Trang chủNewsKinh tếKhơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối...

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

Giữ vị trí quan trọng trong việc định hướng, phát triển hai lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế là thương mại và công nghiệp, ngành Công Thương trong 73 năm hình thành và phát triển ghi dấu ấn đậm nét trong dòng chảy của phát triển kinh tế – xã hội. Với lĩnh vực thương mại, ngành Công Thương không chỉ đảm nguồn cung hàng hóa cho đời sống xã hội mà còn thực hiện kết nối, khơi thông thị trường xuất nhập khẩu, ghi danh Việt Nam trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế.

Những dấu mốc của xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa là một hoạt động kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP và cân bằng thương mại. Trong đó, năm 1995 ghi đậm dấu ấn với hàng loạt sự kiện đáng nhớ của Việt Nam, đặt bản lề đối với tiến trình mở cửa và hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới. Đó là sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gửi đơn gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đặc biệt là bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel Nir Barkat ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (tháng 7/2023) Ảnh: VGP
 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel Nir Barkat ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel (tháng 7/2023) Ảnh: VGP

Trong hành trình gần 30 năm trên đại lộ hội nhập này, hoạt động XNK của Việt Nam đã cho thấy những bước đi mạnh mẽ, liên tiếp chinh phục và phá vỡ các mốc kỷ lục.

Theo đó, tổng trị giá XNK lần đầu tiên đạt dấu mốc 100 tỷ USD vào năm 2007 (số liệu Tổng cục Hải quan) và chỉ sau 4 năm, vào năm 2011 đã tăng gấp đôi và đạt con số 200 tỷ USD. Cũng trong khoảng thời gian 4 năm tiếp theo (năm 2015), XNK Việt Nam cũng đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD và vào giữa tháng 12/2017, tổng trị giá XNK đã đạt mức 400 tỷ USD. Trị giá XNK tiếp tục cán mốc 500 tỷ USD trong nửa cuối tháng 12/2019 và đạt 600 tỷ USD vào tháng 11/2021.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, từ năm 2012, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư liên tục sau một thời gian dài thâm hụt (nhập siêu). Năm 2022, xuất siêu đạt 12,4 tỷ USD.

Bước sang năm 2023, tổng kim ngạch XNK ước đạt 683 tỷ USD. Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng ước đạt gần 30 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu thế giới sụt giảm mà hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thu hẹp đáng kể mức suy giảm ở thời điểm cuối năm so với đầu năm đã cho thấy sự nỗ lực của Bộ Công Thương về điều hành xuất khẩu.

Hàng hóa của Việt Nam từ chỗ “tự sản, tự tiêu” có lúc còn thiếu trước hụt sau, thì sau hàng chục năm đã không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu. Hiện nay, hàng hóa của Việt Nam đã hiện diện ở trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2023, chúng ta đã thực hiện tốt đa dạng hóa thị trường trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường lớn đều sụt giảm; kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng; mức suy giảm xuất khẩu tại một số thị trường chủ lực tiếp tục được thu hẹp. Cụ thể, xuất khẩu sang thị trường Mỹ thu hẹp từ mức giảm 22,6% trong nửa đầu năm 2023 xuống mức giảm khoảng 11,2% trong cả năm 2023; EU thu hẹp từ mức giảm 10,1% trong nửa đầu năm 2023 xuống còn khoảng 4,8% trong cả năm 2023; Hàn Quốc thu hẹp từ mức 10,2% xuống còn khoảng 2,5%….

Nhìn tổng thể, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Các FTA giúp hàng Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư.

Hiện Việt Nam cũng đàm phán, ký kết và thực thi 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.

Ông Phạm Trung Nghĩa – Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Liên ngành Hội nhập Quốc tế về kinh tế – đánh giá, sau 29 năm hội nhập (từ 1995 đến nay), tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng XNK, đời sống của người dân được cải thiện là những kết quả không thể phủ nhận do công tác khơi thông thị trường, đẩy mạnh đàm phán ký kết các FTA, FTAs và công tác cải cách thể chế.

“Nếu như năm 1995, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chỉ khoảng 5 tỷ USD, thì đến nay đã tăng 85 lần. Nếu so sánh từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (2007), thì hiện xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 8 – 9 lần”, ông Phạm Trung Nghĩa dẫn chứng.

Việc tham gia các FTA đã giúp nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, thúc đẩy kim ngạch XNK tăng trưởng mạnh và cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt theo hướng chuyển từ thâm hụt sang thặng dư.

Đồng thời, giúp mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đơn cử như với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tỷ lệ sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ CPTPP (C/O CPTPP) của hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực và tăng đáng kể so với các năm trước (trong đó gạo tăng hơn 2503%; sắn và các sản phẩm từ sắn tăng gần 3649%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng hơn 134%; hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng xấp xỉ 67%… ).

Năm 2024 là năm thứ tư – có thể coi là năm quyết định sự thành công kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025 theo Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, chặng đường trước mắt còn rất nhiều thách thức, bao gồm cả các yếu tố khách quan và chủ quan.

Cụ thể, kinh tế thế giới, trong đó bao gồm các đối tác nhập khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn đối mặt với triển vọng bấp bênh, khả năng hồi phục chưa chắc chắn. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng từ thị trường quốc tế. Những khó khăn này có thể dẫn tới số lượng doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm sản xuất, giải thể, phá sản tăng cao.

Năm 2024, ngành Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%; cán cân thương mại duy trì xuất siêu (dự kiến xuất siêu 15 tỷ USD). Để đạt được mục tiêu đặt ra trong lĩnh vực XNK, Bộ Công Thương cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh đàm phán, ký kết các FTA với các đối tác khác còn nhiều tiềm năng (UAE, MERCOSUR…) để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA, đặc biệt là các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA.

Tiếp tục chú trọng công tác phòng vệ thương mại trước xu hướng gia tăng vụ việc điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu đối với các thị trường trọng điểm, thị trường mới, thị trường tiềm năng. Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, đặc biệt là thị trường nhập khẩu nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất, tránh tình trạng phụ thuộc lớn vào một thị trường; từng bước cải thiện cán cân thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu.

XNK là một trong ba trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Quốc hội; điều hành sâu sát, chủ động, linh hoạt của Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp; cùng với việc dự báo đúng từ sớm từ xa, ứng phó hiệu quả với những khó khăn chưa từng có tiền lệ để vượt những “cơn gió ngược”, ngành Công Thương đã, đang và sẽ góp sức tích cực, đưa con tàu kinh tế Việt Nam nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng từng bước vượt qua “hải trình” gian nan để cập bến.

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD.

Nguồn: https://congthuong.vn/khoi-thong-dong-chay-thuong-mai-thuc-day-xuat-khau-trong-boi-canh-moi-319780-319780.html

Cùng chủ đề

“Tín hiệu sáng” cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

Doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý II Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 4/2024 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng 3/2024 và tăng 19,4% so với tháng 4/2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 893 triệu USD, tăng 0,7% so với tháng 3/2024, và tăng 14,1% so với tháng 4/2023. Lũy kế 4...

Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 với phương châm chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, kịp thời thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực; kiên quyết không lùi bước trước khó khăn; kiên định, nhất quán thực hiện mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát...

Bộ Công Thương và VAST đề xuất một số định hướng nghiên cứu chuyên sâu

Dự kiến kết quả thực hiện nhiệm vụ đều có tính ứng dụng cao Chiều 9/5/2024, tại Hà Nội, diễn ra buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) nhằm sơ kết chương trình phối hợp công tác về hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và định hướng giai đoạn 2024-2030. Thứ trưởng Bộ Công Thương...

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Chiều ngày 9/5/2024, tại Hà Nội, diễn ra buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhằm sơ kết chương trình phối hợp công tác về hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và định hướng giai đoạn 2024-2030. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tham dự buổi làm việc. Buổi làm việc giữa Bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vọt lên mức 67.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 14/5/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 14/5/2024 tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg trong phạm vi rộng và dao động trong khoảng 64.000 - 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay ngày 14/5/2024: Vọt lên mức 67.000 đồng/kg Theo đó, mức giá tăng cao nhất 2.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thái Bình...

Doanh nghiệp lúa gạo làm gì để chào giá xuất khẩu có lợi?

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo Giá lúa gạo hôm nay ngày 13/5: Giá gạo bật tăng trở lại Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện lúa vụ Đông Xuân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch xong, chỉ còn diện tích nhỏ ở một số địa phương như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh. ...

Giá sầu riêng có tiếp tục giảm?

Dự báo giá sầu riêng ngày 14/5/2024 sẽ tiếp tục giảm do vào chính vụ giá sầu riêng đang điều chỉnh. Giá cao nhất ở miền Tây Nam bộ và thấp nhất ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Mặc dù vào chính vụ, giá sầu riêng đang điều chỉnh theo hướng giảm liên tục, nhưng những người mê sầu riêng, nghiền ăn sầu riêng cho rằng, cả nhà muốn ăn thỏa thích một bữa sầu riêng...

Giá cà phê có tiếp tục leo thang?

Dự báo giá cà phê ngày 13/5/2024: Giá cà phê tiếp tục vùn vụt tăng? Giá cà phê hôm nay, 13/5/2024: Giá cà phê trong nước lấy lại đà tăng Dự báo giá cà phê ngày 14/5/2024 tại thị trường trong nước và thế giới sẽ tiếp tục tăng bởi nguồn cung khan hiếm. Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột cho biết, tổng lượng mưa tháng này tại tỉnh Đắk Lắk,...

Giá vàng SJC, vàng nhẫn, giá vàng trong nước có bất ngờ lao dốc?

Chốt phiên giao dịch đầu tuần ngày 13/5/2024, giá vàng SJC đang đứng quanh ngưỡng 90 triệu đồng/lượng bán ra. Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng SJC ở mức 87,5 - 90 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra. So với rạng sáng cùng ngày, giá vàng SJC được điều chỉnh tăng 2 triệu đồng/lượng chiều mua vào và tăng 1,5 triệu đồng/lượng chiều bán ra. ...

Bài đọc nhiều

Người dân ở TPHCM thích thú chiêm ngưỡng mây ngũ sắc

(Dân trí) - Đám mây ngũ sắc bất ngờ xuất hiện trên bầu trời tại TPHCM vào chiều cuối tuần khiến nhiều người thích, dùng điện thoại ghi lại khoảnh khắc đẹp chia sẻ lên mạng xã hội. Khoảng 16h ngày 12/5, nhiều người sống tại các quận huyện trên địa bàn TPHCM bất ngờ thấy một đám mây ngũ sắc, tuyệt đẹp. Mây ngũ sắc chụp từ góc nhìn chợ Bến Thành (Ảnh: Liên Nguyễn). Đám mây ngũ sắc xuất hiện...

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Xuất khẩu tổ yến sào thu về hàng trăm triệu USD một năm Khánh Hòa: Xuất khẩu chính ngạch lô tổ yến đầu tiên sang Trung Quốc Tiếp nối thành công xuất khẩu yến sào sang thị trường Trung Quốc vào cuối năm 2023, Công ty Hải Yến Nha Trang vừa có lô hàng đầu tiên đặt chân đến thị trường Pháp vào cuối tháng 4/2024. Đây cũng chính là lô hàng...

Xúc động khoảnh khắc sinh viên tri ân mẹ trong lễ tốt nghiệp

- Lễ tốt nghiệp của các sinh viên Trường Cao đẳng FPT Polytechnic TPHCM đã diễn ra với những khoảnh khắc tri ân người mẹ đầy xúc động. Nhân dịp ngày của mẹ 12/5, lễ tốt nghiệp của sinh viên Trường Cao đẳng FPT Polytechnic TP.HCM tổ chức phần lễ tri ân dành cho những người mẹ. Hoạt động này nhằm bày tỏ tấm lòng biết ơn của các bạn sinh viên dành cho công ơn lớn lao của...

Cảng Quốc tế Long An ký ý định thư với OPASCOR mở rộng quan hệ hợp tác

Cảng Quốc tế Long An ký ý định thư với OPASCOR mở rộng quan hệ hợp tácTại Hội nghị và Triển lãm Cảng biển & Logistics Philippines 2024, Cảng Quốc tế Long An, Việt Nam và Oriental Port and Allied Services Corporation (OPASCOR), Philippines đã nhận diện cơ hội hợp tác, ký kếtý định thư. Chiều 21/3/2024, nhân Hội nghị và Triển lãm Cảng biển...

Đảo Khê Cốc – nơi tái hiện sinh hoạt cộng đồng của cư dân cổ Tràng An, Ninh Bình

(Dân trí) - Đảo Khê Cốc nằm giữa vùng lõi di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình), đây từng là nơi sinh sống của người Việt cổ. Nguồn

Cùng chuyên mục

Vinh Quang Việt Nam 2024: Nghiên cứu khoa học cũng là cách khẳng định chủ quyền đất nước

Với PGS.TS Đào Việt Hà - Viện trưởng Viện Hải dương học (Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam), những thành công trong quá trình nghiên cứu khoa học của bà cũng có thể trở thành điểm nhấn nổi bật trong công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đặc biệt là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. PGS.TS Đào Việt Hà trao đổi với nhóm nghiên cứu về vận hành...

Mừng sinh nhật 24 tuổi, MBS dành tặng nhiều ưu đãi cho khách hàng

Nhân dịp sinh nhật 24 năm (11/05/2000 - 11/5/2024), MBS dành tặng tất cả các khách hàng rất nhiều chương trình ưu đãi chất lượng, vô cùng hấp dẫn mà Nhà đầu tư không nên bỏ lỡ. Với phương châm lấy khách hàng làm trung tâm, nhân dịp sinh nhật, Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) cùng Tập đoàn mẹ là Ngân hàng TMCP Quân đội đã áp dụng các chính sách miễn phí giao dịch, giảm lãi margin...

Giá vàng hôm nay 14/5/2024: Áp lực chốt lời, giá vàng giảm mạnh

Giá vàng trong nước hôm nay 14/5/2024 Chốt phiên 13/5, giá vàng miếng 9999 tại SJC là 87,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 90 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 74,65-76,35 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji Hà Nội niêm yết ở mức 87,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 89 triệu đồng/lượng (bán ra). Doji TP.HCM mua vàng SJC ở mức 87,5 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 89 triệu đồng/lượng.  Bảo Tín...

Việt Nam ủng hộ nghị quyết về vấn đề thành viên Liên hợp quốc của Palestine

Ngày 13/5 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) tiếp tục họp phiên khẩn cấp đặc biệt về hình hình Trung Đông và vấn đề Palestine. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu về lập trường của Việt Nam tại phiên họp khẩn cấp đặc biệt của Đại hội đồng. Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, tại phiên họp, đa số các nước...

Vọt lên mức 67.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 14/5/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 14/5/2024 tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg trong phạm vi rộng và dao động trong khoảng 64.000 - 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay ngày 14/5/2024: Vọt lên mức 67.000 đồng/kg Theo đó, mức giá tăng cao nhất 2.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thái Bình...

Mới nhất

Hà Nội: Khai trương điểm du lịch giới thiệu nghề làm giấy Dó vùng Bưởi xưa

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ Nguyễn Thanh Tịnh, Điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống làm giấy Dó của vùng Bưởi xưa không chỉ là một điểm dịch vụ, du lịch, nơi giới thiệu về một nghề truyền thống tự...

Giám sát ngày càng thực chất, hiệu quả

Theo báo cáo của Ủy ban MTTQ tỉnh Lạng Sơn, hoạt động của các Ban TTND và Ban...

Vọt lên mức 67.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 14/5/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 14/5/2024 tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg trong phạm vi rộng và dao động trong khoảng 64.000 - 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay ngày 14/5/2024: Vọt lên mức...

Lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định điều chỉnh Dự án sân bay Sa Pa

Lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định điều chỉnh Dự án sân bay Sa PaDự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức PPP đang được UBND tỉnh Lào Cai kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn thực hiện. ...

Quảng Bình đầu tư khu đô thị mới gần 490 tỷ đồng tại TP. Đồng Hới

Quảng Bình đầu tư khu đô thị mới gần 490 tỷ đồng tại TP. Đồng HớiUBND tỉnh Quảng Bình cho biết vừa có quyết định chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị phía sau chợ Đức Ninh, xã Đức Ninh, TP. Đồng Hới, đồng thời phê duyệt yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của...

Mới nhất