Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếKhông vệ sinh thường xuyên bàn làm việc, có hại như thế...

Không vệ sinh thường xuyên bàn làm việc, có hại như thế nào?


Nhiều nghiên cứu cho thấy mầm bệnh tập trung ở rất nhiều nơi trên bàn làm việc, từ bề mặt, ngăn kéo đến các vật dụng trên bàn như máy tính, bàn phím, điện thoại, bút và nhiều vật dụng khác. Các mầm bệnh này không chỉ là vi khuẩn mà còn có cả virus, nấm và một số vi sinh vật khác, theo trang tin The Conversation (Úc).

Không vệ sinh thường xuyên bàn làm việc gây hại thế nào ? - Ảnh 1.

Nếu không vệ sinh thường xuyên thì bàn làm việc sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn gây bệnh

Nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) phát hiện lượng vi khuẩn và các vi sinh vật khác trên bàn làm việc không được vệ sinh thường xuyên có thể nhiều gấp 400 lần so với bệ toilet ở các hộ gia đình. Điều này có nghĩa là nhiều nhân viên văn phòng sẽ đối diện nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện vi khuẩn trên bàn làm việc của nam giới nhiều hơn 3-4 lần so với phụ nữ. Trong đó, có 98% là vi khuẩn gram âm và 2% là trực khuẩn. Điều này có thể là do bàn làm việc của nam giới lớn hơn và thói quen vệ sinh, dọn dẹp của nam giới kém hơn phụ nữ.

Các nguồn lây nhiễm vi khuẩn chính trên bàn làm việc là từ các vật dụng. Những vật dụng như điện thoại, bút có thể lây nhiễm vi khuẩn khi chúng ta vào nhà vệ sinh, bệnh viện hay siêu thị.

Nghiên cứu cũng cho thấy hơn 2/3 nhân viên văn phòng có nguy cơ mắc bệnh do bàn làm việc bẩn. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau đầu, nghẹt mũi, dị ứng, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm họng và một số vấn đề sức khỏe khác.

Không vệ sinh bàn làm việc thường xuyên sẽ kích thích vi khuẩn phát triển, đặc biệt là vi khuẩn Helicobacter pylori, Staphylococcus aureus, E-coli và Pseudomonas aeruginosa.

Để kiểm soát mầm bệnh trên bàn làm việc, mọi người cần rửa tay thường xuyên và khử trùng bàn phím máy tính bằng cồn y tế. Ngoài ra, các vật dụng khác như điện thoại, bút, máy tính cầm tay và những vật dụng khác cũng cần được vệ sinh bằng cồn sát khuẩn.

Việc ăn uống trên bàn làm việc cần được hạn chế vì thói quen này có thể khiến vi khuẩn dễ tích tụ và lây lan. Các ly giấy hay tô, dĩa dùng một lần cũng cần được bỏ ngay sau khi sử dụng, đặc biệt là tránh để qua đêm, theo The Conversation.



Source link

Cùng chủ đề

TP.HCM khuyến cáo người dân chủ động phòng chống bệnh dại

Tại họp báo chiều 21-3, bà Lê Hồng Nga - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - đã thông tin về vấn đề liên quan các bệnh truyền nhiễm mùa nắng nóng.Theo bà Nga, tháng 3 và tháng 4 hằng năm là khoảng thời gian thường ghi nhận sự gia tăng của các bệnh truyền nhiễm như...

Nồm ẩm, gia tăng tình trạng người già, trẻ nhỏ phải nhập viện

Lượng bệnh nhân đến viện có xu hướng tăngMiền Bắc đang bước vào những ngày mưa phùn, nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều...

Làm gì để chủ động ứng phó và phòng ngừa sốt xuất huyết?

Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc kiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết trong những năm qua, nhưng hành trình tiến tới loại bỏ hoàn toàn dịch sốt xuất huyết vẫn còn nhiều thách thức. Tình trạng biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng như việc giữ vệ sinh cơ sở hạ tầng chưa được...

Nhiều người Hà Nội mắc bệnh thủy đậu

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội ghi nhận 27 ca thủy đậu tại thành phố tuần qua, trong đó có chùm 10 ca tại Trường Tiểu học Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm. Chùm ca này đưa quận Hoàn Kiếm là địa phương có nhiều bệnh nhân thủy đậu nhất tại Hà Nội hiện nay, tiếp theo là Mê Linh với 5 ca.Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 147 trường hợp...

Nhiều người chảy máu cam do nắng nóng

TP HCMTừ sau Tết, mỗi tháng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp nhận gần 100 trường hợp chảy máu cam, có người nhập viện điều trị nhiều ngày. Ngày 5/3, ThS.BS.CKI Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thông tin trên, thêm rằng thời tiết TP HCM nắng nóng, nền nhiệt trên 37 độ C kéo dài, khiến số người bệnh khám do chảy máu cam (chảy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

6 dấu hiệu cảnh báo bạn bị cao huyết áp, tuyệt đối không bỏ qua

Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, nhưng hầu hết các triệu chứng bệnh cao huyết áp đều không có biểu hiện rõ ràng, cường độ xuất hiện cũng khác nhau, tùy theo mức...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Món ăn giúp chắc xương khớp

Cá hồi, hạt lanh cung cấp axit béo omega-3, giảm viêm ở các khớp; rau bina, ớt chuông đỏ, cải xoăn giàu vitamin C, giúp xương khỏe mạnh. Tập thể dục, ăn uống cân bằng và duy trì tư thế tốt là những thói quen giữ cho khớp linh hoạt, hoạt động trơn tru. Duy trì các khớp khỏe mạnh giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các bệnh viêm khớp khởi phát.Một số chất dinh dưỡng dưới đây còn...

Cắt bỏ khối u máu gan hơn 5kg cứu nữ bệnh nhân

Trước đó, sáng 1/3, bà P.T.H.T. (51 tuổi, ngụ ở Bình Thạnh) đến khám tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong tình trạng suy nhược cơ thể, ăn uống kém, đau bụng...

Cùng chuyên mục

Cứu bệnh nhân Anh mang máu hiếm chỉ 0,1% người Việt có

TP HCMNgười đàn ông 64 tuổi, quốc tịch Anh, nhóm máu hiếm O Rh(-), bị chảy máu răng, máu mũi, bầm da, xuất huyết hai chân, vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Bác sĩ xác định bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch trên nền tăng huyết áp, chỉ số tiểu cầu rất thấp, nguy cơ xuất huyết não, cần được truyền khẩn chế phẩm tiểu cầu. Tuy nhiên, bệnh nhân nhóm máu O Rh(-) nên khó lựa...

Có thêm nhiều dịch vụ y tế mới, cư dân Ocean City an tâm “sống khỏe” trọn đời

Thêm "lá chắn" giúp bảo vệ sức khỏe cư dânVợ mang bầu đứa con đầu lòng, anh Trần Tuấn (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng thúc đẩy nhanh hơn kế hoạch tìm nơi an cư mới cho...

Sau 8 năm không mổ, khối u gan nặng hơn 5 kg

TP HCMNgười phụ nữ, 51 tuổi, suy nhược, ăn uống kém, đau bụng âm ỉ kéo dài, bác sĩ phát hiện khối u lớn ở bên trái gan, chiếm toàn bộ xoang bụng. Bệnh nhân được phát hiện khối u trong bụng từ 8 năm trước, bác sĩ khuyên phẫu thuật nhưng chị không đồng ý. Từ đó đến nay khối u ngày càng phát triển khiến bụng bệnh nhân phình to như đang mang thai, đau đớn nhiều...

Dấu hiệu ở cổ họng cảnh báo chứng sa sút trí tuệ không nên bỏ qua

Chứng sa sút trí tuệ không chỉ là tình trạng mất trí nhớ và lú lẫn nghiêm trọng - mà thực sự có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thể chất. ...

‘Phao cứu sinh’ giúp giảm nguy cơ đột quỵ não tái phát

Theo PGS.TS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, thời gian nằm viện trung bình trong giai đoạn cấp của bệnh nhân đột quỵ não là từ 4 ngày (thiếu máu cục bộ) và 7 ngày (chảy máu não).Những người sống sót sau đột quỵ thường được chuyển từ chăm sóc cấp tính đến một cơ sở phục hồi chức năng nội trú, cơ sở điều dưỡng lành nghề hoặc bệnh viện...

Mới nhất

Nhận diện: Bác bỏ các luận điệu xuyên tạc ổn định chính trị ở Việt Nam

Đất nước chúng ta vừa trải qua một tuần có những sự thay đổi to lớn trong bộ máy chính trị. Và việc xử lý cán bộ vi phạm, khuyết điểm vừa qua một lần nữa cho thấy quyết tâm làm trong sạch bộ máy lãnh đạo của Đảng. Nói đi đôi với làm, Đảng đang thực sự cho...

Tai nạn xe đầu kéo và ô tô tải trên cao tốc Cam Lộ – La Sơn, giao thông ùn tắc

Chiều 24/3, Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Trị biết, cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Cụ thể, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 15h10 cùng ngày, tại Km35+935 tuyến cao tốc Cam Lộ - La...

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Trung Quốc cấm chip Intel và AMD trong cơ quan nhà nước

Cùng với đó, các hệ điều hành nước ngoài bao gồm Windows của Microsoft cũng bị đưa vào danh sách xem xét thay thế bằng các lựa chọn có nguồn gốc nội địa.Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở...

Mới nhất