Trang chủPolitical ActivitiesKỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ...

Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Sáng 25/4, Bộ Ngoại giao trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.
Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam- Ảnh 1.

Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam – Ảnh: VGP/Hải Minh

Lễ kỷ niệm diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hùng của cả nước hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tham dự buổi lễ có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao qua các thời kỳ, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương, đại diện các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội; đại diện gia đình thành viên đoàn đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve.

Trong diễn văn tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh Hội nghị Geneve là hội nghị quốc tế đa phương lớn đầu tiên Việt Nam tham dự để đàm phán và ký kết điều ước quốc tế với sự tham gia trực tiếp của các cường quốc.

Trong lần tham dự đầu tiên này, ngoại giao cách mạng Việt Nam đã khẳng định tâm thế, trí tuệ, bản lĩnh và cốt cách của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm văn hiến, vị thế của một quốc gia có độc lập, chủ quyền và yêu chuộng hòa bình.

Hiệp định Geneve là thắng lợi mang ý nghĩa thời đại, bởi đây không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam và ba nước Đông Dương, mà còn là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức.

Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc thuộc địa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới vững tin vào chính nghĩa, đạo lý và công lý, đứng lên đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trình bày diễn văn tại buổi lễ – Ảnh: VGP/Hải Minh

Thắng lợi của Việt Nam tại Hội nghị Geneve bắt nguồn từ đường lối cách mạng đúng đắn và sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; từ khát vọng hòa bình cháy bỏng, chủ nghĩa yêu nước anh hùng cùng trí tuệ và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam.

Hiệp định là kết tinh thành quả đấu tranh gian khổ và hy sinh to lớn của quân và dân ta, từ chiến thắng Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 đến Chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950 và tiến công chiến lược Đông Xuân năm 1953-1954 với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trong thắng lợi chung của dân tộc, có đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ ngoại giao Việt Nam, trong đó có sự đóng góp trực tiếp của các thành viên đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như đội ngũ cán bộ phục vụ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định.

Hội nghị Geneve đã tôi luyện nên những nhà lãnh đạo đồng thời cũng là những nhà ngoại giao xuất sắc trong thời đại Hồ Chí Minh như các đồng chí Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu, Hà Văn Lâu và nhiều cán bộ ngoại giao ưu tú khác.

Nhìn lại 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Việt Nam biết ơn vô hạn công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bậc tiền bối cách mạng cũng như sự hy sinh vô cùng to lớn của quân và dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tri ân sâu sắc sự cống hiến to lớn của các thành viên đoàn đàm phán và đội ngũ cán bộ tham gia đấu tranh yêu cầu thực thi Hiệp định Geneve.

Việt Nam cũng sẽ mãi ghi nhớ tình đoàn kết trong sáng, sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng và nhân dân Lào, Campuchia, sự hỗ trợ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới dành cho Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Cùng với Hiệp định Sơ bộ năm 1946 và Hiệp định Paris năm 1973, Hiệp định Geneve năm 1954 là một mốc son trong lịch sử ngoại giao cách mạng Việt Nam, mang đậm dấu ấn tư tưởng, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học sâu sắc thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris 1973 sau này cũng như trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam- Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh, với Hiệp định Geneve, lần đầu tiên trong lịch sử, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam đã chính thức được khẳng định – Ảnh: VGP/Hải Minh

Lần đầu tiên các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được thừa nhận, tôn trọng

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnhvới Hiệp định Geneve, lần đầu tiên trong lịch sử, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã chính thức được khẳng định trong một điều ước quốc tế và được các nước, các bên tham dự Hội nghị thừa nhận và tôn trọng.

Hiệp định đã thể hiện sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, khẳng định mạnh mẽ thông điệp về một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, trọng công lý và lẽ phải; có ý chí quật cường bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; sẵn sàng hợp tác hữu nghị với mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Hiệp định cũng đã tạo nguồn cảm hứng và cổ vũ to lớn cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên khắp năm châu, vì độc lập, tự do, hòa bình, dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội; và mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.

Thắng lợi của Hội nghị Geneve trước hết và quan trọng nhất là nhờ đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng dưới sự lãnh đạo, dẫn dắt tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu – người Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.

Thắng lợi của Hội nghị còn là kết tinh của tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và bền bỉ của quân và dân ta trong 9 năm kháng chiến mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử; là kết quả của sự đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ quý báu của các nước bạn Lào, Campuchia, Trung Quốc, Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có nhân dân Pháp.

Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam- Ảnh 4.

Các đại biểu quốc tế tham dự buổi lễ – Ảnh: VGP/Hải Minh

Trong bối cảnh thế giới đầy biến động phức tạp với nhiều cơ hội, thách thức đa chiều như hiện nay, kỷ niệm 70 năm ký kết Hiệp định Geneve là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc; phấn khởi tự hào về các thế hệ đi trước; làm sâu sắc hơn nữa tầm vóc và ý nghĩa của thắng lợi đặc biệt quan trọng này, từ đó khơi dậy mạnh mẽ trong mỗi chúng ta lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và khát vọng, nỗ lực vươn lên; tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng, phong cách, nghệ thuật của Ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh độc đáo và đặc sắc, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” – “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” để giữ vững hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước.

Chia sẻ cảm nghĩ tại buổi lễ, Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh nhấn mạnh sự kiện ký kết Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn của nhân dân ba nước Đông Dương, giành được hòa bình, độc lập cho Tổ quốc.

Việc ký kết Hiệp định này là chiến thắng vĩ đại trong đó thực dân Pháp và các nước tham gia Hội nghị lần đầu tiên cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước Đông Dương.

Đồng thời, việc ký kết Hiệp định cũng đã thể hiện rõ lòng yêu nước cao cả, đường lối đấu tranh cách mạng độc lập tự chủ đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.

Đại sứ khẳng định: Bài học về đấu tranh tại Hội nghị Geneve và kinh nghiệm trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành ngọn đuốc mạnh mẽ dẫn dắt cách mạng, đấu tranh quân sự và chính trị trong nhiều chiến dịch với giặc ngoại xâm và cùng giải phóng hoàn toàn ba nước Đông dương trong năm 1975.

Trong suốt 70 năm qua, ngày ký Hiệp định chấm dứt chiến sự tại Hội nghị Geneve vẫn giữ nguyên giá trị trong công cuộc bảo vệ hòa bình, xây dựng và phát triển ba nước Đông Dương ngày nay.

Ba nước trên bán đảo Đông Dương (Lào, Việt Nam và Campuchia) đã cùng nhau đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược trong quá khứ, nay sẽ lại càng tiếp tục thắt chặt quan hệ hợp tác, ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc bảo vệ gìn giữ độc lập, tự do dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hướng tới hoàn thành mục tiêu của mỗi quốc gia đã đặt ra trong từng thời kỳ, đồng thời, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển, an ninh và hòa bình thế giới, Đại sứ Lào phát biểu.

Đại sứ bày tỏ tin tưởng quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác tốt đẹp của ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia ngày càng sâu rộng, thiết thực, mang lại sự thịnh vượng cho ba nước Đông Dương như mong muốn của nhân dân ba nước.

Hải Minh – Cổng TTĐT Chính phủ 

Nguồn

Cùng chủ đề

Đổi mới, hướng công tác dân vận về cơ sở, củng cố niềm tin nhân dân

Trong suốt quá trình lãnh đạo, với quan điểm sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân. Thấm nhuần tinh thần đó, trong suốt những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ...

Chiến thắng Điện Biên Phủ – giá trị lịch sử và bài học cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Chiến thắng Điện Biên Phủ là một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trải qua 9 năm trường kỳ kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ, Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7.5.1954 đã giáng đòn quyết định, đập tan ý chí xâm lược của các thế lực thực dân hiếu chiến, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh, lập...

70 năm Hiệp định Geneve – Cẩm nang về trường phái Ngoại giao Việt Nam

Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, việc đàm phán và ký kết Hiệp định Geneve cách nay 70 năm, vào ngày 21/7/1954 không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại to lớn và sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá “Hội nghị Geneva đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”. Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi...

Tổ chức triển lãm và chiếu phim về Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Điện Biên và TP. Hồ Chí Minh

Cụ thể, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, từ ngày 03/05 – 08/05 tại Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Điện Biên, sẽ diễn ra triển lãm "Dấu ấn Điện Biên trong Điện ảnh". Đây là sự kiện do Viện Phim Việt Nam phối hợp...

Trong cuộc chiến, có những người bình dị trở thành huyền thoại

Ông Nên và các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo đều nhìn nhận cuộc chiến của chúng ta rất vĩ đại và hôm nay chúng ta cố gắng bảo vệ Tổ quốc, giúp quốc gia cường thịnh để không có những cuộc chiến như vậy, bởi hy sinh, mất mát lớn lắm. Và bởi dân tộc ta luôn yêu chuộng hòa bình.Nỗ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng chủ trì phiên họp lần thứ 8 Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

(Chinhphu.vn) - Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Chính phủ, ngày 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là “đột phá của đột phá”

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao. Việt Nam có các điều kiện và nền tảng để thực hiện việc này, các chủ thể liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần chủ động, tích cực, linh hoạt xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu...

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 335/QĐ-TTg ngày 24/4/2024 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch.  Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Trưởng Ban chỉ đạo.  Phó Trưởng ban là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm: Ông Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn...

Điều chỉnh Dự án thu hồi đất, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tại Văn bản số 2705/VPCP-CN, Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân...

Thủ tướng chỉ rõ ‘3 tăng cường’, ‘5 đẩy mạnh’ trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số

(Chinhphu.vn) - “Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người', chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng nhấn mạnh và chỉ đạo “3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương phải...

Bài đọc nhiều

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Việt Nam đón hơn 1 triệu khách quốc tế tháng thứ tư liên tiếp

Bốn tháng liên tiếp Việt Nam đón hơn một triệu lượt khách quốc tế, đạt gần 10 triệu lượt khách trong 10 tháng đầu năm. Theo số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia và Tổng cục Thống kê hôm 29/10, tháng 10 Việt Nam đón hơn 1,1 triệu lượt khách và là tháng thứ tư liên tiếp đón hơn một triệu lượt khách quốc tế. Trong 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 10 triệu...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tạp chí Mỹ: Đà Nẵng là thủ phủ du lịch của miền Trung Việt Nam

Travel+Leisure giới thiệu loạt trải nghiệm thú vị nhất du khách cần làm khi tới Đà Nẵng và Hội An, trong đó dành nhiều lời khen cho Bà Nà. Sun World Ba Na Hills được Travel+Leisure gợi ý là lựa chọn tốt nhất cho gia đình trải nghiệm tại Đà Nẵng. Ảnh: SG Trong bài viết đăng tải trên tạp chí du lịch nổi tiếng Mỹ, tác giả Lakshmi Sharath đã gọi Đà Nẵng là thủ phủ du lịch của miền...

Công đoàn Cục Thông tin đối ngoại tổ chức hiến máu tình nguyện

Hiện nay, nhiều bệnh viện không đủ cơ số đơn vị máu, chế phẩm máu phục vụ cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Hiến máu tình nguyện là một hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tô đẹp thêm truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Hiến máu không mất nhiều thời gian và sức lực nhưng rất cần thiết cho xã hội và có lợi cho sức khoẻ, hiến máu giúp tăng...

Cùng chuyên mục

Thông báo việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm …

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, 01 năm trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ đối với việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Nội dung rà soát cuối kỳ được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương và...

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy

Toàn cảnh buổi làm việc. Báo cáo tại buổi làm việc, Trung tướng, PGS.TS Lê Quang Bốn, Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC nhấn mạnh: Đại học PCCC là trường đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu về PCCC, cứu nạn, cứu hộ (CNCH) với các cấp độ đào tạo trình độ đại học, sau đại học; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về PCCC, CNCH cho các...
07:08:08

Vẻ đẹp hoa đỗ quyên trên đình Fansipan

Được mệnh danh là “nữ hoàng của núi rừng Tây Bắc”, hoa đỗ quyên đại diện cho vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của vùng cao, luôn thu hút rất đông du khách đến thưởng ngoạn và check-in mỗi độ hè về. Mời quý vị và các bạn cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa này trên con đường dẫn đến đỉnh Fansipan - nóc nhà Đông Dương. Vnews

Top 10 thành phố được đặt vé máy bay cao dịp 30/4

Thành phố lớn nhất vùng Tây Nguyên lọt top 10 điểm đặt vé máy bay nhiều nhất trong dịp 30/4, các địa điểm khác là thành phố lớn, phố biển, theo khảo sát của Traveloka. Ngày 23/4, ứng dụng du lịch có trụ sở tại Indonesia, Traveloka công bố 10 điểm đến ghi nhận lượt đặt vé máy bay từ ngày 27/4 đến 1/5 cao nhất trong nước trên ứng dụng này. Kết quả được công bố qua theo dõi...

Thủ tướng chủ trì phiên họp lần thứ 8 Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

(Chinhphu.vn) - Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Chính phủ, ngày 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh...

Mới nhất

Thông báo việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm …

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, 01 năm trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ đối với việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Nội dung...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Kinh tế

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp. Cùng dự có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy...

Du khách đến Tam Đảo có khả năng tăng đột biến dịp 30/4 và 1/5

Thí điểm tuyến phố đi bộ, ẩm thực tại thị trấn Tam Đảo Trao đổi với PV Kinh tế và Đô thị, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo Vũ Thị Bích Ngọc cho biết, mùa hè là khoảng thời gian Khu du lịch Tam Đảo sẽ đón nhiều du khách tìm đến thăm thú thị trấn được mệnh...

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy

Toàn cảnh buổi làm việc. Báo cáo tại buổi làm việc, Trung tướng, PGS.TS Lê Quang Bốn, Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC nhấn mạnh: Đại học PCCC là trường đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu về PCCC, cứu nạn, cứu hộ (CNCH) với các cấp độ...

Mới nhất