếp nhận nhiều phản ánh của người dân và qua khảo sát thực tế, các bạn trẻ trong CLB Chú Ve Xanh và ÐVTN các phường của TP Cà Mau nhận thấy tuyến bờ kè và bờ sông tại khu vực chợ Nông sản Phường 7 và khu vực bờ kè trên địa bàn Phường 8 rất ô nhiễm. Lượng rác tấp vô hai bên bờ kè rất nhiều, khi nước rút, rác tích tụ bốc mùi hôi...

Hấp dẫn những sản vật mặn

Thị trấn Sông Ðốc được ví như thủ phủ của các loại khô hải sản. Nghề làm khô cá cơm cũng rất phát triển. Tuy là món ăn dân dã, nhưng khô cá cơm được du khách ưa chuộng và đã được xuất ngoại. Chị Nguyễn Thị Bích Tiền, Vựa khô Kiều Nương 2 (Anh - Tiền), vựa khô có tiếng ở thị trấn Sông Ðốc, cho biết: “Các sản phẩm chủ lực của vựa là mực khô, cá...

Mùa khai thác tràm

Tại bãi cây thuộc địa phận các xã: Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh Thuận (huyện U Minh); Trần Hợi, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời) những ngày này, ghe xuồng tấp nập. Trong các khu vực khai thác, tiếng máy, tiếng búa vang lên liên tục. Nhóm người khai thác tràm tất bật làm việc giữa nắng nóng. Người dân phải vác cây tràm từ vài chục đến cả trăm mét mới...

Tuyên dương thủ khoa Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Tại buổi tuyên dương, ông Phạm Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, cho rằng, thành tích của em Khôi thêm một minh chứng sống động cho truyền thống hiếu học, mang vinh quang, vinh dự, tự hào về cho ngôi trường THPT Đầm Dơi và huyện Đầm Dơi. Tuyên dương em Huỳnh Anh Khôi, UBND huyện Đầm Dơi tặng giấy khen kèm 2 triệu đồng; Hội Khuyến học huyện tặng 1 triệu đồng; trường THPT Đầm Dơi...

Phát triển sản phẩm OCOP dựa trên tiềm năng

Ông Huỳnh Nhật Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Huyện hiện có 40 sản phẩm của 12 chủ thể trên địa bàn 10 xã được công nhận. Trong đó, có 3 sản phẩm đạt 4 sao, 37 sản phẩm đạt 3 sao. Ðã qua, các chủ thể phát huy được tính năng động, sáng tạo, có các phương án, kế hoạch để quảng bá cho sản phẩm, đồng thời...

Cùng chuyên mục

“Số hoá” y tế cơ sở

Bác sĩ Phạm Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, cho biết: “Phú Tân nằm cách xa trung tâm tỉnh, điều kiện giao thông không thuận lợi, người dân bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ y tế. Cùng với đó, do mặt bằng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong Nhân dân vẫn còn khá thấp, ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng cung cấp cũng như tiếp nhận các...

Người nuôi tôm chờ… giá

Nếu như trước đây về Lâm Hải nghe bà con kể chuyện làm giàu, khấm khá lên nhờ con tôm, con cua, thì vài năm trở lại đây, giá bán tôm, cua bấp bênh, tăng lên vài ngày rồi lại xuống, bà con nông dân “không biết đâu mà lần”. Ghé tham quan mô hình nuôi tôm, cua dưới tán rừng của hộ chị Ngô Ngọc Lượm, ấp Trại Lưới B, hỏi thăm về tình hình nuôi tôm, cua...

Ðảng viên đi trước…

Ðảng viên Nguyễn Việt Khái không chỉ gương mẫu, năng nổ và trách nhiệm trong công tác, mà còn là hạt nhân tiêu biểu lan toả, nhân rộng tinh thần khởi nghiệp của người trẻ, làm giàu cho bản thân và quê hương. Chăm lo xây dựng Ðảng Với 26 chi bộ, 459 đảng viên, Ðảng bộ xã Trần Hợi luôn là điểm sáng của toàn huyện Trần Văn Thời về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ...

“Nóng” sản xuất lúa gạo và IUU

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1% so cùng kỳ. Đáng quan ngại nhất là dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng hơn cùng kỳ, nhưng kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực này chỉ đạt 4,95 tỷ USD, giảm đến 25,4% so cùng kỳ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá phiên chất...

Văn hoá tâm linh đất Thới Bình

Vì vậy, trong đời sống văn hoá tâm linh của các bậc tiền nhân luôn có một đức tin mãnh liệt vào tín ngưỡng dân gian. Ðiều này được thể hiện thông qua việc lập miếu, đình, chùa để thờ tự, gửi gắm niềm tin, và theo dòng thời gian, những nơi ấy đã đánh dấu, khẳng định lịch sử chủ quyền của đất nước ta buổi ban đầu được các bậc tiền nhân mở cõi trời Nam...

Mới nhất

Robot biết múa hát, dạy tiếng Anh của giảng viên trường quân đội

Bonbon - robot cao 1,27m và nặng 40 kg của nhóm giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự có thể hỗ trợ dạy tiếng Anh, giao tiếp và múa hát với học sinh tiểu học. Robot thông minh hình dáng giống người hỗ trợ dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học (Bonbon) là đề tài nghiên cứu...

Cảnh sát giao thông làm đúng chức trách thì không sợ người dân giám sát

Bộ Công an đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA ngày 28.11.2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Tại tờ trình sửa đổi Thông tư, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ...

Cận cảnh dự án gần 1.000 tỷ liên quan cựu Bí thư tỉnh Quảng Ngãi vừa bị bắt

Dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc có tổng mức đầu tư hơn 999 tỷ đồng từ vốn ngân sách nhà nước; trong đó, kinh phí xây dựng 747 tỷ đồng. Dự án được ông Cao Khoa, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt tại Quyết định số 793 ngày 30/5/2012. Dự án này do Công ty...

Mới nhất