Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKhơi thông, huy động nguồn lực cho phát triển thiết chế văn...

Khơi thông, huy động nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao


Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng:  - Ảnh 1.

Quang cảnh Hội thảo

Nhận thức, quan điểm về thiết chế văn hóa, thể thao

Theo Bộ trưởng, tiếp cận từ góc độ quản lý nhà nước, Bộ VHTTDL nhận thức sâu sắc rằng, dưới sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với việc chuyển đổi tư duy từ “làm văn hoá” sang “quản lý nhà nước về văn hoá”, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, công tác xây dựng pháp luật của ngành đã có nhiều chuyển biến: Đã trình Quốc hội thông qua Luật Điện ảnh, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); phối hợp tham mưu, trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, từ sau Hội thảo văn hóa năm 2022, thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao: Bộ VHTTDL đã phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa (sẽ báo cáo UBTVQH ngày 14.5 tới đây); hoàn thiện hồ sơ Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) (báo cáo Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho ý kiến); hoàn thiện hồ sơ đề xuất dự án Luật Quảng cáo (sửa đổi)…

Theo Bộ trưởng, một số nội dung Bộ VHTTDL kiến nghị tại Hội thảo văn hóa năm 2022 cũng như tại nhiều diễn đàn thời gian qua được Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo sát sao, dù chưa điều chỉnh, bổ sung tại các Luật chuyên ngành, những đã được chấp thuận chủ trương thực hiện thí điểm, như việc lĩnh vực văn hoá, thể thao được áp dụng hình thức đầu tư PPP tại dự thảo Luật Thủ đô, các Nghị quyết về cơ chế chính sách đặc thù cho TP Hồ Chí Minh cùng một số chính sách mới cho các địa phương khác trong thời gian tới. Báo cáo của Chính phủ về rà soát cơ chế, chính sách đặc thù cho các Vùng cũng đã đề cập nội dung này. Đây thực sự là tín hiệu vui cho toàn ngành VHTTDL, mở ra cơ hội mới để thu hút đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, thiết chế và không gian văn hóa đồng bộ, hiệu quả, phát triển du lịch.

Liên quan đến thiết chế văn hoá, thể thao, gần đây nhất, ngày 18.1.2024, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội đã tổ chức phiên giải trình về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hoá, thể thao giai đoạn 2013-2023”. Bộ VHTTDL đã báo cáo, lắng nghe các ý kiến chất vấn và trực tiếp giải trình tại phiên họp.

“Trên cơ sở đó, Bộ VHTTDL tin tưởng rằng, Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hoá, thể thao” vừa là sự tiếp nối, vừa là “lát cắt” chuyên sâu, luận giải những vấn đề từ lý luận đến thực tiễn về chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”- Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ.

Tại Hội thảo, Bộ trưởng nêu một số vấn đề cần làm rõ gồm:

Thứ nhất, nhận thức, quan điểm về thiết chế văn hóa, thể thao;

Thứ hai, phát triển thiết chế văn hóa, thể thao từ góc độ chính sách và nguồn lực;

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp về chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao.

Theo Bộ trưởng, về nhận thức, quan điểm, Nghị quyết số 33-NQ/TW xác định rõ nhiệm vụ “Xây dựng, hoàn thiện đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa. Tạo điều kiện để nhân dân chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng”.

Để đảm bảo nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa, Nghị quyết số 33-NQ/TW cũng nêu rõ giải pháp “Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt là ở vùng còn khó khăn”.

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo “Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, chú ý đến tính đặc thù của hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Nâng mức đầu tư một cách hợp lý từ nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời khơi thông các nguồn lực xã hội, nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát triển văn hoá”.

Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hoá, thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 Chính phủ sẽ phê duyệt thời gian tới đây đều thể hiện sự quan tâm và tiếp tục khẳng định vai trò của thể chế, chính sách với nguồn lực cho phát triển văn hóa, trong đó có thiết chế văn hóa, thể thao.

Về Phát triển thiết chế văn hóa, thể thao từ góc độ chính sách và nguồn lực: Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về thiết chế văn hóa, thể thao không ngừng được hoàn thiện, từng bước thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cụ thể:

Hệ thống pháp luật về văn hóa, thể thao hiện có 274 văn bản quy phạm pháp luật (trong đó lĩnh vực văn hóa 180 văn bản, lĩnh vực thể thao 94 văn bản), 10 năm qua, có 55 văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp, gián tiếp liên quan đến xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao được ban hành theo thẩm quyền, cho thấy cơ bản đã định hình được hệ thống pháp luật về thiết chế văn hóa, thể thao.

Tên gọi “thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở” được ghi tại Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11.11.2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở giai đoạn 2013- 2020, định hướng đến năm 2030. Gồm các đối tượng: (1) Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh, Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp huyện, Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp xã và Nhà văn hóa – Khu thể thao thôn (do ngành văn hoá, thể thao và du lịch quản lý); (2) Nhà Văn hóa Lao động cấp huyện, Cung Văn hóa Lao động, Nhà Văn hóa Lao động cấp tỉnh, Trung tâm Văn hóa – Thể thao ở Khu chế xuất, Khu công nghiệp và trong các doanh nghiệp lớn (do Công đoàn các cấp quản lý); (3) Nhà Thiếu nhi cấp huyện, Cung Thiếu nhi, Nhà Thiếu nhi hoặc Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi cấp tỉnh (do Đoàn Thanh niên cộng sản HCM quản lý); (4) Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở thuộc các Bộ, ngành, đoàn thể và lực lượng vũ trang; các thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng:  - Ảnh 2.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng báo cáo trung tâm tại Hội thảo

Từng bước nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao

Trong những năm qua, hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao từ trung ương tới cơ sở từng bước được đầu tư củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, nội dung thiết thực, góp phần phát triển phong trào văn hoá, thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đồng thời nâng cao thể lực, tầm vóc, đời sống tinh thần của nhân dân. Tính đến hết tháng 3.2024, cả nước có 66 thiết chế văn hóa cấp tỉnh; 689/705 quận huyện có Trung tâm Văn hoá, Thể thao hoặc Nhà Văn hoá, đạt tỷ lệ 97%; tỷ lệ này ở cấp xã là 77%, cấp thôn là 76%. Hệ thống công đoàn có 50 thiết chế văn hoá, thể thao. Các thiết chế do Đoàn TNCS HCM quản lý có 56 Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi cấp tỉnh, 106 Nhà Thiếu nhi cấp huyện…

Công tác xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao chịu sự điều chỉnh của 2 nhóm, hệ thống pháp luật: (1) pháp luật chuyên ngành và (2) pháp luật liên quan trực tiếp:

Về pháp luật chuyên ngành: Cơ bản là các Thông tư, Nghị định, ít các Luật (mới có Luật Thể dục thể thao, Luật Điện ảnh, Luật Di sản văn hóa, Luật Thư viện). Các văn bản này, chủ yếu quy định chính sách có tính nguyên tắc ưu đãi, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao.

Về pháp luật liên quan tác động trực tiếp: Chủ yếu là các Luật (gần 20 Luật), có cả Nghị định và Thông tư. Các văn bản này, chủ yếu quy định chính sách về đối tượng, đầu tư, xây dựng, quản lý. Tuy nhiên, nội hàm của các văn bản này, cơ bản không có yếu tố đặc thù của thiết chế văn hóa, thể thao.

Theo Bộ trưởng, để gỡ vướng, tháo điểm nghẽn, nút thắt, tạo nguồn lực phát triển bằng chính sách, khai thác, phát huy có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách, không chỉ bằng pháp luật chuyên ngành mà cả từ các văn bản pháp luật liên quan.

Thời gian qua, đồng thời với tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành trong đó có quy định về thiết chế văn hóa, thể thao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tập trung rà soát, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan để đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số pháp luật liên quan tác động trực tiếp đến xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao: Luật PPP, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp…

Đề xuất một số giải pháp về chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, căn cứ chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bám sát và nghiên cứu thấu đáo những vấn đề thực tiễn đặt ra, bảo đảm giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh; những vấn đề đã rõ, được kiểm nghiệm trong thực tiễn, đạt được sự thống nhất cao thì xây dựng, ban hành luật để áp dụng thống nhất, đặc biệt là đối với những vấn đề đang được điều chỉnh bởi văn bản dưới luật, những vấn đề thuộc quan điểm, chủ trương mới của Đảng về phát triển văn hoá, con người Việt Nam, những vấn đề bất cập với thực tiễn và những vấn đề khác chưa được thể chế hoá, theo đó có 4 nhóm chính sách cần quan tâm:

Chính sách về quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng (chính sách hạ tầng): Hiện tại Bộ VHTTDL đã hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045. Bộ VHTTDL sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để triển khai sớm, hiệu quả Quy hoạch này.

Bộ trưởng đề nghị các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tích hợp quy hoạch thiết chế văn hóa, thể thao trong công tác lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch của tỉnh, bố trí quỹ đất cho các thiết chế này ở các vị trí phù hợp; ưu tiên quỹ đất phát triển thể chế ở khu dân cư, khu đô thị, khu chung cư…

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các Uỷ ban của Quốc hội, các bộ, ngành tiếp tục quan tâm tới lĩnh vực văn hóa trong quá trình rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách về thuế, tín dụng, đất đai, cơ chế tài chính, cơ chế khuyến khích sáng tạo trong các luật chuyên ngành để tạo điều kiện huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển văn hóa như.

Chính sách về quản lý, khai thác, hoạt động (chính sách chuyên ngành và liên quan): Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về ưu đãi hưởng thụ văn hóa, môi trường văn hóa, thúc đẩy, hỗ trợ sáng tạo văn hóa nghệ thuật, phát triển thể thao, tạo căn cứ pháp lý; chính sách chuyên môn để định hướng quản lý, khai thác, hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao; chính sách hỗ trợ, tham gia của cộng đồng dân cư trong khai thác, hoạt động thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở phù hợp với điều kiện thực tiễn các địa phương.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng:  - Ảnh 3.

Quang cảnh Hội thảo

Bộ trưởng đề xuất xây dựng chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản kết cấu hạ tầng văn hóa, thể thao mang tính đặc thù; sửa đổi, bổ sung pháp luật về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, hoàn thiện quy định về dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm đồng bộ, phù hợp với thực tiễn.

Xây dựng, lựa chọn và phổ biến các mô hình tổ chức hoạt động thiết chế văn hóa, thể thao hiệu quả, phù hợp với vùng miền, địa phương, dân tộc, đối tượng.

Về Chính sách về huy động các nguồn lực, Bộ trưởng đề nghị Quốc hội xem xét, cho ý kiến và phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Bổ sung lĩnh vực văn hóa vào nhóm ngành nghề ưu đãi đầu tư, vào nhóm lĩnh vực được áp dụng đầu tư theo phương thức PPP khi sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật PPP.

Bổ sung các khoản chi tài trợ cho văn hóa, thể thao được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế khi sửa đổi, bổ sung Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Bổ sung chính sách, quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, nhằm phát huy, sử dụng có hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hóa, tài sản đặc thù của văn hóa.

Đối với các địa phương, Bộ trưởng đề nghị: Xác định rõ tiêu chí những dự án về thiết chế văn hóa, thể thao phù hợp với Quy hoạch mà Nhà nước ưu tiên đầu tư để bố trí kinh phí, tránh đầu tư dàn trải. Phân loại chi tiết các loại dự án thiết chế văn hóa, thể thao có khả năng thu hút được nguồn lực xã hội. Bố trí đủ ngân sách để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp thiết chế văn hóa, thể thao, hỗ trợ kinh phí hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đáp ứng nhu cầu của Nhân dân.

Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Tiếp tục hoàn thiện quy định về các ngành, nghề đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật. Nghiên cứu sửa đổi chính sách đãi ngộ, bồi dưỡng đối với cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại các thiết chế văn hóa, thể thao; chế độ ưu đãi trong đào tạo, bồi dưỡng hạt nhân năng khiếu về văn hóa, thể thao; phát huy vai trò của địa phương, cơ sở trong tạo nguồn nhân lực quản lý, vận hành, phát huy hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao.

“Bằng các công cụ chính sách pháp luật sẽ khơi thông, huy động nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao là kinh nghiệm của nhiều nước phát triển đã tiến hành, cũng là yêu cầu tiên quyết tạo động lực phát triển văn hóa, thể thao”- Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định./.



Nguồn: https://toquoc.vn/bo-truong-nguyen-van-hung-khoi-thong-huy-dong-nguon-luc-cho-phat-trien-thiet-che-van-hoa-the-thao-2024051211004872.htm

Cùng chủ đề

Tổ chức “Lớp tập huấn diễn viên, nhạc công loại hình nghệ thuật Tuồng truyền thống

Lớp tập huấn là minh chứng rõ nét cho việc thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kì mới; cụ thể hóa Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến...

Nghệ sĩ phát ngôn thiếu chuẩn mực, coi thường khán giả phải xử nghiêm

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã trả lời kiến nghị cử tri Hà Nội gửi đến sau kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.Ban hành quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuậtTheo đó, cử tri Hà Nội đề nghị nghiên cứu có các quy định chặt...

Tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, nguồn lực, tạo sinh khí và động lực mới cho sự phát triển của Ngành...

Tham dự Họp báo có đại diện lãnh đạo các cơ quan tham mưu quản lý Nhà nước thuộc Bộ, các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội.Chủ động xây dựng Kế hoạch, phối hợp "từ sớm", "từ xa"Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ quý...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khơi thông nguồn lực, đưa văn hoá trở thành động lực

Thực hiện có hiệu quả việc quy hoạch tổng thể, phát triển hệ thống thiết chế văn hóaTrong phát biểu về "Một số vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển thiết chế văn hóa", Phó Trưởng Ban Tuyên giáo...

Mẹ U60 cùng con trai đi phượt hàng nghìn cây số bằng xe máy

Với những người trẻ, mỗi chuyến du lịch, đặc biệt là tự lái xe đi phượt là một hành trình hứa hẹn những trải nghiệm thú vị. Mỗi chặng đường lại như mở ra một thử thách mới đỏi hỏi giới trẻ không chỉ có kinh nghiệm, khả năng điều...

Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ, giao lưu và trao tặng tủ sách tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc

Thông qua chuyến đi này, lãnh đạo TP.HCM mong muốn tôn vinh sự giàu đẹp của tiếng Việt, nâng cao nhận thức về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc đối với kiều bào tại Hàn Quốc và bạn bè quốc tế, đặc biệt là thế hệ trẻ; lan tỏa...

5 nhóm vấn đề nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể...

Sau một buổi làm việc tích cực, khẩn trương và trách nhiệm cao, Hội thảo đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Hội thảo đã nhận được nhiều bài viết, tham luận của các cơ quan trung ương, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp....

Ngắm Hà Nội lãng mạn trong mùa hoa bằng lăng tím

Thực hiện: Nam Nguyễn | 12/05/2024 ...

Bài đọc nhiều

Tuần lễ văn hóa du lịch hè Ninh Hải – Ninh Thuận 2024

Sự kiện “Tuần lễ văn hóa du lịch hè Ninh Hải - Ninh Thuận 2024”, với chủ đề “Ninh Hải – Biển xanh vẫy gọi” diễn ra từ ngày 15- 21.7.2024. Đây là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội nhằm giới thiệu, quảng bá, kích cầu, thu...

Khi gen Z, gen Alpha thích nghệ thuật truyền thống

Theo ông, nghệ thuật truyền thống cũng vận động, biến đổi cho hợp xu thế thời đại. Thế hệ trẻ chuyển tải văn hóa, tiếp cận và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại và giới thiệu nghệ thuật truyền thống của dân tộc ra thế giới bằng cách làm sáng tạo của thế hệ các bạn. Đó là một nỗ...

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

Cùng chuyên mục

Phụ nữ có quỹ riêng, tôi thấy thú vị lắm

Trong cuộc sống gia đình, ngoài nghệ thuật ứng xử còn cần sự tôn trọng đối phương. Từ tình cảm hay vấn đề vật chất cũng phải được đặt lên hàng đầu. Đã là gia đình cũng đồng nghĩa người vợ và người chồng phải có sự thống nhất chi tiêu, cũng như thể hiện trách nhiệm của mỗi người. Lúc này...

Loại rau dại chẳng chăm mà mọc tốt um ở khắp các vùng quê, bổ ngang sâm được dân gian gọi là cây thuốc

 Mã đề - một loại rau mọc dại: Vừa là rau ăn hằng ngày, vừa là thảo dược trong Đông y. ThS.BS. Nguyễn Quang Dương, Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, từ thời cổ, mã đề là loại rau dại được nhân dân...

Gần 9.000 căn hộ tái định cư ở TPHCM bỏ trống

TPO - TPHCM có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu Nhà nước chưa bố trí cho người dân. Những căn hộ này thuộc 85 chung cư, cụm chung cư trên toàn địa bàn thành phố. Chiều 9/5, trong buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội, ông Đinh Thiên Tân, Trưởng phòng Quản lý vận hành, Sở Xây dựng TPHCM đã thông tin về các căn hộ tái định cư...

Ca sĩ Hương Tràm buộc hủy mini show ở Hà Nội vì mưa to

Tuy nhiên, tối 12-5, trời Hà Nội bất chợt đổ mưa to, có cả sấm chớp. Sự kiện được tổ chức ở không gian ngoài trời nên không thể diễn ra theo đúng kế hoạch.Theo thông báo, đêm nhạc diễn ra lúc 20h nhưng vì mưa to nên ban tổ chức dời sang 20h45. Nhưng thời tiết vẫn không tốt lên, cuối...

Chủ tịch huyện ở Đồng Nai xin nghỉ việc sau khi bị kỷ luật vụ xây không phép 680 căn nhà

TPO - Bà Vũ Thị Minh Châu, Phó Bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện Trảng Bom đã có đơn xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe. Bà Châu được xác định có sai phạm liên quan đến dự án xây dựng không phép 680 căn biệt thự và nhà liên kế, một số cán bộ cấp dưới đã bị khởi tố. Ngày 10/5, một lãnh đạo Huyện ủy Trảng Bom (Đồng Nai) xác...

Mới nhất

Chinh phục hố sụt khổng lồng Kong

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình đã được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí hết sức thuyết phục: là khu vực điển hình cho lịch sử hình thành vỏ trái đất với những đặc điểm riêng có về địa mạo, địa chất vào năm 2003. Nơi đây...

Ngọn cờ đầu trong chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam

  Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao) là đơn vị tham mưu, triển khai quyết liệt, thực chất, hiệu quả “Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành, phát huy vai trò danh hiệu, di sản vì phát triển bền vững. Lễ khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Phụ nữ có quỹ riêng, tôi thấy thú vị lắm

Trong cuộc sống gia đình, ngoài nghệ thuật ứng xử còn cần sự tôn trọng đối phương. Từ tình cảm hay vấn đề vật chất cũng phải được đặt lên hàng đầu. Đã là gia đình cũng đồng nghĩa người vợ và...

Loại rau dại chẳng chăm mà mọc tốt um ở khắp các vùng quê, bổ ngang sâm được dân gian gọi là cây thuốc

 Mã đề - một loại rau mọc dại: Vừa là rau ăn hằng ngày, vừa là thảo dược trong Đông y. ThS.BS. Nguyễn Quang Dương, Trưởng khoa...

Nữ tiến sĩ trong top ảnh hưởng thế giới, điều hành Quỹ khoa học ‘triệu đô’

(Dân trí) - TS Lê Thái Hà, Giám đốc Quỹ VinFuture và Quỹ vì tương lai xanh, chia sẻ về hành trình nghiên cứu khoa học và mối duyên với công việc điều hành giải thưởng khoa học "triệu đô". Quỹ VinFuture thành lập từ năm 2020 với kinh phí hoạt động ban đầu được cam kết là 2.000 tỷ...

Mới nhất